Ngâu (Mộc Ngưu - Aglaia odorata Lour.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Sapindales (Bồ hòn)

Họ(familia)

Meliaceae (Xoan)

Chi(genus)

Aglaia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Aglaia odorata Lour.

Ngâu (Mộc Ngưu - Aglaia odorata Lour.)

Ngâu thuộc dạng cây nhỡ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 4 đến 7 mét. Nhân dân thường trồng cây trước nhà để làm cảnh do hoa có mùi thơm và dùng để làm thuốc gây nôn khi bị ngộ độc. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Cây Ngâu có mấy loại?

Tên khoa học: Aglaia odorata Lour.

Tên gọi khác: Mộc ngưu.

Họ thực vật: Xoan Meliaceae.

Cây Ngâu có 2 loại, một loại gọi là Ngâu cái và một loại gọi là Ngâu đực:

  • Cây Ngâu cái: Lá hơi vàng, ra hoa nhiều, phiến lá tương đối mỏng.
  • Cây Ngâu đực: Lá xanh cứng, hiệu quả kinh tế kém.
Cây Ngâu bonsai dáng đẹp
Cây Ngâu bonsai dáng đẹp

1.1 Đặc điểm thực vật

Ngâu thuộc dạng cây nhỡ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 4 đến 7 mét.

Lá cây mọc kép dạng lông chim lẻ, lá mọc so le, phiến lá có chiều dài khoảng 4-9cm, chiều rộng từ 1,5 đến 3cm. Mỗi cụm có từ 5-7 lá chét, kích thước nhỏ, những lá ở tận cùng có kích thước nhỉnh hơn. Mặt trên của lá sẫm bóng, cuống lá có cánh nhỏ.

Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá, cuống mảnh, có thể bằng hoặc đôi khi dài hơn lá. Hoa có màu vàng, mùi thơm đặc trưng. Hoa thuộc dạng lưỡng tính hoặc hoa đực đã bị tiêu giảm.

Đài 5, tràng 5, nhị 5, bầu nhỏ, 2 ô.

Quả hạch, có dạng hình cầu. Khi quả chín có màu đỏ tươi, có 1 hạt, hạt được phủ một lớp áp.

Mùa hoa quả rơi vào tháng 5 đến tháng 7.

Dưới đây là hình ảnh cây Ngâu:

Quả của cây Ngâu
Quả của cây Ngâu

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Cành, lá và hoa.

1.3 Đặc điểm phân bố

Chi Aglaia Lour. trên thế giới chủ yếu là các loài thuộc dạng cây gỗ hoặc cây bụi, được tìm thấy chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới của châu Á.

Tại nước ta, loài này chỉ có khoảng hơn 30 loài, Ngâu là loài hoang dại, được trồng ở nhiều nơi nhằm mục đích để làm cảnh, bên cạnh đó còn dùng hoa của cây để ướp trà.

Ngâu cũng được tìm thấy ở Trung Quốc, Philippin và Thái Lan.

Ngâu có bản chất là loài ưa sáng, có khả năng chịu bóng nhẹ, mọc thành rừng thưa. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tuy nhiên khả năng đậu quả tương đối thấp. Chưa phát hiện được cây con mọc từ hạt. Nhân dân thường trồng bằng phương pháp chiết cành.

Tại một số đền, chùa đã phát hiện những cây Ngâu cổ thụ có tuổi đời lớn (trên 100 tuổi) vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt.

Hoa của cây Ngâu
Hoa của cây Ngâu

2 Thành phần hóa học

Lá chứa aglaiastatin A, aglaiastatin B, aglaiastatin C, tinh dầu.

Cành chứa rocaglamide (có khả năng diệt côn trùng).

Hoa chứa tinh dầu hendecan, linalol,...

3 Tác dụng - Công dụng của cây ngâu

3.1 Tác dụng dược lý

Tác dụng chống ung thư: aglaiastatin A và aglaiastatin B được chứng minh có khả năng ứng ức chế sự phát triển của tế bào u K-ras-NRK in vitro với nồng độ ức chế 50% lần lượt là 5,0 µg/ml và 5,1 µg/ml.

Tác dụng diệt côn trùng.

Độc tính: Cho chuột cống trắng 5 tuần tuổi uống với liều 300 mg/kg cân nặng không thấy chuột chết, từ đó có thể chứng tỏ được cây có độc tính thấp vì nồng độ ức chế sự phát triển của tế bào u chỉ là 5,1 µg/ml.

Cụm hoa và lá
Cụm hoa và lá

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Hoa Ngâu có vị cay, ngọt, tính bình.

Hoa Ngâu có tác dụng giải uất, hành khí.

Cành lá của cây có tính bình, hơi ôn, có tác dụng tán ứ, hoạt huyết, giảm đau, tiêu thũng, có thể gây nôn.

3.2.2 Công dụng

Hoa của cây Ngâu thường được sử dụng để ướp chè, chế hương liệu hoặc cất thành dầu thơm.

Hoa Ngâu có tác dụng chữa khí uất, ăn không tiêu, đau ngực, đầy bụng.

Cành lá có tác dụng gây nôn, dùng trong các trường hợp hen suyễn, sốt rét, mắc đờm, vàng da.

Rễ và quả của cây dùng tươi, giã nát, thêm nước để uống có tác dụng gây nôn.

Liều dùng được khuyến cáo là 10-16g đem sắc nước uống.

Có thể dùng cành lá giã nát, đắp hoặc nấu nước tắm có tác dụng trị ghẻ, mụn nhọt, ngã,...

Cụm hoa
Cụm hoa

4 Một số cách trị bệnh từ cây Ngâu

4.1 Chữa sốt, vàng da

Lá Ngâu, lá hoặc quả Dành dành, Mã Đề, mỗi vị dùng 10-16g đem sắc lấy nước uống.

4.2 Thuốc gây nôn trong các trường hợp ngộ độc thực phẩm, đờm

20g lá Ngâu giã nát, vắt lấy nước để uống hoặc dùng 30g đem sắc nước uống.

Sau khi gây nôn xong thì cho bệnh nhân ăn cháo đậu xanh, dùng thuốc tùy thuộc vào các triệu chứng còn lại.

5 Một số câu hỏi thường gặp

5.1 Trồng cây Ngâu trước nhà có tốt không?

Trong phong thủy, cây Ngâu đem lại tài lộc cho gia chủ do đó rất phù hợp để trồng làm cảnh trong nhà, bên cạnh đó, hoa của cây Ngâu rất thơm, giúp thư giãn, thoải mái tinh thần.

5.2 Giá cây Ngâu là bao nhiêu?

Giá thành hiện tại dao động khoảng vài trăm nghìn đồng đến dưới 1 triệu đồng cho 1 cây con.

6 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Ngâu, trang 372-373. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Ngâu (Mộc Ngưu - Aglaia odorata Lour.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633