Trăn (Python spp.)

8 sản phẩm

Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Trăn (Python spp.)

Trăn là loài vật quan trọng, toàn thân được dùng làm thuốc từ lâu trong y học cổ truyền với tên thuốc là nhiễm xà, gồm thịt, mật, máu, mỡ, da và xương trăn. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Trăn.

1 Con trăn là con gì?

Trăn (Python spp.) là tên thông dụng tại Việt Nam chỉ một số loài rắn lớn, thuộc họ Trăn (Boidae). Trăn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y và có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe.

2 Các loài trăn ở Việt Nam

Có 2 loài trăn phổ biến là trăn mắt võng (trăn vàng, trăn gấm) và trăn mốc (trăn đất)

2.1 Con trăn vàng, con trăn gấm

Trăn mắt võng tên khoa học là Python reticulatus Schneider còn gọi là trăn gió, con trăn vàng, con trăn gấm, trăn hoa, con nưa... Thân dài khoảng 6 - 8 mn, có thể đến 11 m. Đầu nhỏ, thuôn dài, hình tam giác, miệng rộng có răng nhọn, mọc xiên vào phía trong và không có nọc độc. Lưng và hai bên thân có màu vàng nhạt hay nâu vàng, có những đường vân tạo thành hình đa giác gọi là hoa. Bụng màu trắng hoặc vàng nhạt. Đuôi thuôn nhọn. Da nhẵn, trơn bóng. 

2.2 Con trăn đất

Trăn mốc tên khoa học là Python molorus L. có tên khác là con trăn đất, trăn cá, trăn đen. Thânn dài từ 4 - 6 m, có thể đến 8 m. Đầu hình tam giác, miệng rộng, có răng nhọn xiên. Đầu và lưng màu xám đen, có những khoanh hình chữ nhật, hình vuông hay hình thoi to, nhỏ không đều, phân cách nhau bằng các đường mảnh màu vàng nhạt. Bụng màu trắng, có những đốm đen hay nâu. Da trơn nhẵn, mông mốc. 

Ngoài ra, còn có loài trăn đuôi cụt (Python curtus Schlegel), còn gọi là trăn vá, tràn đầm lầy, trăn cộc với số lượng rất ít, hiếm gặp. Thân dài khoảng 2 - 3m, lưng có màu nâu hay nâu đỏ, bụng trắng đốm nâu. 

Dưới đây là hình ảnh con trăn:

Hình ảnh con trăn
Hình ảnh con trăn

3 Phân bố, sinh thái 

Trăn mắt võng và tràn mốc đều phân bố ở các nước châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Malaysia, Indonesia. Ở Việt Nam, trăn mắt võng chỉ có ở các tỉnh phía nam, nhất là ở vùng rừng U Minh, thuộc Minh Hải và Kiên Giang; còn trăn mốc phổ biến từ bắc vào nam. 

Trăn sống ở ven rừng, savan cây bụi, đồi cỏ tranh, nương rẫy, gần đầm lầy, sông suối, cả ở những nơi có rơm rạ, lá cây ẩm ướt, nhất là ở những cây dừa chết, rỗng ruột.

Thức ăn của trăn là chim, chuột, ếch nhái, thú nhỏ. Con mồi có thể có đường kính to hơn đường kính của thân nó nhiều. Cách bắt mồi của trăn khá đặc biệt (khác với rắn). Nó đớp và ngoạm chặt con mồi, lấy thân quấn cho con muỗi chết, rồi mới nuốt.

Trăn lột xác vào mùa hè, trăn con lột xác nhiều hơn trăn già. Thời gian lột xác thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần lễ.

Trăn thường sống đơn độc, chỉ tìm nhau vào mùa động dục. Đẻ vào mùa xuân, mỗi lần từ 10 - 50 trứng. Trăn càng to càng đẻ nhiều trứng. Trứng tròn, màu trắng, hơi dẹt, vỏ ngoài niềm dính vào nhau. Trăn lấy thân quấn tròn để ấp trứng cho đến khi trứng nở.

4 Săn bắt, nuôi nhốt

Nhân dân thường tổ chức bắt trăn vào khoảng tháng 10 đến tháng 11, khi mùa mưa đã kết thúc, mùa khô bắt đầu. Lúc này lại đúng vào mùa "trăn bội", trăn đực và trăn cái tìm nhau. Người ta thường bắt gặp một con trăn cái bò trước, có 3 - 4 con trăn đực theo sau. Đến nơi tụ tập, thường là một bãi không rộng lắm có nhiều cây bụi và cây nhỏ, trăn đực và trăn cái quấn lấy nhau. Mỗi ổ ít nhất cũng có 4 - 5 con, nhiều nhất có thể đến hơn 10 con. 

Cách bắt trăn cũng khá độc đáo, người ta thường nắm lấy đuôi trăn giật mạnh, quay vài vòng, rồi cứ cầm chúc đầu trăn xuống mà mang về 

Do trăn có giá trị cao trong kinh tế và y học, nên nghề nuôi trăn đã hình thành và phát triển từ năm 1982. Kinh nghiệm nuôi trăn ở Nam Bộ đã được đúc kết như sau: Chuồng nuôi cần đặt ở nơi thoáng mát, ẩm, nhiều ánh sáng, được xây bằng gạch và xi măng, cao khoảng 1 m, chia thành nhiều ngăn, có chỗ thoát nước. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, nắng nóng và gió nhiều. Trong mỗi ngăn, xây bể chứa nước cho trăn uống và tắm. Ở phạm vi gia đình, người ta đóng chuồng nuôi bằng những thanh gỗ, đan lưới, mắt các lỗ to hay nhỏ tuỳ theo kích cỡ của trăn. Chuồng có kích thước dài 2 - 4 m, rộng 0,5 - 0,6 m, cao 0,6 - 0,7 m. Ở mỗi chuồng nuôi nhiều con cùng kích cỡ, khi trăn lớn có thể nhốt riêng, nhất là trăn cái trong thời kỳ động dục. Ở ngăn nuôi trăn đẻ, cần có nền đất lót trấu hay rơm dày 30 - 40 cm làm ổ cho trăn ấp trứng.

Khoảng 3 - 5 ngày, cho trăn ăn một lần. Thức ăn là chuột, chim, gà, vịt còn sống.  Mỗi con trăn có thể tăng trong 4 - 6 kg mỗi tháng, tuỳ chế độ cho ăn. Đối với trăn đẻ và ấp trứng, khoảng 5 tháng không phải cho ăn. Sau khi trứng nở, trăn mẹ mới ăn lại. Lúc đầu cho ăn ít, sau tăng dần. Đến khi trăn lại sức, duy trì mức ăn vừa phải, không để trăn quá béo ảnh hưởng đến lứa đẻ sau.

Trăn nuôi được 3 năm có trọng lượng khoảng 20 - 30 kg và có khả năng sinh đẻ. Lúc này người ta phân biệt trăn đực, cái bằng cách quan sát phần đuôi. Trăn đực có phần đuôi thuôn nhọn đầu, có 2 cựa dài lộ hẳn ra ngoài ở hậu môn, vảy quanh hậu môn nhỏ, xếp sít nhau. Phần đuôi của trăn cái nở nang, bầu bĩnh rồi mới thuôn nhọn, cựa ở hậu môn ngắn, không lộ, vảy quanh hậu môn to, xếp không sít nhau.

Một con trăn đực sung sức có thể giao phối với 5 - 8 con trăn cái. Cứ 5 - 10 ngày cho giao phối một lần. Thời gian mỗi lần giao phối từ 1 đến 3 giờ. Sau 90 - 120 ngày, trăn đẻ và ấp 54 ngày thì trứng nở. Nên nhốt trăn con vào lồng riêng để nơi thoáng, mát, khô ráo, có nước sạch cho trăn con uống. Sau một tuần mới cho chúng ăn chuột nhắt, chim sẻ, gà vịt con, hoặc thịt lợn, thịt bò tươi thái nhỏ. 

Trăn còn được thuần hoá và nuôi nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ 

5 Bộ phận sử dụng

Toàn thân con trăn được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là nhiễm xà, gồm thịt, mật, máu, mỡ, da và xương. 

Toàn thân con trăn được dùng trong y học cổ truyền
Toàn thân con trăn được dùng trong y học cổ truyền

5.1 Chế biến

Xương và thị trăn thường được nấu cao toàn tính để dùng theo cách chế biến sau:

  • Lấy một đoạn dây thép cứng xuyên qua hậu môn trăn, treo ngược lên cho đầu chúc xuống. Dùng dao nhọn rạch một đường ở cổ trăn, tìm động mạch rồi cứa đứt cho máu chảy ra. Hứng máu vào một bình sạch. Trăn to có thể hứng được 300 - 500 ml máu.
  • Lấy máu xong, lột da, mổ bụng, gỡ hết lớp mỡ ở suốt dọc cổ và bụng trăn (mỡ trăn xếp thành chuỗi rất đặc biệt). Vứt bỏ ruột.
  • Dùng bông lau sạch nhớt và máu còn sót lại ở mình trăn (không rửa nước). Chặt thành từng khúc dài khoảng 20 cm.
  • Ngâm vào rượu hồi để khử mùi tanh (cứ 300 g đại hồi cho 1 lít rượu) trong 2 - 3 giờ, rồi đặt lên than hồng nướng cho chín vàng.
  • Chặt thành miếng nhỏ. Đổ nước cho ngập 2 – 3 cm trong thùng nhôm. Đun sôi liên tục 2 ngày đêm. Nếu nước cạn, đổ thêm nước sôi.
  • Chắt nước đầu ra cô. Đổ nước sôi vào, tiếp tục nấu như trên để được nước thứ hai và nước thứ ba. Tiếp tục cô lần lượt 3 nước đến khi được một khối cao sền sệt.
  • Đổ Dung dịch rượu 1% Acid benzoic vào, khuấy đều. Đun nhỏ lửa đến khi dùng dao mỏng và sắc cắt qua khối cao thấy 2 mép cắt không khép dính nhau là được.
  • Đổ cao lên một khay đã bôi dầu parafin, ép mỏng thành bánh, để khoảng nửa ngày cho cao nguội và se.
  • Cắt thành từng miếng 50g, gói giấy bóng hoặc polyethylen. Bảo quản cao trong thùng sạch, để nơi khô ráo. 

6 Tác dụng

6.1 Tính vị, công năng

  • Thị trăn (nhiễm xà nhục) có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng tăng sức, giảm đau nhức và tê mỏi.
  • Máu trăn (nhiệm xà huyết) có vị mặn, tanh, tính ấm, có tác dụng bổ máu.
  • Mỡ Trăn (nhiễm xà cao) có vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm săn, sát khuẩn.
Mỡ trăn có công dụng sát khuẩn
Mỡ trăn có công dụng sát khuẩn
  • Mật trăn (nhiễm xà đởm) có vị đắng, ngọt, tính hàn, hơn độc, có tác dung giảm đau, chống co giật, khử ứ trệ.
  • Da trăn (nhiễm xã bì) có tác dung làm săn, chống loét.
  • Xương trăn (nhiễm xà cốt) có tác dụng mạnh gân xương 

6.2 Công dụng 

  • Thịt trăn chữa yếu sức, kém ăn, nhức mỏi ở phu nữ sau khi đẻ, lở ngứa. Dùng dưới dạng ruốc, ăn hàng ngày. 
  • Máu trăn mới hứng được đem pha với rượu và chất thơm, uống chữa thiếu máu, chóng mặt, hoa máu, lưng đau tê mỏi. Người dùng máu trận thấy trong người mát, khoan khoái, dễ chịu. Người bị bệnh cao huyết áp không được dùng. 
  • Mật trăn được dùng riêng, mài uống chữa sài giật trẻ em; trộn với dầu vùng bôi chữa lòi dom. Mật trăn (12 g), hạnh nhân (20 g bỏ vỏ và cắt hai đầu), phèn phi (4 g) Hai dược liệu tán nhỏ mịn, trộn với mật trăn, bôi hàng ngày chữa viêm lợi sưng đau, lở loét có mủ. Mật trăn phối hợp với mật gấu, huyết lình, nghệ trắng, rễ Ô Đầu, nhân hạt gấc, ngâm rượu dùng xoa bóp trị bong gân, sai khớp. 
  • Mỡ trăn để sống, trộn với ít muối và tỏi, giã nhỏ, dựng trong lo đến khi mỡ tan, dùng bôi chữa bỏng rất tốt. Có thể rán mở trăn như rán mỡ lợn mà dùng. 
  • Mỡ trăn đã được pha chế thành dạng kem lấy tên là Tranalar để điều trị nứt lở chân tay khi làm việc ở nơi ẩm ướt, ở các nhà máy chế biến hải sản, chữa ghẻ, phồng giộp, nước ăn chân, da nứt nẻ do lạnh. Thuốc gồm mỡ trăn (5g), Chloramphenicol (1g), Dexamethason acetat (25mg), tá dược vừa đủ (100g)
    Cách dùng: sau khi rửa sạch, làm khô chỗ đau, bôi một lớp mỏng kem. Mỗi ngày 1- 2 lần. Thuốc còn dược dùng dưỡng da mặt, tối hôm trước bôi, sáng hôm sau rửa sạch. 
Công dụng của mỡ trăn
Công dụng của mỡ trăn
  • Da trăn đem nướng giòn, tán bột; mai mực cao lấy bột, muội nồi (lấy ở nồi đồng hoặc nồi đất), chu sa phi, tán bột. Tất cả trộn đều với lượng bằng nhau. Lấy tăm bông tẩm thuốc, bôi nhiều lần trong ngày chữa lở miệng, loét mũi. Da trăn thuộc còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị 
  • Cao trăn toàn tinh chữa đau lưng, nhức xương, nhất là dau cột sống. Ngày uống 5 - 10 g cao cắt mỏng, hoà trong rượu hâm nóng, thêm ít Mật Ong

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai và trẻ em không được dùng cao trăn

7 Một số bài thuốc có trăn

Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, môt số bộ phận của trăn cũng được sử dụng làm thuốc chữa bệnh như sau: 

7.1 Chữa thấp khớp, động kinh

Mật trăn: sấy khô tán thành bột, uống mỗi lần 1 - 1,5 g với rượu hoặc nước sôi để nguội và bôi ngoài chữa trị ngoại, thấp khớp, động kinh.

7.2 Chữa mẩn ngứa, lở loét

Để chữa mẩn ngứa, mụn lở, người ta lấy mật trăn, phèn phi, Nhựa lô hội, xạ hương (mỗi thứ 3 g) trộn đều, nghiền nát, bôi hàng ngày 

7.3 Chữa trĩ

Mỡ trăn: trộn với giấm (lượng bằng nhau) nấu thành cao, phết lên giấy, dán vào chỗ đau, chữa trĩ. 

8 Tài liệu tham khảo

Các sản phẩm có chứa dược liệu Trăn (Python spp.)

Kem Nghệ E100
Kem Nghệ E100
Liên hệ
Dầu trị bỏng Trancumin OPC
Dầu trị bỏng Trancumin OPC
Liên hệ
Kem Mul Rose
Kem Mul Rose
Liên hệ
Dầu Mù U +Plus
Dầu Mù U +Plus
Liên hệ
Dầu mù u (Quang Minh)
Dầu mù u (Quang Minh)
8.000₫
Trangala A Fort 8g
Trangala A Fort 8g
Liên hệ
Kedermfa
Kedermfa
Liên hệ
Dầu Mù U SP
Dầu Mù U SP
9.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633