Mộc Qua (Chaenomeles lagenaria)

21 sản phẩm

Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Mộc Qua (Chaenomeles lagenaria)

Với công dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, Mộc qua được rất nhiều người sử dụng mỗi ngày. Vì vậy, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com)  xin gửi đến quý bạn đọc thông tin về đặc điểm, công dụng và các bài thuốc của Mộc qua.

1 Giới thiệu về cây Mộc qua

Mộc qua còn có tên gọi khác là Tây mộc qua. Tên khoa học của Mộc qua là Chaenomeles lagenaria (Lois.) Koidz, thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). 

Hình ảnh cây Mộc qua
Hình ảnh cây Mộc qua

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây bụi nhỏ, cao 2-3m, thân cành nhẵn, có gai, dài và nhiều bì khổng. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình mác, dài 3-9cm, rộng 2-5cm, gốc hình nêm, đầu nhọn, mép khía răng nhỏ, mặt trên màu lục, mặt dưới thường tím nhạt, khi non có lông, cuống lá dài 0,5-1,5cm, lá kèm có răng cưa nhỏ. 

Cụm hoa mọc ở kẽ lá, gồm 3-5 hoa màu đỏ, nở trước khi cây ra lá, có cuống mập, dài khoảng 3mm, đài có ống ngắn hình chuông, 5 răng nhọn; tràng 5 cánh gần tròn, nhị 45-50, bầu 5 lá noãn. Quả thịt, hình trứng, dài 6-8cm, rộng 3-4cm, nhẵn, khi chín vàng hoặc vàng xanh, rất thơm. Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả tháng 6-10.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Quả chín.

Thu hái vào tháng 10-11, đem về bổ làm đôi hoặc 4 mảnh, phơi tới khi chuyển hồng tím rồi phơi thật khô. 

Mô tả dược liệu: Là những mảnh quả dài 2,5-6cm, rộng 1,5-3,5cm, dày 2-8mm. Mặt ngoài nâu đỏ đến tím đỏ, còn lộ những ô chứa hạt. Hạt hình 3 cạnh, màu nâu đỏ, trong chứa nhân, vị chua, mùi hơi thơm.

1.3 Đặc điểm phân bố

Cây Mộc qua hiện chỉ có ở Trung Quốc, chưa được nhập trồng ở nước ta.

2 Thành phần hóa học

Một số hợp chất đã được phân lập từ Mộc qua (chủ yếu là quả của nó), bao gồm acid triterpenoid, phenolic và phenylpropionic, flavonoid, saccharide, tinh dầu và alkaloid. acid oleanolic và ursolic, thuộc họ acid triterpenoid, là chất chỉ thị hóa học đặc trưng của Mộc qua và có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng của cây trồng. Ngoài ra, Mộc qua rất giàu thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể con người.

2.1 Acid hữu cơ

Có 3 nhóm acid hữu cơ chính trong Mộc qua, bao gồm acid triterpenoid, acid phenolic và acid phenylpropionic, cụ thể như sau:

  • Acid triterpenoid: Acid oleanolic, acid ursolic, acid betulinic, 3-O-axetyl acid ursolic, 3-O-axetyl acid pomolic, speciosaperoxit, acid maslinic, acid tormentic.
  • Acid phenolic: Acid protocatechuic, acid galic, 2′-Methoxyaucuparin, acid p-Hydroxybenzoic, acid 3,4-dihydroxybenzoic, acid 4-Hydroxy-3-methoxy-benzoic.
  • Acid phenylpropionic: Acid cinnamic, acid clorogen, acid cafeic, acid phenyllactic.

Ngoài ra còn có một số acid hữu cơ khác như: Acid 5-(3-metylphenyl)pentanoic, acid butenedioic, acid butanedioic, Acid benzoic, acid 2-hydroxylbutanedioic, acid citralic, acid benzenacetic, acid nonanoic, acid 4-methoxylbenzoic, (Z)-3-phenyl-2-acid propenoic, acid nonanedioic, acid 3-(4-methoxylphenyl)2-propenoic, acid octadecanoic, acid hexadecanoic, acid metyl-16-heptadecanoic, acid octadecatrienoic, acid etandioic, acid propandioic, acid furancacboxylic, acid 4-oxo-pentanoic, acid 3-hydroxy-heptanoic, acid 3-hydroxy-hexanoic, acid 2-ketoglutaric, acid cis-aconitic, citrat, acid 4-oxo-pimelic, (E)-2-acid butenedioic, acid methoxy-butanedioic, acid 3-hydroxy-4-metyl-pentanoic, acid N-axetyl-L-aspartic, acid 15-octadecenoic, (Z)-9-octadecenoic acid.

2.2 Tinh dầu

Phân tích hóa thực vật cho thấy tinh dầu Mộc qua có chứa các thành phần sau: Hexanal, Ethyl butyrate, (E)-2-hexenal, (Z)-3-hexenyl acetate    , Ethyl hexanoate, Linalool, trans-Linalool oxide (furanoid), cis-Linalool oxide (furanoid), α-Terpineol, Ethyl octanoate, Edulan I, Ethyl(Z)4-decenoate, Ethyl p-methoxybenzoate, Benzaldehyde, Linaloyl oxide, n-Octanal, α-Terpinen, ϱ-Cymene, Limonene, 1,8-Cineole, (Z)-β-Ocimene, (E)-β-Ocimen, γ-Terpinene, n-Octanol, (+)-4-Carene, ϱ-Cymenene, trans-Limonene oxide, n-Nonanal, Iso-3-thujanol, ϱ-Menth-3-3-en-8-ol, Menthol    , Borneol, Terpinen-4-ol, n-Decanal, trans-2-Decenal, Carvenone, Bornyl acetate, ϱ-Menth-3-3-en-8-ol acetate, α-Longipinene, β-Elemene, Longifolene, β-Caryophyllene, Neryl acetone, E-Ethyl cinnamate, (E,E)-α-Farnesene, Germacrene A, δ-Amorphene, E-Nerolidol, γ-Eudesmol, Epi-α-Cadinol, α-Cadinol.

2.3 Các hợp chất khác

Flavonoid đã được phát hiện trong chiết xuất Mộc qua, bao gồm Quercertin và Rutin.

Ngoài ra cũng phân lập được một vài hợp chất khác, bao gồm: 3β-acetoxyurs-11-en-13β,28-olide, Reseoside, Vomifoliol, (6S,7E,9R)-6,9-dihydroxy-4,7-megastigmadien-3-one-9-O-[β-D-xylopyranosyl(1→6)-glucopyranoside], Ethyl chlorogenate, Kojic acid, 2-Hydroxyl-butanedioicacid-4-methyl ester, Esculetin, Hydroquinone, Methyl 3-hydroxylbutanedioic ester.

Mộc qua
Mộc qua

== >> Mời bạn đọc tham khảo vị thuốc cùng công dụng: Cốt toái bổ - Vị thuốc bổ thận, chữa đau nhức xương khớp hiệu quả

3 Mộc qua có tác dụng gì?

3.1 Tác dụng dược lý

3.1.1 Chống viêm và chống nhiễm trùng

Mộc qua từ lâu đã được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp ở Trung Quốc và đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm và chống nhiễm trùng. Một số triterpenoid, chẳng hạn như axit oleanolic, ursolic, betulinic và maslinic, có đặc tính chống viêm. Glucoside được phân lập từ Mộc qua ức chế đáng kể phản ứng viêm, phục hồi trọng lượng cơ thể và trọng lượng của các cơ quan miễn dịch của chuột viêm khớp do collagen; đồng thời làm giảm sự tăng sinh tế bào lympho và sản xuất IL-1, -2 và TNF-α trong đại thực bào phúc mạc và tế bào hoạt dịch.

Ngoài ra, phần Ethanol 10%, polysaccharid, Saponin và flavonoid tổng số được phân lập từ Mộc qua cũng được chứng minh là có đặc tính chống viêm và giảm đau. Các saponin từ Mộc quacó thể làm giảm các triệu chứng ở chuột viêm khớp, ức chế phản ứng viêm miễn dịch, giảm tổng hợp PGE-2 , ức chế tăng tế bào T tuyến ức và giảm tế bào lympho T CD4 + trong máu ngoại vi.

3.1.2 Kháng khuẩn

Chiết xuất Mộc qua đã được chứng minh là có tác dụng ức chế bệnh tiêu chảy do enterotoxin. Tinh dầu được chiết xuất từ ​​Mộc qua thể hiện phổ hoạt tính kháng khuẩn rộng và có khả năng chống vi khuẩn Gram dương mạnh hơn so với vi khuẩn Gram âm. Dịch chiết etanol của Mộc qua thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh, với nồng độ ức chế tối thiểu là 0,125 mg/ml và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu là 0,25 mg/ml.

3.1.3 Chống oxy hóa

Dịch chiết 80% metanol từ Mộc qua ức chế hoạt động của tyrosinase, sau đó là ức chế quá trình hình thành hắc tố. Mộc qua sở hữu các đặc tính chống oxy hóa đáng kể, một phần là do lượng Vitamin C và polyphenol dồi dào của nó. Mộc qua có thể làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp và cholesterol toàn phần trong huyết thanh, tăng hoạt tính Glutathione Peroxidase và giảm diện tích mảng xơ vữa tương đối của xoang động mạch chủ và cung động mạch chủ ở chuột. Tổng số flavonoid từ Mộc qua đã được chứng minh là làm giảm đáng kể giá trị peroxide trong mỡ lợn, làm sạch DPPH và khử oxy Fe3+ theo cách phụ thuộc vào liều lượng, thể hiện tác dụng chống oxy hóa mạnh hơn so với vitamin C. Ngoài ra, axit 3,4-dihydroxybenzoic và quercetin được phân lập từ Mộc qua có tác dụng ức chế mạnh hơn đối với DPPH và neuraminidase.

3.1.4 Bảo vệ gan

Chiết xuất cồn 70% của Mộc qua có tác dụng bảo vệ nhất định đối với những con chuột bị hoại tử gan mãn tính được tiêm CCl4. Mộc qua có trong chế độ ăn nhiều chất béo có thể ngăn chuột phát triển bệnh viêm gan nhiễm mỡ không do rượu bằng cách điều chỉnh biểu hiện của các thụ thể cũng như tiết ra các cytokine gây viêm. Axit oleanolic được phân lập từ Mộc qua có tác dụng ức chế mạnh sự nhân lên của vi rút viêm gan B, với tỷ lệ ức chế là 29,33% ở nồng độ 20 μg/ml.

3.1.5 Chống khối u

Các axit hữu cơ từ Mộc qua có tác dụng chống khối u ở chuột mắc ung thư biểu mô cổ trướng Ehrlich. Khi áp dụng cho ung thư vú âm tính với thụ thể estrogen và các tế bào u xương, axit oleanolic gây ra quá trình chết theo chương trình của tế bào khối u thông qua việc ức chế mục tiêu truyền tín hiệu rapamycin của động vật có vú. Axit oleanolic và ursolic cũng gây ra quá trình chết theo chương trình trong các tế bào ung thư biểu mô tế bào gan người HuH7; đồng thời có tác dụng chống tạo mạch mạnh đối với các dòng tế bào ung thư phổi không phải tế bào nhỏ và gan.

Tác dụng của Mộc qua
Tác dụng của Mộc qua

== >> Mời bạn xem thêm dược liệu: Cây Dây đau xương - Trị đau nhức xương khớp và hỗ trợ tiêu hoá

3.2 Công dụng theo y học cổ truyền

Mộc qua có tính ôn, vị chua, mùi thơm, quy vào kinh can, tỳ, có tác dụng bình can, thư can, hòa vị, tiêu thực, khư thấp.

Trong đông y, Mộc qua được dùng trong trị tê thấp, cước khí, gân mạch co quắp, đau lưng mỏi gối, thủy thũng, thổ tả, kiết lỵ.

4 Các bài thuốc từ cây Mộc qua

4.1 Rượu hổ cốt mộc qua chữa phong tê thấp, tay chân co quắp, mắt méo

Nguyên liệu: Mộc qua 120g, xương hổ chế, Xuyên Khung, xuyên ngưu tất, Đương Quy, Thiên Ma, ngũ gia bì, Hồng Hoa, Tục Đoạn, bạch gia căn, ngọc trúc mỗi vị 40g, Tần Giao, Phòng Phong mỗi vị 20g, tang chi 16g.

Cách làm: Tán thành bột, ngâm với 15L rượu trắng, đậy kín, khuấy đều mỗi ngày 1 lần trong 7 ngày, sau đó mỗi tuần khuấy 1 lần. Sau 1 tháng lọc và ép bã lấy phần rượu; pha 1,3kg đường phèn với nước vừa đủ cho tan rồi trộn với dịch rượu. Mỗi lần dùng lấy 20-40g rượu này, uống 2 lần mỗi ngày. 

4.2 Viên hổ cốt mộc qua trị chân tay cứng đờ, đau nhức lưng gối, gân cốt yếu, đi lại khó khăn

Nguyên liệu: Xương hổ chế, mộc qua, Bạch Chỉ, hải phong đằng, uy linh tiên, xuyên khung, đương quy, thanh phong đằng, mỗi vị 50g, Ngưu Tất 100g, xuyên ô chế, thảo ô chế mỗi vị 25g, Đảng Sâm 8g.

Cách làm: Tán thành bột, trộn với mất ong luyện thành viên hoàn, mỗi viên nặng 10g. Mỗi lần uống 1 viên với nước sôi để nguội, ngày dùng 2 lần.

4.3 Chữa phong thấp tỳ thống, gân mạch co quắp, chân tay tê bại, các khớp vận động khó khăn

Nguyên liệu: Mộc qua, kỷ tử, ngọc trúc mỗi vị 80g, ngũ gia bì, khương hoạt, Độc Hoạt, đương quy, Trần Bì mỗi vị 60g, tần giao, xuyên khung, hồng hoa, thiên niên kiện, ngưu tất, Tang Ký Sinh mỗi vị 40g, đường 1,6kg, rượu trắng 50 độ 2,5L.

Cách làm: Ngâm tất cả với rượu và đường; mỗi lần dùng 15-30ml, ngày dùng 2 lần.

4.4 Chữa tê thấp, cước khí, đờm ngược tức ngực

Nguyên liệu: Mộc qua, trần bì, Nhân Sâm mỗi vị 30g, tân lang 60g, Quế tâm, Đinh Hương mỗi vị 15g.

Cách làm: Tán thành bột mịn, chế thành viên hoàn bằng hạt đỗ xanh; mỗi lần dùng 30 viên với nước sắc Gừng tươi.

Rượu Mộc qua giúp trị đau nhức xương khớp
Rượu Mộc qua giúp trị đau nhức xương khớp

4.5 Chữa thổ tả không dứt

Nguyên liệu: Mộc qua 20g, hồi hương, gừng khô mỗi vị 10g.

Cách làm: Sắc lấy nước uống.

4.6 Chữa xích bạch lỵ

Nguyên liệu: Mộc qua, xa tiền tử, anh túc xác, đồng lượng.

Cách làm: Tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 6g với nước cháo.

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Shu-ya Zhang và cộng sự (Ngày đăng 1 tháng 11 năm 2013). Chaenomeles speciosa: A review of chemistry and pharmacology, NCBI. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023. 

Các sản phẩm có chứa dược liệu Mộc Qua (Chaenomeles lagenaria)

Thảo Linh Tiên
Thảo Linh Tiên
Liên hệ
Tuyết Liên Phong Thấp Linh Plus
Tuyết Liên Phong Thấp Linh Plus
200.000₫
Korearoygin Ăn Ngon Ngủ Tốt
Korearoygin Ăn Ngon Ngủ Tốt
250.000₫
Thất Diệp Sâm
Thất Diệp Sâm
120.000₫
Thiên Ma Thống Phong Hoàn
Thiên Ma Thống Phong Hoàn
145.000₫
Jianbu Huqian Wan – Kiện Bộ Hổ Chuyển Hoàn
Jianbu Huqian Wan – Kiện Bộ Hổ Chuyển Hoàn
Liên hệ
Khu Phong Thư Cân Hoàn – Qu Feng Shu Jin Wan
Khu Phong Thư Cân Hoàn – Qu Feng Shu Jin Wan
Liên hệ
Ginseng ganoderma FENG SHI BAO
Ginseng ganoderma FENG SHI BAO
150.000₫
Trùng Thảo Ăn Ngon
Trùng Thảo Ăn Ngon
Liên hệ
Thông Huyết Hoàn HongKong (Tung Shueh Pills)
Thông Huyết Hoàn HongKong (Tung Shueh Pills)
300.000₫
Dưỡng Khớp Long Phụng
Dưỡng Khớp Long Phụng
Liên hệ
12 1/2
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633