Nghể Răm (Nghể Nước, Rau Nghể, Thủy Liễu - Polygonum hydropiper)

1 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ(ordo)

Caryophyllales (Cẩm chướng)

Họ(familia)

Polygonaceae (Rau răm)

Chi(genus)

Polygonum

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Polygonum hydropiper L.

Danh pháp đồng nghĩa

Polygonum flaccidum Meissn.

Nghể Răm (Nghể Nước, Rau Nghể, Thủy Liễu - Polygonum hydropiper)

Nghể răm thuộc dạng cây thảo, chiều cao mỗi cây chỉ khoảng 20 đến 70cm, đây là loài cây sống hàng năm. Nhân dân dùng làm thuốc trị rắn cắn, thuốc trị ngứa, thuốc cầm máu. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Polygonum flaccidum Meissn.

Tên đồng nghĩa: Polygonum hydropiper L.

Tên gọi khác: Rau nghể, răm nước, mã liễu, thủy liễu.

Họ thực vật: Rau răm Polygonaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Răm nước hay Nghể răm thuộc dạng cây thảo, chiều cao mỗi cây chỉ khoảng 20 đến 70cm, đây là loài cây sống hàng năm.

Thân cây mọc đứng, phân nhánh nhiều, cây có nhiều gióng, gióng dài và nhẵn.

Lá cây mọc so le, phiến lá có dạng hình mũi mác hẹp, lá có cuống tuy nhiên cuống lá rất ngắn. Gốc lá tròn, đầu nhọn, chiều dài mỗi lá khoảng 4 đến 6cm, chiều rộng từ 1 đến 1,3cm. Mặt lá nhẵn, một số lá có lông ở gần gân chính và mép lá. Mặt trên lá có vết rám hình chữ V.

Bẹ chìa mỏng, có lông.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân và kẽ lá thành bông dài, mảnh, bông thường cong xuống.

Lá bắc có dạng hình phễu.

Hoa màu đỏ, nhị 6.

Quả có dạng hình bầu dục, vỏ ngoài bóng, có khi có 3 cạnh, bao hoa còn tồn tại.

Dưới đây là hình ảnh cây Nghể răm:

Hoa của cây Nghể răm
Hoa của cây Nghể răm

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Chế biến: Phơi hoặc sấy khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Polygonum L. gồm nhiều loài phân bố khắp thế giới, đây được coi là một chi tương đối lớn.

Tại nước ta, có khoảng 30 loài thuộc chi này trong đó có 20 loài được dùng làm thuốc.

Nghể răm là loài phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới thuộc Châu Á, một phần của Châu  u.

Tại châu Á, nghể răm thường được tìm thấy ở Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Lào,...

Tại nước ta, nghể răm được tìm thấy ở khắp các khu vực từ đồng bằng đến trung du và miền núi với độ cao dưới 500 mét.

Nghể răm có bản chất là một loài ưa sáng, đặc biệt rất ưa ẩm, enen thường mọc ở những khu vực gần bờ ruộng, ao, suối, kênh rạch,...

Cây sinh trưởng gần như quanh năm, đặc biệt là vào mùa mưa. Cây ra hoa quả nhiều, đẻ nhánh từ gốc và phân cành nhiều.

Nghể răm tại nước ta được coi là một loài cỏ dại, ảnh hưởng đến những cây trồng khác.

Hình ảnh lá và hoa của cây Nghể răm
Hình ảnh lá và hoa của cây Nghể răm

2 Thành phần hóa học

Toàn cây chứa nhiều thành phần khác nhau như Flavonoid, tinh dầu, tanin, acid hữu cơ, vitamin K, alcaloid, polygopiperin,...

3 Tác dụng - Công dụng của cây nghể răm

3.1 Tác dụng dược lý

Cao chiết của cây nghể răm với ether và acid được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn.

Nghể răm có tác dụng làm tan sỏi, điều hòa kinh nguyệt, lợi tiểu, kích thích, làm săn. Tuy nhiên, hoạt tính của rễ cây sẽ mất đi nếu đem sấy khô.

Nghể răm có tác dụng nhuận tràng, chống lại độc lực của nọc rắn mang bành ở một mức độ nhất định, kéo dài thời gian cầm cự, tăng tỷ lệ sống sót ở những động vật được tiêm nọc rắn.

Rễ cây dưới dạng cao chiết với dầu hỏa, cồn và nước khi cho động vật thí nghiệm (thỏ) uống ở liều 100mg/kg trong liên tục 3 ngày cho thấy tác dụng ức chế rụng trứng sau khi gây bởi acetat đồng.

Cao rễ của cây chiết với dầu hỏa khi cho chuột cống cái uống với liều 100mg/kg cân nặng trong 1 đến 5 ngày sau khi quan hệ cho thấy tác dụng ức chế thụ thai với tỷ lệ 100%. Tuy nhiên, rễ cây lại không có tác dụng đối với giai đoạn mang thai muộn.

Gia súc sau khi ăn nghể răm đã thấy tác dụng gây viêm Đường tiêu hóa và đái ra máu.

Toàn cây Nghể răm
Toàn cây Nghể răm

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Lá cây có vị cay, thơm, tính nóng.

Tác dụng: Sát khuẩn, tích trệ.

3.2.2 Công dụng

Thân và lá cây dùng làm thuốc trị giun, chữa rắn cắn, thông tiểu, nhuận tràng. Liều dùng hàng ngày được khuyến cáo là 8-12g toàn cây khô đem sắc nước uống hoặc 20-30g cây tươi giã nát, thêm nước và gạn uống.

Có thể dùng 40-60g cây tươi sắc nước uống trong trường hợp viêm ruột, lỵ trực khuẩn, phong thấp sưng đau.

Dùng cây tươi nấu nước tắm, bã chà xát vào chỗ bị ghẻ, lở ngứa.

Y học dân gian Ấn Độ sử dụng cao lỏng của cây để làm thuốc ngừa thai. Nước sắc có tác dụng đối với các trường hợp rối loạn ở tử cung, cầm máu. Lá cây khi nhai nát có tác dụng chữa đau răng. Rễ cây giúp lợi tiểu, trừ giun.

Nhân dân Nga dùng cao lỏng của cây để làm thuốc trị băng huyết trong sản khoa, thuốc cầm máu.

Rễ cây Nghể răm
Rễ cây Nghể răm

4 Một số cách trị bệnh từ cây Nghể răm

4.1 Chữa mẩn ngứa, chứng phong khí

Lá cây Nghể răm.

Lá cây Bồ hòn.

Lá thuốc bỏng.

Lá ké.

Các vị đem đi nấu nước để xông và tắm.

Quả của cây Nghể răm
Quả của cây Nghể răm

4.2 Chữa rắn cắn

25 ngọn lá nghể răm.

25 lá phèn đen.

1 điếu thuốc lào, viên thành hạt ngô.

15g rễ và gai leo.

Đem giã nhỏ, thêm nước đun sôi để nguội, lọc, thêm muối, chia làm 3 lần uống trong ngày, bã để đắp vào chỗ bị rắn cắn.

Điều trị trong 3-4 ngày.

4.3 Chữa vết thương

Lá cây nghể răm đem giã nát.

Thêm nước.

Rít vào chỗ bị thương.

5 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Nghể răm, trang 380-381. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Nghể Răm (Nghể Nước, Rau Nghể, Thủy Liễu - Polygonum hydropiper)

Vương Niệu Đơn
Vương Niệu Đơn
245.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633