Ngấy Tía (Rubus parvifolius L.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Họ(familia)

Rosaceae

Chi(genus)

Rubus

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Rubus parvifolius L.

Ngấy Tía (Rubus parvifolius L.)

Ngấy Tía thuộc dạng cây bụi, mọc ngang, có nhiều cành. Nhân dân ta thường sử dụng cây Ngấy Tía để chữa các trường hợp như dị ứng, bạch đới ở phụ nữ, ho, nôn ra máu. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Ngấy Tía

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Rubus parvifolius L.

Tên gọi khác: Ngấy Hoa Tía.

Họ thực vật: Hoa hồng Rosaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật của cây Ngấy Tía
Đặc điểm thực vật của cây Ngấy Tía

Ngấy Tía thuộc dạng cây bụi, mọc ngang, có nhiều cành. Cành cây Ngấy Tía có dạng hình trụ, trên bề mặt phủ một lớp lông mềm, nhiều gai.

Lá cây mọc so le, có kèm theo từ 3 đến 5 lá chét, phiến lá có dạng hình tròn hoặc hình quả trám, mép lá có răng cưa. Mặt trên của lá cây Ngấy Tía có màu lục, bề mặt thường nhẵn hoặc chỉ có ít lông, mặt dưới phủ một lớp lông màu trắng, lông dày.

Cuống lá có lông. Lá kèm có dạng hình dải hoặc hình chỉ.

Cụm hoa mọc thành chùy ở ngọn thân hoặc kẽ lá, đài 5, tràng 5.

Bầu nhiều noãn.

Quả là quả mọng, kép, có hình giống hình bán cầu, khi quả chín có màu đỏ.

Mùa hoa quả rơi vào tháng 12 đến tháng 2.

1.2 Thu hái và chế biến

Quả của cây Ngấy Tía
Quả của cây Ngấy Tía

Bộ phận dùng: Toàn cây.

1.3 Đặc điểm phân bố

Rubus L. gồm vài trăm loài, phân bố ở nhiều khu vực khác nhau của ở cả 2 bắc bán cầu. Ở nước ta và Malaysia có khoảng 50 loài.

Ngất Tía được tìm thấy chủ yếu ở vùng ôn đới ấm thuộc Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, một số vùng có khí hậu cận nhiệt đới ở phía nam của Trung Quốc, Ấn Độ. Tại nước ta, cây được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh thuộc miền núi như Cao Bằng, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La và một số khu vực của Thanh Hóa.

Ngấy Tía là loài cây ưa sáng, ẩm, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong khí hậu nắng nóng cũng như băng huyết. Cây ra hoa quả nhiều, chưa tìm thấy cây con mọc từ hạt, Ngấy Tía có khả năng phát triển tốt từ những chồi non sau khi cây mẹ bị chặt hoặc cắt cành.

2 Thành phần hóa học

Toàn cây Ngấy Tía
Toàn cây Ngấy Tía

Rễ cây chứa:

  • Niga-ichigosid F1.
  • Sanvissimosid R1.

3 Tác dụng - Công dụng của cây ngấy tía

3.1 Tác dụng dược lý

Các tài liệu nước ngoài ghi chép rằng, Ngấy Tía có tác dụng chống viêm, làm săn se, tan sỏi, lợi tiểu, ngăn ngừa tắc mạch do huyết khối.

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

Lá của cây Ngấy Tía
Lá của cây Ngấy Tía

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Cây có vị chua, ngọt, tính bình.

Tác dụng: Giải độc, chỉ thống, tán ứ, lợi thấp, tiêu thũng, lợi niệu, tiêu thũng.

3.2.2 Công dụng

Dân gian thường sử dụng Ngấy Tía trong các trường phong thấp tý thống, sốt cao viêm họng, tả lỵ, cảm mạo, viêm thận phù, sốt cao viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm thận phù, nôn ra máu, sỏi đường tiết niệu.

Liều dùng tính theo ngày là 6-25g đem sắc nước hoặc ngâm rượu uống. Có thể dùng ngoài bằng cách dùng toàn cây giã nát hoặc nghiền thành bột sau đó rắc tại chỗ có mụn nhọt hoặc đầu đinh.

4 Một số cách trị bệnh từ cây Ngấy Tía

4.1 Chữa sốt cao, viêm gan, viêm họng, viêm thận phù thũng

20g rễ Ngấy Tía.

20g Bông Ổi.

20g Mộc Thông.

20g Cỏ Răng Cưa.

20g Dành Dành.

20g Rau Trai.

Các vị đem sắc lấy nước uống.

4.2 Chữa ho ra máu, vết thương sưng đau, nôn ra máu

Hình ảnh cành cây
Hình ảnh cành cây

20g Ngấy Tía.

20g cây Cứt Lợn.

20g Thiên Thảo.

20g Thanh Thiên.

20g Mạch Môn.

Các vị đem sắc lấy nước uống.

4.3 Chữa đau nhức xương khớp, phong thấp

20g Ngấy Tía.

20g Cỏ Xước.

20g Dây Đau Xương.

20g Hoa Thông.

4.4 Chữa sâu răng

500g rễ Ngấy Tía tươi.

1000ml cồn Ethanol 75 độ.

Ngâm rễ cây vào cồn trong 15 ngày, sau đó lọc bỏ bã, lấy dịch, sử dụng tăm bông để chấm cồn bôi vào chỗ đau.

4.5 Chữa viêm da dị ứng

Cây Ngấy Tía dùng để chữa dị ứng
Cây Ngấy Tía dùng để chữa dị ứng

20g rễ Ngấy Tía.

Sắc cùng với nước Thành Thăng, thêm 20g phèn chua khuấy cho tan, dùng để rửa.

4.6 Chữa bạch đới ở phụ nữ

60-120g rễ Ngấy Tía.

1 cái dạ dày lợn.

Ninh đến khi nhừ rồi ăn.

5 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Ngấy Tía, trang 376-377. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Ngấy Tía (Rubus parvifolius L.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633