Nấm Đầu Khỉ (Nấm Hầu Thủ - Hericium erinaceus)
7 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Huyền Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Nấm đầu khỉ là loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích có lợi khác cho sức khỏe. Trong bài viết sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Nấm đầu khỉ
1 Giới thiệu về Nấm đầu khỉ
Nấm Đầu Khỉ hay Nấm hầu thủ, tại một số nơi có tên là Nấm bờm sư tử hoặc Nấm nhím.
Nấm có tên khoa học là: Hericium erinaceus.
Tên tiếng Anh: Monkey's Head; Lion's Mane, Houtou. Tên tiếng Nhật: Yamabushi - take. Tên tiếng Trung Hoa: Shishigashida.
- Giới (Kingdom): Fungi
- Division: Basidiomycota
- Subdivision: Agaricomycotina
- Lớp (Class): Agaricomycetes
- Bộ (Order): Russulales
- Họ (Family): Hericiaceae
- Chi (Genus): Hericium
- Loài (Species): H. erinaceus
- Tên loài đầy đủ: Hericium erinaceus
2 Phân bố
Nấm hầu thủ mọc hoang ở Bắc Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Nấm mọc trên những cây sồi, cây dẻ ở những vùng có khí hậu lạnh.
Ở Việt Nam đã trồng thử nghiệm ở Đà Lạt có kết quả, tuy nhiên cần kiểm tra hoạt chất sinh học có cao như ở các nước ôn đới hay không.
3 Mô tả hình thái
Nhiệt độ thích hợp để nấm hầu thủ ra khỏa thể từ 16 - 20 độ C, nhưng cũng có thể ra khỏa thể ở thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện nhiệt độ 25 - 33 độ C.
Khỏa thể hầu thủ hình cầu hoặc ellip, mọc riêng rẽ hoặc thành chùm có nhiều tua nấm dày đặc rủ xuống giống như đầu con khỉ vì thể nấm có tên là Nấm đầu khỉ.
Khi non các tua có màu trắng ngà, khi già chuyển sang màu vàng lợt rồi sậm. Các tua nấm chính là bào tầng. Trên bề mặt tua có các đám màu trắng mang bào tử đảm hình cầu, giữa bào tử có một giọt nội chất tròn.
4 Thành phần hóa học
Nấm hầu thủ khô, tại những nơi sản xuất khác nhau có giá trị dinh dưỡng như sau:
Thành phần | Nagano, Nhật Bản | Trung Quốc | Bắc Mỹ |
ME. kcal/kg nấm tươi | 2270 | 2350 | 2330 |
Protein thô, % | 27,67 | 29,30 | 31,7 |
Béo thô, % | 4,56 | 4,68 | 4,00 |
Khoáng tổng số, % | 9,01 | 8,87 | 9,80 |
Carbohydrate, % | + | 7.13 | 17,60 |
Xơ, % | 40,15 | + | 30,00 |
Ca, mg/100g | 2,90 | 2,00 | 1,30 |
P, g/100g | 1,01 | 0,85 | 1,22 |
Mg, mg/100g | 117 | + | 123 |
K, mg/100g | 4370 | 3230 | 2.47 |
Na, mg/100g | 2,10 | + | 1,20 |
Fe, mg/100g | 17,50 | 18,00 | 20,30 |
Thiamin, mg/100g | + | + | 5,33 |
Riboflavin, mg/100g | + | + | 3,91 |
Calciferol, IU/100g | + | + | 240 |
Niacin, mg/100g | 16,17 | + | 18,30 |
Ergosterol, mg/100g | + | + | 381 |
Các dẫn xuất adenosine, guanosine, monophosphat, adenosine,... cũng được tìm thấy trong Nấm hầu thủ
Nấm hầu thủ rất giàu một số thành phần sinh lý quan trọng, đặc biệt là polysacarit β-glucan, chịu trách nhiệm chống ung thư, điều hòa miễn dịch, hạ lipid máu, chống oxy hóa và các hoạt động bảo vệ thần kinh của loại nấm này.
5 Nấm đầu khỉ chữa bệnh gì?
5.1 Tác dụng dược lý
Nấm hầu thủ có chứa các hoạt chất sinh học được nghiên cứu với các chức năng sau đây:
- Hericenone A, B, C, E, F, G, H: là các xylan, heteroxylan, heteroglucan, proteoglucan, Adenosin monophosphat, guanosine monophosphat. Các tác giả Xu HM, Xie ZH, Zhangwy (1994) chiết ra một loại polysaccharide có tác dụng kích thích hệ miễn dịch.
- Theo Ying, (1987) dùng viên hoàn nấm hầu thủ điều trị có kết quả ung thư thực quản và dạ dày. Polysacchride hòa tan của hầu thủ làm tăng hệ miễn dịch, chống ung thư phổi giai đoạn di căn.
- Theo Wang JC et al, (2002) sử dụng dịch chiết hầu thủ chống lại đột biến gen năm dòng đột biến của salmonella typhimurium TA98. Dịch chiết cồn tốt hơn nước, dịch chiết từ khỏa thể tốt hơn hệ sợi. Chiết ở nhiệt độ thấp tốt hơn ở nhiệt độ cao.
- Dịch chiết làm gia tăng số lượng tế bào CD4 đại thực bào, góp phần tiêu diệt tế bào ung thư (Wang JC et al, 2001).
- Erinacine được chiết từ hầu thủ có tác dụng kích thích tổng hợp các nhân tố sinh trưởng thần kinh nên nó được dùng để điều trị bệnh Alzheimers, phục hồi chấn thương thần kinh do đột quị, cải thiện kích thích cơ vận động.
- Hai hợp chất diterpen mới được chiết từ hệ sợi hầu thủ gọi là erinacine H và l; loại H có tác dụng kích thích sinh trưởng thần kinh gọi là NGF. NGF có tác dụng phục hồi sự thoái hóa thần kinh, cải thiện chứng mất trí nhớ do lão suy.
- Kenmoku et. Al. 2002 đã chiết được erinacine Q có tác dụng tương tự như là NCF.
- Các dẫn xuất adenosine, guanosine, monophosphat, Adenosine có tác dụng tốt với người cao tuổi có bệnh tim mạch.
- Nấm hầu thủ đã được sử dụng để điều trị suy giảm nhận thức, bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer. Các hợp chất có hoạt tính sinh học được chiết xuất từ sợi nấm và thể quả của H. erinaceus đã được tìm thấy để thúc đẩy sự biểu hiện của các yếu tố thần kinh có liên quan đến sự tăng sinh tế bào như các yếu tố tăng trưởng thần kinh. Mặc dù tác dụng chống trầm cảm của H. erinaceus chưa được xác nhận và so sánh với các thuốc chống trầm cảm thông thường, dựa trên sinh lý bệnh thần kinh và thần kinh của bệnh trầm cảm, H. erinaceus có thể là một loại thuốc thay thế tiềm năng để điều trị trầm cảm.
5.2 Công dụng
- Nấm đầu khỉ có giá trị thực phẩm cao bởi thành phần dinh dưỡng đa dạng trong nấm
- Y học cổ truyền Trung Quốc cho là nước trà nóng hầu thủ có tác dụng tăng cường tiêu hóa, cường tráng, bổ thần kinh. Trung Quốc đã dùng cho vận động viên Thế vận hội châu Á từ năm 1990.
- Ngoài ra, các nghiên cứu đã chứng minh Nấm đầu khỉ có công dụng chống ung thư, điều hòa miễn dịch, hạ lipid máu, chống oxy hóa và bảo vệ thần kinh, chống vi khuẩn, chống tăng huyết áp, chống bệnh tiểu đường, chữa lành vết thương.
6 Nấm Đầu khỉ nấu món gì? Cách chế biến nấm Đầu Khỉ tươi
Nấm đầu khỉ tươi có thể nấu các món như: nấm đầu khỉ xào chua ngọt, chiên giòn, hầm cùng rau củ quả,...
Cách chế biến nấm Đầu Khỉ tươi: Rửa sạch bằng cách cho vào thau nước, đảo nhẹ tay tránh làm nát nấm, để khô, cắt miếng dày hay mỏng tùy từng món ăn.
7 Tài liệu tham khảo
- Thực phẩm chức năng - Sức khỏe bền vững (Xuất bản năm 2010). Nấm hầu thủ trang 317 - 319, Thực phẩm chức năng - Sức khỏe bền vững. Truy cập ngày 23 tháng 06 năm 2023.
- Tác giả: Md Asaduzzaman Khan và cộng sự (Ngày đăng: Ngày 24 tháng 05 năm 2013). Hericium erinaceus: an edible mushroom with medicinal values, Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 06 năm 2023
- Tác giả: Pit Shan Chong và cộng sự (Ngày đăng: Ngày 25 tháng 12 năm 2019). Therapeutic Potential of Hericium erinaceus for Depressive Disorder, Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 06 năm 2023