Muồng Hôi (Cassia hirsuta L.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Fabales (Đậu)

Họ(familia)

Fabaceae (Đậu)

Phân họ(subfamilia)

Caesalpiniaceae (Vang)

Chi(genus)

Cassia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Cassia hirsuta L.

Muồng Hôi (Cassia hirsuta L.)

Muồng hôi thuộc dạng cây nhỏ, chiều cao khoảng từ 0,6 đến 2 mét. Thân và cành cây có dạng hình trụ, phần gốc hơi hóa gỗ, phân cành nhiều, cành phủ một lớp lông dày. Lá cây mọc so le. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Cassia hirsuta L.

Tên gọi khác: Muồng lông, Vệ hôi.

Họ thực vật: Fabaceae (Đậu).

Cây Muồng hôi
Cây Muồng hôi
Hình ảnh cây Muồng hôi
Hình ảnh cây Muồng hôi

1.1 Đặc điểm thực vật

Muồng hôi thuộc dạng cây nhỏ, chiều cao khoảng từ 0,6 đến 2 mét. Thân và cành cây có dạng hình trụ, phần gốc hơi hóa gỗ, phân cành nhiều, cành phủ một lớp lông dày.

Lá cây mọc so le, gồm 5 đôi lá chét, các lá chét mọc đối nhau, phiến lá chét có dạng hình mác, chiều dài mỗi lá khoảng từ 2,5 đến 9cm, chiều rộng khoảng 1,2 đến 3cm, gốc lá tròn có tuyến nhỏ, đầu lá nhọn, hai mặt đều có lông dài, có lá kèm. Cuống chung có chiều dài khoảng 12cm.

Cụm hoa mọc thành ngù giả có lá ở ngọn thân và đầu cành, mỗi cụm hoa có 2-3 cái hoa màu vàng, đài 5 răng, kích thước đài không bằng nhau, tràng 5 cánh mỏng, nhị 10, bầu lệch, có lông.

Quả của cây Muồng hôi có dạng hình lưỡi hái, phủ lông xù xì, quả hơi dẹt, mỗi quả gồm nhiều hạt.

Mùa hoa quả từ tháng 3 đến tháng 5.

Dưới đây là hình ảnh cây Muồng hôi:

Cây Muồng hôi có tác dụng gì?
Cây Muồng hôi có tác dụng gì?
Cây Muồng hôi
Cây Muồng hôi

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá và hạt.

Hoa của cây Muồng hôi
Hoa của cây Muồng hôi

1.3 Đặc điểm phân bố

Muồng hôi có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của châu Mỹ, hiện nay được phân bố rộng rãi ở các khu vực nhiệt đới khác đặc biệt là ở khu vực châu Á gồm Thái Lan, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Nam Trung Quốc và Việt Nam. Tại nước ta, Muồng hôi được phân bố ở nhiều tỉnh thành khác nhau, từ vùng núi thấp có độ cao dưới 800 mét đến vùng trung du, đồng bằng, ven biển và các đảo lớn như đảo Cát Bà, đảo Phú Quốc.

Muồng hôi là loài sống 1 năm hoặc nhiều năm. Cây có bản chất là loài ưa sáng, có khả năng chịu hạn nhưng kém, thường mọc ở ven đường đi, bãi hoang, chân đồi hoặc khu vực nương rẫy.

Vào tháng 4 đến tháng 5, xuất hiện nhiều cây con mọc từ hạt, cây sinh trưởng và phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm, cây ra hoa quả nhiều và tàn lụi vào cuối mùa thu. Quả khi chín già sẽ tự mở, phát tán hạt ra xung quanh do đó thường phát hiện những đám cây con mọc tập trung với nhau. Tại Ấn Độ và một số khu vực khác, nhân dân thường trồng Muồng hôi với mục đích phủ đất, cành và lá cây là nguồn phân xanh rất tốt cho các loại cây trồng khác nhau.

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

2 Thành phần hóa học

Hạt muồng hôi sau khi loại dầu béo có chứa Bianthraquinon có tên gọi là 4,4’ - bis (1,3,8-trihydroxy - 6 - methoxy - 2 - Me anthraquinon).

Dầu hạt của cây Muồng hôi có chứa acid malvalic và acid sterculic.

Hoa chứa ombium, quercetin, kaempferol.

Một flavonol glycoside mới có tên gọi là kaempferol 3-O-alpha-L-rhamnopyranosyl (1, 2)-alpha-L-rhamnopyranoside đã được phân lập từ hoa của Muồng hôi cùng với hai flavonol glycoside khác là kaempferol 3-O-rutinoside và Rutin. Cấu trúc của hợp chất 1 đã được thiết lập trên cơ sở dữ liệu quang phổ và bằng thủy phân axit.

Hoa của cây Muồng hôi
Hoa của cây Muồng hôi

3 Tác dụng của cây Muồng hôi

Muồng hôi giống như Cốt khí muồng hiện nay mới chỉ được sử dụng trong nhân dân. Hạt của cây đem ngâm rượu uống giúp mạnh gân cốt, chữa tê thấp. Ngoài ra, Muồng hôi còn được dùng để chữa lỵ, bí đại tiện, bí tiểu tiện.

Liều dùng hàng ngày là 4-12g đem sắc nước uống.

Lá tươi của cây đem giã nát để lấy nước bôi, dùng khi bị bệnh ngoài da, herpes với độ hiệu quả cao, không kém gì dược liệu Muồng Trâu.

Cây Muồng hôi có tác dụng gì?
Cây Muồng hôi có tác dụng gì?

4 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Muồng hôi, trang 316-317. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2024.

Tác giả KV Rao và cộng sự (Ngày đăng năm 1999). Flavonol glycosides from cassia hirsuta, PubMed. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Muồng Hôi (Cassia hirsuta L.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633