Ngải Chân Vịt (Ngải Trắng - Artemisia lactiflora)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Cây Ngải Chân Vịt có tên khoa học là Artemisia lactiflora được trồng nhiều ở vùng miền núi của nước ta có tác dụng cầm máu, chữa đau bụng. Bào viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Ngải Chân Vịt - vị thuốc chữa đau bụng
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Artemisia lactiflora.
Tên gọi khác: Tan Quy, Ngải Trắng.
Họ thực vật: họ Cúc Asteraceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Ngải Chân Vịt thuộc dạng cây thảo, sống lâu năm, mỗi cây cao từ 0,8 đến 1,2 mét.
Dọc trên thân có các rãnh, cây phân cành nhiều, trên cây có nhiều lông thưa.
Lá Ngải Chân Vịt mọc so le, phiến lá dài 7 đến 18cm, rộng khoảng 5 đến 12cm.
Hoa có màu trắng hoặc màu hơi vàng, tập trung thành đầu ở ngọn thân.
Hoa có hình ống. Cụm hoa gồm hoa cái và hoa lưỡng tính trong đó hoa cái ở ngoài, hoa lưỡng tính ở trong.
Quả bế, dạng hình cầu.
Mùa hoa quả rơi vào tháng 1 đến tháng 4 hàng năm.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Thời điểm thu hái: Quanh năm tuy nhiên nên thu hái vào thời điểm cây chưa có hoa, sau đó, đem phơi trong bóng mát cho khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Cây thường được trồng trong các gia đình ở miền núi của nước ta, chạy dọc theo biên giới phía Bắc, các tỉnh thường trồng Ngải Chân Vịt là Lạnh Sơn, Bắc Cạn, Hà Giang, Thái Nguyên,...
Ngải Chân Vịt là loài cây ưa ẩm, có thể chịu được bóng, thường mọc thành cụm.
Nếu cây không được thu hái thường xuyên thì sẽ ra hoa quả hàng năm.
Cây có thể được trồng bằng cành hoặc các gốc được tách ra từ cụm.
2 Thành phần hóa học
Toàn cây chứa Flavonoid, tinh dầu, phenol, coumarin.
Thân và lá của cây chứa coumarin, herniarin,...
3 Tác dụng - Công dụng của cây ngải chân vịt
3.1 Tác dụng dược lý
Thành phần herniarin và umbelliferon trong cây có tác dụng lợi mật, an thần, kháng khuẩn, cầm máu và diệt giun sán.
Berniarin còn có tác dụng bảo vệ gan và điều trị viêm gan.
Lactoflorene trong tinh dầu của cây có tác dụng kháng khuẩn, bình suyễn.
3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Cây có vị cay, ngọt, tính bình.
Tác dụng: Khư phong, hoạt huyết, chỉ khái, tán ứ.
3.2.2 Công dụng
Nhân dân thường sử dụng Ngải Chân Vịt để chữa bế kinh, đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc trường hợp phụ nữ bị kinh nguyệt không đều, thường xuyên đại tiện hoặc tiểu tiện ra máu, ho, vết thương.
Nhân dân cũng sử dụng lá và cành bánh tẻ hầm với gà để ăn bồi bổ đặc biệt cho phụ nữ sau khi sinh.
Liều dùng như sau: Sử dụng 30-60g cây tươi, sắc lấy nước uống hoặc giã nát ép lấy nước uống.
Khi dùng ngoài, có thể giã nhỏ hoặc lấy nước ép bôi.
Sử dụng 60g Ngải Chân Vịt tươi, 6g Bạc Hà, 120g Đậu Phụ, 60g Đường Trắng hầm nhừ, ăn với mục đích chữa ho.
4 Một số cách trị bệnh từ cây Ngải Trắng
4.1 Chữa đại tiểu tiện ra máu
- 60g Ngải Chân Vịt.
- 60g Hạ Liên Thảo.
- 60g Cẩu Can Thái.
- 30g Xa Tiền Thảo.
Giã nhỏ, sau đó thêm 90ml nước gạo, sau đó gạn lấy nước uống, thêm đường. Ngày uống 1 lần, uống khoảng 2-3 ngày.
4.2 Chữa vết thương tụ máu
- 250g Ngải Chân Vịt.
- 120g Thủy Trạch Lan.
Giã nát.
Thêm rượu vào sao nóng.
Sau đó, gạn lấy 60ml nước để uống, bã dùng để đắp ngoài.
5 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam, tập 2. Ngải Chân Vịt, trang 361-362. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2024.