Nghể Trắng (Nghể Râu - Polygonum barbatum)

0 sản phẩm

Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ(ordo)

Caryophyllales (Cẩm chướng)

Họ(familia)

Polygonaceae (Rau răm)

Chi(genus)

Polygonum

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Polygonum barbatum L.

Nghể Trắng (Nghể Râu - Polygonum barbatum)

Nghể Trắng thuộc dạng cây thảo, cây sống lâu năm. Hạt của cây có tác dụng tẩy, gây nôn, thường được sử dụng trong các trường hợp đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Nghể Trắng

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Polygonum barbatum L.

Tên gọi khác: Nghể Dại, Nghể Râu.

Họ thực vật: Rau răm (Polygonaceae).

1.1 Đặc điểm thực vật

Hoa của cây Nghể Trắng
Hoa của cây Nghể Trắng

Nghể Trắng thuộc dạng cây thảo, cây sống lâu năm.

Thân cây to nhưng rỗng ở bên trong, ở các đốt thường hơi phình ra hoặc bén rễ.

Lá cây mọc so le, phiến lá có dạng hình mũi mác, những lá ở gần ngọn có hình dải, cuống lá ngắn. Bẹ lá chia thành hình trụ, có phủ lông tơ.

Cụm hoa mọc thành bông dài ở ngọn thân, đôi khi mọc thành chùm, nhị 5-8, bầu 3 cạnh.

Quả 3 cạnh nhẵn.

Mùa hoa rơi vào tháng 9 đến tháng 10.

1.2 Thu hái và chế biến

Thân và lá cây Nghể Trắng
Thân và lá cây Nghể Trắng

Bộ phận dùng: Toàn cây, lá và rễ.

1.3 Đặc điểm phân bố

Cây phân bố chủ yếu ở các khu vực có khí hậu nóng ẩm thuộc vùng Nam Á hoặc Đông Nam Á.

Tại nước ta, cây được tìm thấy ở các vùng đồng bằng, trung du và các vùng núi thấp.

Là loài ưa sáng, ưa ẩm, Nghể Trắng thường mọc trên những vùng đất lầy, bờ ao, lẫn vào các cây ưa nước khác.

Cây sinh trưởng và phát triển mạnh khi bước vào mùa mưa ẩm, có khả năng ra hoa quả nhiều hàng năm.

Cây phát tán nhờ nước, sau đó bám vào lớp bùn nhão và nảy mầm. Cây có khả năng tái sinh khỏe sau khi đã bị cắt cành.

2 Công dụng của cây nghể trắng

Hình ảnh toàn cây Nghể Trắng
Hình ảnh toàn cây Nghể Trắng

2.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Cây có vị cay, tính ấm, có độc.

Tác dụng: Trừ mủ, sinh cơ, tẩy độc.

2.2 Công dụng

Cây chưa được sử dụng làm thuốc theo y học cổ truyền nước ta.

Tại Ấn Độ, rễ của cây có tác dụng làm mát và làm săn. Nước sắc từ rễ và chồng non của cây Nghể Trắng được sử dụng để rửa các vết loét, dịch loét giúp kích thích liền da. Hạt của cây có tác dụng tẩy, gây nôn, thường được sử dụng trong các trường hợp đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy.

Nhân dân Ấn Độ và nhân dân Malaysia sử dụng lá của cây Nghể Trắng đem nghiền nát, sau đó đắp lên những vùng bị nhiễm trùng gây ra bởi ruồi nhặng của gia súc.

Nhân dân Trung Quốc sử dụng Nghể Trắng để chữa mụn nhọt, các bệnh ngoài da, lở ngứa.

3 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Nghể Trắng, trang 381-382. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Nghể Trắng (Nghể Râu - Polygonum barbatum)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633