Mộc Nhĩ (Nấm Tai Mèo - Auricularia polytricha)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Mộc Nhĩ (Nấm Tai Mèo - Auricularia polytricha)

Mộc Nhĩ là một loại nấm có mũ, có hình dáng gần giống như tai người, mép nhăn và cuộn vào bên trong. Nhân dân ta thường trồng để làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về Mộc Nhĩ

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Auricularia polytricha (Mont.) Sace.

Tên gọi khác: Nấm Tai Mèo.

Họ thực vật: Mộc nhĩ Auriculariaceae.

1.1 Mộc Nhĩ là gì?

Đặc điểm thực vật của Mộc Nhĩ
Đặc điểm thực vật của Mộc Nhĩ

Mộc Nhĩ là một loại nấm có mũ, có hình dáng gần giống như tai người, mép nhăn và cuộn vào bên trong.

Mộc Nhĩ có màu nâu nhạt, sau có màu nâu hồng, bề mặt phủ một lớp lông mịn màu trắng, mặt trong của Mộc Nhĩ thường nhẵn, có màu nâu sẫm.

Cuống nấm ngắn, thường không nhìn được rõ.

Cơ quan sinh sản: Đảm đa bào nằm ở mặt trong của nấm.

Mộc Nhĩ là loài nấm ăn được.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Thể quả.

1.3 Đặc điểm phân bố

Mộc Nhĩ thuộc nhóm sinh vật đặc biệt, thường được tìm thấy ở vùng cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới.

Mộc Nhĩ thường mọc tự nhiên trên các giá thể là những cây gỗ đã mục trong rừng kín có khí hậu ẩm ướt, đôi khi còn tìm thấy Mộc Nhĩ ở những khu rừng thứ sinh có nhiều cây tạo bóng.

Mộc Nhĩ là loài sinh sản bằng bào tử, các bào tử phát tán được nhờ gió, sau đó nảy mầm vào tạo thành thể quả trong những mùa mưa ẩm.

Mộc Nhĩ được sử dụng làm thực phẩm nên việc nuôi cấy Mộc Nhĩ ở nước ta tương đối phát triển, có thể sản xuất gần như quanh năm.

1.4 Cách trồng

Bề mặt của Mộc Nhĩ
Bề mặt của Mộc Nhĩ

Mộc Nhĩ thường được thu hái hoang dại để sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều cơ sở sản xuất Mộc Nhĩ với quy mô cũng như phương pháp phù hợp. Dù được sản xuất theo phương pháp nào thì giá thể của cây vẫn là gỗ. Nên chọn loại gỗ không có tinh dầu, không độc (như bạch đàn, thông,...), nhanh mục, rẻ, dễ kiếm. Nên chọn các loại gỗ như sung, sắn, mít, duối.

2 phương pháp sản xuất Mộc Nhĩ bao gồm:

1.4.1 Giá thể nguyên

Quy mô: Nhỏ, không có trang thiết bị kỹ thuật.

Cây, cành giá thể sau khi để khô Nhựa, tiến hành chặt thành những đoạn ngắn có chiều dài từ 1 đến 1,2 mét, sử dụng dụng cụ thích hợp để khoét trên cây, cành những lỗ nhỏ, các lỗ cách nhau từ 15 đến 20 cm.

Tiến hành cấy bào tử Mộc Nhĩ và lỗ vừa khoét, đậy kín.

Xếp giá thể thành những lớp vuông góc dưới tán cây.

Thường xuyên cung cấp độ ẩm, hạn chế để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào.

Giống nấm có thể thu thập từ tự nhiên hoặc từ các cơ sở chuyên sản xuất giống.

1.4.2 Giá thể chế biến

Hình ảnh mặt dưới
Hình ảnh mặt dưới

Gỗ sau khi chết khô, tiến hành nghiền nhỏ, trộn thêm mùn cưa hoặc không, ngâm cùng nước vôi trong 2-3 ngày hoặc ủ mùn gỗ với 1% vôi bột.

Trộn 1% bột ngô và 2% cám gạo.

Tiến hành đóng thành từng túi, mỗi túi có trọng lượng từ 0,8 đến 1,2kg.

Buộc miệng túi, đem hấp trong 24 giờ.

Sau khi để nguội, tiến hành cấy giống nấm rồi đem treo ở những nơi râm mát, hạn chế để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào.

Khi nhìn thấy sợi nấm trắng mọc trong túi thì tiến hành dùng dao rạch túi khoảng 10 đến 15 nhát, mỗi nhát rạch có chiều dài từ 1-2cm.

Mộc Nhĩ sẽ từ những vết rạch mọc ra.

Thời gian thu hoạch khoảng 60 ngày.

Tại một số nơi, nhân dân sử dụng bã mía đem nghiền nát, thêm cám gạo, khoáng chất để làm giá thể đem lại năng suất cao.

2 Thành phần hóa học

Dịch chiết có 2 phân đoạn, thành phần hóa học của 2 phân đoạn này gần giống nhau chứ:

  • Polysaccharide.
  • Protein.

100g Mộc Nhĩ chứa:

3 Công dụng của mộc nhĩ

Mộc Nhĩ
Mộc Nhĩ

3.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Ngọt, tính bình, quy vào kinh vị và đại tràng.

Tác dụng: Chỉ huyết, lương huyết, ích khí.

3.2 Tác dụng của Mộc Nhĩ

Ngoài sử dụng làm thức ăn thì Mộc Nhĩ còn được sử dụng để làm thuốc.

Tuệ Tĩnh đã sử dụng Mộc Nhĩ trên những cây dâu đem sao khô, tán mịn, mỗi lần uống 16g để chữa rong kinh, băng huyết.

Mộc Nhĩ mọc trên những cây liễu có tác dụng chữa nôn mửa.

Việc kết hợp Mộc Nhĩ và Kinh Giới với lượng bằng nhau dùng sắc nước để súc miệng chữa đau răng.

4 Một số cách trị bệnh từ Mộc Nhĩ theo dân gian

Mộc Nhĩ sau khi phơi khô
Mộc Nhĩ sau khi phơi khô

4.1 Chữa kiết lỵ

20g Mộc Nhĩ.

10g núm quả chuối tiêu.

10g lá Dạ Cẩm.

10g lá Mã Đề.

Các vị đem phơi khô, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ.

Sau đó, đem sắc cùng 400ml nước cho đến khi còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

4.2 Chữa băng huyết, rong kinh

100g Mộc Nhĩ, hấp cách thủy, phơi khô, tán thành bột.

30g lá Ngải Cứu.

50g cây Cứt Lợn.

Các vị thái nhỏ, đem phơi khô, tán thành bột.

Các vị trộn đều, luyện cùng Mật Ong tạo thành viên, mỗi viên có trọng lượng 1,5g.

Mỗi lần uống 3 viên, ngày uống 3 lần cùng nước chè nóng.

4.3 Chữa băng trung lậu hạ

Sản xuất Mộc Nhĩ
Sản xuất Mộc Nhĩ

250g Mộc Nhĩ, sao đến khi bốc khói, đem nghiền nát thành bột.

Tóc đem đốt thành tro, nghiền nhỏ tạo thành bột.

Mỗi lần sử dụng 6g Mộc Nhĩ cùng 1g bột tóc, uống cùng với rượu.

4.4 Chữa chảy nước mắt nhiều

30g Mộc Nhĩ, sao tồn tính.

30g Mộc Tặc.

Các vị đem nghiền thành bột.

Mỗi lần sử dụng 6g bột sắc cùng nước vo gạo và uống.

5 Một số câu hỏi thường gặp

5.1 Tác hại của Mộc Nhĩ

Việc sử dụng Mộc Nhĩ không đúng cách có thể gây ra những tác động bất lợi đến sức khỏe, điển hình như:

  • Ngâm Mộc Nhĩ quá lâu có thể làm cho Mộc Nhĩ bị nhiễm khuẩn, các thành phần bị thay đổi hoạt tính làm tăng nguy cơ ngộ độc. Do đó, nên sử dụng nước lạnh để ngâm Mộc Nhĩ, ngâm từ 2-3 tiếng trước khi nấu ăn.
  • Ăn Mộc Nhĩ tươi có thể gây dị ứng, phù nề.

5.2 Những người không nên ăn Mộc Nhĩ

Người có cơ địa nhạy cảm.

Người đang bị chảy máu hoặc gặp tình trạng máu khó đông.

6 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Mộc Nhĩ, trang 291-292. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Mộc Nhĩ (Nấm Tai Mèo - Auricularia polytricha)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633