Nấm Vân Chi (Trametes versicolor)
16 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Hương Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Nấm Vân chi được biết đến với công dụng bổ máu, lưu thông tuần hoàn máu,... Vậy những đặc tính sinh học, tác dụng dược lý cũng như ứng dụng trong y học của loại dược liệu này là gì ? Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Nấm Vân Chi.
1 Giới thiệu về Nấm Vân Chi
Nấm Vân Chi còn có tên gọi khác là Nấm lỗ da vân với tên khoa học - Trametes versicolor (L.) Lloyd [Coriolus versicolor (L. ex Fr.) Quel.], thuộc họ Nấm vân chi - Coriolaceae. Đây là loại nấm được sử dụng trong các bài thuốc bổ huyết và lưu thông máu.
1.1 Đặc điểm thực vật
Nấm Vân Chi với thể quả nấm là chất da, không có cuống, đẽ nhận diện bởi những vòng đồng tâm với màu sắc khác nhau từ trắng đến vàng nhạt, nâu gỉ, có sắc thái từ xanh đến đen. Thân nấm được phủ lông tạo thành từng vòng xen kẽ với vùng vỏ mũi còn nhẵn, có kích thước mũ 1-5(7) x 2-6(10) x 0.05-0.2(0.5)cm. Ống nấm mỏng, màu trắng, chất bì dai, dày 0.5-2(3)mm. Miệng ống nấm nguyên, hình tròn hay nhiều góc, có khi rách dạng răng. Mặt lỗ màu trắng, có sắc vàng, khi khô có màu nâu nhạt, 3-5 ống trong 1mm. Bào tử không có màu, nhẵn, hình trụ thót một đầu và cong, kích thước 2(2.5) x 4-6(7)μ.
1.2 Đặc điểm phân bố và sinh thái
Nấm Vân chi mọc ở trên các loại gỗ mục thành những đám lớn.
Đây là loài nấm xuất hiện ở khắp thế giới
Ở Việt Nam, Nấm được bắt gặp ở hầu hết các tỉnh thành từ Lai Châu đến Lâm Đồng.
1.3 Chế biến và Thu hoạch
Nấm Vân Chi sử dụng thể quả với tên khoa học là Trametes để làm dược liệu trong y học.
1.4 Trồng Nấm Vân Chi
2 Thành phần hóa học trong Nấm Vân Chi
Giống như tất cả các loại nấm khác, quả thể của C. versicolor được thu hoạch để lấy giá trị dinh dưỡng và dược liệu. Thân nấm khung hoặc giá thể trong tự nhiên hoặc sinh khối sợi nấm thu được từ quá trình lên men ngập nước đều có thể được sử dụng cho mục đích này.
Quả thể của C. versicolor bao gồm carbohydrate, protein, axit amin và khoáng chất. Các thành phần hoạt tính sinh học chính của C. versicolorlà các polysaccharopeptide (PSP), được phân lập từ hệ sợi nấm cũng như dịch lên men.
3 Nấm Vân Chi có tác dụng gì
3.1 Chống oxy hóa
Nấm vân chi chứa một lượng hoạt chất là phenol và Flavonoid với tác dụng là chất chống oxy hóa đáng kể. Các chất oxy hóa này thúc đẩy hệ thống sức khỏe miễn dịch bằng cách giảm viêm và kích thích giải phóng các hợp chất bảo vệ.
3.2 Tăng cường sức đề kháng
Nấm vân chi chứa polysaccharopeptide, là một loại polisaccarit liên kết với protein. Chúng thúc đẩy phản ứng miễn dịch bằng cách kích hoạt và ức chế các loại tế bào miễn dịch cụ thể và bằng cách ức chế viêm. Do khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch một cách tự nhiên, các hoạt chất này thường được sử dụng làm chất chống ung thư kết hợp với phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp các phương pháp điều trị này ở các quốc gia như Nhật Bản hoặc Trung Quốc.
3.3 Cải thiện chức năng miễn dịch ở những người mắc một số bệnh ung thư
Dựa theo các kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng Nấm vân chi có thể có đặc tính chống khối u, được cho là có liên quan đến tác dụng tăng cường miễn dịch của loài thực vật này.
Hơn nữa, một loại polisaccarit được tìm thấy trong Nấm vân chi có tên là Coriolus versicolor glucan có thể ức chế một số khối u
3.4 Tăng cường sức khỏe đường ruột
Nấm vân chi có chưa prebiotic, giúp nuôi dưỡng những vi khuẩn hữu ích này. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng điều trị bằng nấm vân chi có tác động tích cực tương tự đối với hệ vi sinh vật đường ruột khi điều trị bằng chất bổ sung prebiotic
3.5 Một số tác dụng khác
- Chống lại virut HPV
- Kháng khuẩn
- Cải thiện hiệu suất thể thao
- Cải thiện tình trạng kháng insullin
4 Công dụng của Nấm Vân Chi theo Y học cổ truyền
4.1 Tính vị
Lương huyết chỉ huyết, khư ứ tiêu thũng
4.2 Công dụng
Ở Trung quốc, người ta sử dụng để trị thổ huyết, niệu huyết, tiện huyết, băng lậu hạ huyết, ngoại thương xuất huyết.
Ở Vân Nam, Nấm Vân Chi dùng để trị bệnh bạch huyết, viêm nhanh khí quản mạn tính, viêm gan mạn tính. Nấm này còn sử dụng để phòng ung thư và kháng ung thư.
5 Cách sử dụng Nấm Vân Chi
5.1 Sắc nấm vân chi với nước
Dùng khoảng 20-30g nấm cùng với 2l nước sạch rồi đun sôi trong vòng 30-40p. Sau đó lọc, gạn bỏ đi phần bã và lấy phần nước uống.
5.2 Sử dụng dạng bột nấm
Hiện nay để dễ dàng và tiện lợi cho người dùng, nấm vân chi có thể được sử dụng dưới dạng bột hoặc viên. Bên cạnh đó trước khi sử dụng, bạn nên đọc kỹ HDSD cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
6 Tài liệu tham khảo
- Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2 (xuất bản năm 2021). Nấm Vân Chi, trang 250, từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2023.
- Tác giả Solomon Habtemariam, ngày đăng báo tháng 5 năm 2020. Trametes versicolor (Synn. Coriolus versicolor) Polysaccharides in Cancer Therapy: Targets and Efficacy, pubmed. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2023.
- Tác giả Amy Richter và cộng sự, ngày đăng báo năm 2023. 5 Immune-Boosting Benefits of Turkey Tail Mushroom, healthline.com. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2023.