Mè Đất (Leucas aspera (Willd.) Link.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Lamiales (Bạc hà)

Họ(familia)

Lamiaceae (Bạc hà)

Chi(genus)

Leucas

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Leucas aspera (Willd.) Link.

Mè Đất (Leucas aspera (Willd.) Link.)

Mè đất thuộc dạng cây thảo, sống hàng năm, chiều cao mỗi cây khoảng 20-40cm. Mè đất thuộc họ Bạc Hà do đó thân cây có hình vuông, phần gốc đã hóa gỗ được dùng để trị viêm xoang. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Leucas aspera (Willd.) Link.

Tên gọi khác: Cây tổ ong, vừng đất, phong sào thảo.

Họ thực vật: Bạc hà Lamiaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Mè đất thuộc dạng cây thảo, sống hàng năm, chiều cao mỗi cây khoảng 20-40cm. Mè đất thuộc họ Bạc hà do đó thân cây có hình vuông, phần gốc đã hóa gỗ. Cây mọc thẳng, phân thành nhiều cành, trên vỏ thân và vỏ cành đều bao phủ một lớp lông.

Lá cây mọc đối, phiến lá có dạng hình mác hẹp, chiều dài mỗi lá khoảng 2 đến 5cm. Lá cây gần như không có cuống, gốc lá thuôn, đầu lá nhọn. Mép là có răng cưa nhưng thưa, 2 mặt của lá đều phủ một lớp lông.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành tạo thành hình cầu, đường kính của mỗi cụm hoa khoảng 1,5 đến 2cm. Mỗi cụm hoa gồm nhiều hoa màu trắng.

Tràng hình ống.

Quả bế, hình trứng nhẵn, quả có cạnh, vỏ ngoài có màu nâu.

Hình ảnh cụm hoa
Hình ảnh cụm hoa

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Thời điểm thu hái: Mùa hè.

Chế biến: Phơi khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Toàn cây
Toàn cây

Chi Leucas R. Br. gồm các loài chủ yếu là thân cỏ, được tìm thấy chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á. Tại nước ta đã tìm thấy 5 loài, chủ yếu được dùng để làm thuốc.

Mè đất phân bố gốc ở Ấn Độ và phân bố rộng rãi ở khu vực Ấn Độ - Malaysia, các nước Tây Á, Đông Nam Á.

Tại nước ta, cây được tìm thấy chủ yếu ở khu vực vùng núi và trung du, đặc biệt là khu vực miền Bắc.

Mè đất có bản chất là cây ưa sáng, mọc nhanh thường tạo thành quần thể ở ven rừng hoặc trên các khu vực nương rẫy.

Quả già sau khi già sẽ tự mở để giải phóng hạt xuống dưới đất và bắt đầu chu kỳ tiếp theo. Cây con thường mọc vào tháng 3 đến tháng 4 hàng năm. Vào mùa đông cây bắt đầu tàn lụi.

Hoa mè đất có màu trắng
Hoa mè đất có màu trắng

2 Thành phần hóa học

Chồi của cây có chứa 1-hydroxy terraria conan - 4 - on và một số hoạt chất khác như Trichophyton có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.

3 Tác dụng - Công dụng của cây mè đất

3.1 Tác dụng dược lý

Dịch chiết bằng cồn từ lá của cây mè đất đã được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn đối với Escherichia coli và Micrococcus pyogenes var. aureus.

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

Hình ảnh lá cây
Hình ảnh lá cây

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Cây có vị đắng, cay, tính ẩm, mùi thơm.

Tác dụng: Chỉ khái, hóa đàm, tiêu viêm, giải cảm, sát trùng.

3.2.2 Công dụng

Mè đất được sử dụng để chữa cảm sốt, ho, viêm đường hô hấp. Khi dùng với các vị khác thì có tác dụng chữa ho gà cho trẻ nhỏ rất tốt với liều dùng được khuyến cáo là 15-30g dưới dạng thuốc sắc.

Một số tài liệu nước ngoài cho rằng, dịch ép từ cây mè đất có tác dụng chữa một số bệnh lý ngoài da như vảy nến, ghẻ lở, vết thương sưng đau.

Nhân dân Ấn Độ sử dụng hoa của cây mè đất để chữa cảm sốt, lá của cây được dùng để chữa thấp khớp mạn tính.

4 Một số cách trị bệnh từ cây Mè đất

4.1 Chữa ho gà ở trẻ

Bài 1:

  • 12g mè đất.
  • 8g hẹ.
  • 8g vỏ chanh.
  • 8g Cam Thảo.
  • 2 cái vỏ trứng gà đã ấp, đem sao cùng giấm.
  • Các vị đem giã nhỏ, sắc nước, thêm đường.
  • Đối với trẻ từ 1-3 tuổi thì mỗi lần uống 3 thìa cà phê.
  • Đối với trẻ từ 4-5 tuổi thì mỗi lần uống 4 thìa cà phê.
  • Đối với trẻ từ 6-9 tuổi thì mỗi lần uống 5-6 thìa cà phê.
  • Mỗi ngày uống 3 lần.

Bài 2

  • 30g mè đất sao vàng, hạ thổ.
  • 20g hoa cây guốc nước mặn sao vàng.
  • 16g đọt cây dâu.
  • 12g đọt cây chanh.
  • Các vị đem thái nhỏ, sắc cùng với nước sau đó hòa với đường để uống.
  • Trẻ từ 1-3 tuổi cho uống 1 thìa cà phê mỗi lần.
  • Trẻ từ 4-6 tuổi cho uống 1,5 thìa cà phê mỗi lần.
  • Trẻ từ 7-9 tuổi cho uống 2 thìa cà phê mỗi lần.
  • Trẻ từ 10 đến 12 tuổi cho uống 2,5 thìa cà phê mỗi lần.
  • Trẻ từ 13 đến 15 tuổi cho uống 3 thìa cà phê mỗi lần.
  • Mỗi ngày uống 2 lần, kiêng cho trẻ ăn chất tanh.

Bài 3:

  • 30g mè đất sao vàng.
  • 20g Kim ngân.
  • Các vị đem thái nhỏ, sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Cây mè đất
Cây mè đất

4.2 Cây mè đất chữa viêm xoang

Trong thành phần của mè đất có chứa Trichophyton có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, đặc biệt phù hợp với bệnh nhân viêm xoang. Có thể sử dụng nước cốt của cây mè đất bằng cách giã nát thân và lá với muối, vắt lấy nước và nhỏ vào mũi.

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự (Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật). Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam, tập 1. Me đất, trang 264-265. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Mè Đất (Leucas aspera (Willd.) Link.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633