Mộc Hoa Trắng (Mức Hoa Trắng - Holarrhena antidysenteria)
22 sản phẩm
Dược sĩ Nguyễn Trang Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Mộc hoa trắng được biết đến khá phổ biến với công dụng hỗ trợ điều trị lỵ và tiêu chảy. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Mộc hoa trắng.
1 Giới thiệu về cây Mộc hoa trắng
Mộc hoa trắng còn có tên gọi khác là Mức hoa trắng, Mực hoa trắng, Thừng mực lá to, mọc ở vùng núi thấp và trung du.
Tên khoa học của Mộc hoa trắng là Holarrhena antidysenteria Wall. hoặc Holarrhena pubescens Wall., thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Dưới đây là hình ảnh cây Mộc hoa trắng.
1.1 Đặc điểm thực vật
Cây gỗ nhỡ hoặc to, cao 10-12m, đường kính thân có thể đến 40cm. Cành hơi dẹt, nhánh non có lông tơ, cành già tròn nhẵn, màu nâu nhạt, có nốt sần nhỏ màu trắng và những sẹo lá sau rụng để lại, nhất là ở đoạn cuối cành. Lá mọc đối có cuống rất ngắn hoặc gần như không cuống, dài 12-15cm, rộng 6-8cm, mép lá nguyên, phiến hình bầu dục hay trái xoan dài, gốc lá hơi thuôn hoặc tròn, đầu tù hoặc nhọn, dễ rụng, màu xanh lục nhạt, mặt dưới có lông nhỏ mịn và gân nổi rõ.
Hoa trắng, cụm hoa xim, dạng ngù ở nách lá hay đầu cành, dài 5-10cm, có lông mịn, thơm. Lá bắc nhỏ, đài 5 răng rất hẹp, có lông ở lưng; tràng 5 cánh tròn đầu, ống tràng dài 1cm, hơi thắt ở họng; nhị 5 đính gần phía gốc ống tràng, chỉ nhị có lông, bao phấn hẹp; vòi nhụy hơi dày. Quả 2 đại hẹp, dài 15-30cm, rộng 6-7mm, cong, vỏ ngoài nâu đen có những chấm trắng, nhiều hạt. Hạt thuôn, đáy tròn, màu nâu nhạt, có chùm lông mịn màu hung hung. Toàn cây có Nhựa mủ trắng.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ rễ, lá, hạt.
Thu hái quanh năm, rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô. Vỏ thân được bóc từ thân hoặc cành to, cạo bỏ lớp vỏ bần ở ngoài, thái phiến dài 3-5cm, dày 1-3mm, phơi khô, có thể sao vàng.
1.3 Đặc điểm phân bố
Tại Việt Nam, cây có ở Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng dọc miền trung tới các tỉnh giáp Trung Quốc như Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn.
2 Thành phần hóa học
Vỏ thân và hạt của cây được báo cáo là có chứa một số alkaloid steroid, chẳng hạn như conanine, 3-aminoconanine, 20-aminoconanine, 3-aminopregnans, 3,20-diaminopregnanes và các dẫn xuất của chúng. Một alkaloid steroid mới đã được phân lập và đặc trưng, được đặt tên là holadysenterine, tương ứng với công thức phân tử C23H38N2O3. Vỏ thân cũng chứa conessine (C24H40N2), isoconessine (C24H40N2), conessimine/ isoconessimine (C23H38N2) và conarrhimine (C21H34N2).
== >> Mời bạn đọc tham khảo vị thuốc cùng công dụng: Cây Hồng xiêm - Trái cây thơm ngọt cũng là vị thuốc tốt cho tiêu hóa
3 Tác dụng - Công dụng của Mộc hoa trắng
3.1 Tác dụng dược lý
3.1.1 Chống đái tháo đường
Chiết xuất Ethanol của Mộc hoa trắng làm giảm đáng kể nồng độ Glucose trong huyết tương ½ giờ sau khi dùng glucose ở chuột bạch huyết. Những con chuột mắc bệnh tiểu đường cho thấy trọng lượng cơ thể giảm trong thời gian thử nghiệm. Việc giảm lượng đường trong máu ở nhóm được điều trị bằng chiết xuất Mộc hoa trắng làm giảm cholesterol toàn phần, chất béo trung tính, AST, ALT, urê và creatinine huyết thanh. Sau khi sử dụng dịch chiết nước, sự phục hồi đáng kể đã được ghi nhận trong các cảm biến sinh học này có thể là do sự phục hồi Insulin. Các hợp chất phenolic và Flavonoid của chiết xuất chịu trách nhiệm ức chế hoạt động của α-glucosidase và do đó ức chế sự hấp thụ glucose liên quan đến việc kiểm soát tăng đường huyết sau ăn.
3.1.2 Kháng khuẩn
Chiết xuất vỏ cây cho thấy hoạt tính kháng khuẩn cao nhất đối với Staphylococcus trong khi thấp hơn đáng kể ở trường hợp của Salmonella và E.coli. Chiết xuất hạt với nồng độ 100% cũng cho thấy hoạt tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus. Chiết xuất mô sẹo với nồng độ 100% cho thấy vùng ức chế 4mm đối với Staphylococcus và hoạt động kém nhất của nó được quan sát thấy ở E.coli với vùng ức chế 3,1mm. Kết quả thu được trong nghiên cứu này cho thấy rằng ba loại chiết xuất của Mộc hoa trắng có hoạt tính kháng khuẩn tiềm năng chống lại Staphylococcus, Salmonella và E.coli.
3.1.3 Chống viêm và giảm đau
Chiết xuất lá metanol cho thấy sự ức chế chứng phù chân chuột do carrageenan gây ra; đồng thời ức chế axit axetic gây ra phản ứng quằn quại theo cách phụ thuộc vào liều lượng và chứng minh tác dụng giảm đau bằng cách cải thiện độ trễ giật đuôi. Chiết xuất vỏ cây metanol của Mộc hoa trắng cho thấy mức độ giảm của oxit nitric và malondialdehyde và cho thấy mức độ tăng của superoxide dismutase và Glutathione trong viêm đại tràng ở chuột bạch tạng đực. Do đó, mức độ oxit nitric giảm cho thấy việc giảm tạo iNOS có thể chịu trách nhiệm về tác dụng chống viêm.
3.1.4 Chống tiêu chảy
Chiết xuất hạt etanol của Mộc hoa trắng cho thấy sự gia tăng đáng kể về trọng lượng khô của phân và giảm lượng phân trong tiêu chảy do dầu thầu dầu và E.coli gây ra ở chuột. Chiết xuất nước và cồn vỏ cây được biết là có tác dụng chống lại vi khuẩn E.coli, Salmonella enteritidis, Shigella boydii và Shigella flexneri. Chế phẩm Mộc hoa trắng đang được lưu hành cho thấy giảm đáng kể tiêu chảy và nhu động ruột non trong dầu thầu dầu gây tiêu chảy ở chuột.
3.1.5 Chống đột biến và hạ huyết áp
Chiết xuất vỏ cây metanol của Mộc hoa trắng thể hiện khả năng chống đột biến trong methyl methane sulphonate và natri azide gây đột biến ở các chủng Salmonella typhimurium. Cây có hoạt tính chống cao huyết áp được nghiên cứu về khả năng ức chế tiết angiotensin và men chuyển anginotesin gây co mạch dẫn đến tăng huyết áp.
== >> Mời bạn xem thêm dược liệu: Cây Hoàng liên - Vị thuốc kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ tiêu hoá
3.2 Công dụng theo y học cổ truyền
Mộc hoa trắng có tác dụng sát trùng, chỉ tả.
Trong đông y, Mộc hoa trắng được dùng trong trị lỵ amip và tiêu chảy.
4 Cách sử dụng Mộc hoa trắng
4.1 Liều dùng
Liều dùng hàng ngày khuyến cáo của Mộc hoa trắng là:
- Vỏ thân 10g, bột hạt 3-6g, cao lỏng 1:1 ngày 1-3g, cồn hạt 1:5 ngày 2-6g.
- Conessin bromhydrat viên 100mg: 1 viên mỗi lần, ngày uống 2-3 lần; sau 4-5 ngày giảm liều.
- Alkaloid toàn phần dạng viên 50mg: 1 viên mỗi lần, ngày uống 2-3 lần.
4.2 Cao vỏ cây
Lấy 100g vỏ thân khô, chặt nhỏ nấu với 300ml nước trong 5-6 giờ. Rút nước, bã còn lại thêm nước đun sôi rồi tiếp tục rút nước, làm 3 lần. Đem dịch chiết được đem cô đến khi thành cao (khoảng 10g); mỗi ngày dùng 1g.
4.3 Bài thuốc từ Mộc hoa trắng
4.3.1 Bài thuốc chữa viêm đại tràng
Vỏ cây Mộc hoa trắng tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng 10g sắc với nước, uống khi còn ấm.
Hoặc dùng hạt Mộc hoa trắng, tán thành bột, mỗi ngày lấy 10-15g sắc lấy nước uống trong ngày, dùng trong thời gian dài.
4.3.2 Bài thuốc chữa bệnh lỵ
Phơi khô vỏ thân Mộc hoa trắng, tán thành bột mịn. Sắc với nước hoặc pha với nước sôi ấm để uống, mỗi ngày 10-15g, dùng cho tới khi khỏi bệnh.
5 Tài liệu tham khảo
1. Tác giả Mrinal Sharma, Navjeet Singh (Đăng vào tháng 12 năm 2018). A Review on Pharmacological Aspects of Holarrhena antidysenterica, ResearchGate. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023.
2. Nhận thức cây thuốc và dược liệu (Xuất bản năm 2021). Mức hoa trắng trang 222, Nhận thức cây thuốc và dược liệu. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023.