Me Tây (Mán Đỉa - Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Fabales (Đậu)

Họ(familia)

Mimosaceae (Trinh nữ)

Chi(genus)

Pithecellobium

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.

Danh pháp đồng nghĩa

Inga dulcis Willd

Me Tây (Mán Đỉa - Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.)

Me tây thuộc dạng cây to, chiều cao mỗi cây có thể lên đến 15 đến 18 mét. Thân cây có dạng hình trụ, phân thành nhiều cành có kích thước nhỏ, dài, trên thân có những lỗ bì và mấu thắt. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Cây Me tây còn gọi là cây gì?

Tên khoa học: Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.

Tên đồng nghĩa: Inga dulcis Willd

Tên gọi khác: Găng tây, Mán đỉa, Me keo, Keo tây.

Họ thực vật: Mimosaceae (Trinh nữ).

Hoa của cây Me tây
Hoa của cây Me tây
Quả của cây Me tây
Quả của cây Me tây

1.1 Đặc điểm thực vật

Me tây thuộc dạng cây to, chiều cao mỗi cây có thể lên đến 15 đến 18 mét. Thân cây có dạng hình trụ, phân thành nhiều cành có kích thước nhỏ, dài, trên thân có những lỗ bì và mấu thắt.

Lá cây mọc kép có cuống chung, chiều dài mỗi cuống khoảng từ 1 đến 1,5cm, sau lại chia thành 2 cuống nhỏ, mỗi cuống mang một lá chét, phiến lá chét có dạng hình bầu dục hoặc hình lưỡi liềm, chiều dài khoảng 2 đến 3cm, chiều rộng từ 0,8 đến 1,8cm, hai mặt của lá nhẵn, gốc lá tròn, đầu lá tù, những lá kèm biến đổi thành gai.

Cụm hoa mọc thành chùy hẹp ở đầu cành hoặc kẽ lá, chiều dài cụm hoa khoảng từ 8 đến 10cm, cụm hoa gồm nhiều đầu, hoa có màu trắng, đài có răng, mặt ngoài có phủ một lớp lông, tràng hình chuông, có 30-50 nhị, bầu nhiều lông.

Quả cong tạo thành hình xoắn ốc, vỏ quả thắt lại ở giữa các hạt, thịt quả có màu trắng đục, hạt có dạng hình bầu dục, vỏ ngoài đen bóng.

Mùa hoa từ tháng 11 đến tháng 1, mùa quả từ tháng 3 đến tháng 5.

Dưới đây là hình ảnh cây me tây:

Hình ảnh cây me tây
Hình ảnh cây me tây

1.2 Thu hái và chế biến

Rễ, vỏ thân, lá có thể thu hái quanh năm.

Chế biến: Rễ và vỏ thân đem phơi khô, lá thường dùng tươi.

Hoa của cây Me tây
Hoa của cây Me tây

1.3 Đặc điểm phân bố

Chi Pithecellobium Mart. tại nước ta có 2 loài, Me tây là loài nhập về trồng. Me tây là loài có nguồn gốc ở vùng Trung Mỹ, được người Bồ Đào Nha đem vào Indonesia trước đây khoảng vài trăm năm, người Tây Ba Nha lại có công đưa loài cây này vào Philippin.

Tại nước ta, hiện nay vẫn chưa rõ Me tây được nhập trồng từ bao giờ, cây được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, cây thường được trồng ven đường đi, làm hàng rào từ Thừa Thiên - Huế trở vào.

Me tây có bản chất là loài ưa sáng, có khả năng chịu khô hạn, thích nghi được trên nhiều loại đất khác nhau. Me tây sinh trưởng và phát triển tốt ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới điển hình nóng ẩm hoặc hơi khô như ở Ấn Độ, nhiệt độ trung bình năm dao động khoảng từ 24 đến 28 độ C, cây ra hoa quả nhiều, có thể trồng được bằng hạt.

Me tây thường chỉ lấy gỗ làm củi đun, lá dùng làm thức ăn chăn nuôi gia súc.

Quả của cây Me tây
Quả của cây Me tây

2 Thành phần hóa học

Vỏ thân chứa tanin với hàm lượng cao tới 37%, tuy nhiên hàm lượng này không cố định mà sẽ thay đổi tùy thuộc vào tuổi của cây.

Vỏ cây còn chứa nước (chiếm 8-12%), tanin (22-28%), dịch chiết aceton của vỏ chứa 3,4,7,3’,4’ penta hydroxyflavon.

Vỏ cây còn chứa chất màu vàng và 1,5% pectin và α spinasterol glucosid.

Lá chứa protein thô, cao chiết ether, N tự do, Canxi, tro, Phospho. Ngoài ra, các nhà khoa học cho rằng, có một hợp chất giống Insulin cũng được tìm thấy.

Hạt chứa nước, protein, chất béo, sợi, tro, bột.

Cồn chiết từ hạt chứa Saponin (2,4%), sterol glucosid, một hợp chất flavon, lecithin. Sau khi đem thủy phân thu được sapogenin.

Áo hạt của cây Me tây có chứa nước, protein, calci, Sắt, Thiamin, Riboflavin, acid nicotinic, Acid Ascorbic, các acid amin, lysin, trytophan, valin, phenylalanin.

Đường trong vỏ hạt là đường glucose, pectin, sterol glucosid.

Quả của cây Me tây
Quả của cây Me tây

3 Tác dụng của cây Me tây

3.1 Tác dụng dược lý

3.1.1 Tác dụng hạ đường huyết

Cao chiết từ lá của cây Me tây cho thấy tác dụng làm hạ Glucose huyết khi nghiên cứu trên động vật thí nghiệm. Lá của các cây cùng chi này cũng cho thấy tác dụng làm hạ glucose huyết. Hoạt chất đem lại tác dụng này cho Me tây là alcaloid.

3.1.2 Tác dụng trên cơ trơn

Cao khô chiết từ vỏ thân của cây Me tây bằng cồn 50 độ cho thấy tác dụng ức chế sự co bóp của hồi tràng chuột lang đã được cô lập.

3.1.3 Độc tính cấp

Cao khô chiết bằng cồn 50 độ từ vỏ thân của cây Me tây khá độc, liều LD50 = 250mg/kg.

Hình ảnh cây me tây
Hình ảnh cây me tây

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Vỏ cây Me tây có vị hơi đắng, chát, tính mát, lạnh, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt.

3.2.2 Công dụng

Lá của cây Me tây được dùng để chữa trị cho bệnh nhân đái tháo đường. Rễ, vỏ cây dùng trong trường hợp bị sốt hoặc sốt rét.

Liều dùng được khuyến cáo là 10-20g lá hoặc rễ đem sắc lấy nước uống. Vỏ cây có độc do đó còn được dùng làm duốc cá.Cơm quả có thể ăn được, có vị bùi và béo.

Toàn bộ cây Me tây
Toàn bộ cây Me tây

4 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Me tây, trang 263-264. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Me Tây (Mán Đỉa - Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633