Mẫu Thảo ( Cỏ Mẹ - Lindernia crustacea (L.) F. Muell.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) | Lamiales (Hoa môi) |
Họ(familia) | Scrophulariaceae (Hoa mõm sói) |
Chi(genus) | Lindernia |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Lindernia crustacea (L.) F. Muell. |
Mẫu thảo thuộc dạng cây thảo, cây mọc hàng năm, cây mọc trườn, rễ cây bén ở các mắt, cây phân nhánh nhiều từ gốc. Lá cây có dạng hình trái Xoan nhọn, lá mọc đối, không có lông. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Lindernia crustacea (L.) F. Muell.
Tên gọi khác: Cỏ mẹ, Dây lưới đòng.
Họ thực vật: Scrophulariaceae (Hoa mõm sói).
1.1 Đặc điểm thực vật
Mẫu thảo thuộc dạng cây thảo, cây mọc hàng năm, cây mọc trườn, rễ cây bén ở các mắt, cây phân nhánh nhiều từ gốc.
Lá cây có dạng hình trái xoan nhọn, lá mọc đối, không có lông, có góc ở gốc, mép lá khía răng cưa, cuống lá ngắn.
Hoa mọc ở nách lá, cuống hoa dài, có nhiều lông mọc lún phún, hoa thường bằng hoặc dài hơn lá. Đài dính đến phân nửa, tràng có có màu tím.
Quả của cây Mẫu thảo thuộc dạng quả nang, nhẵn, quả có dạng hình trứng, chiều dài bằng đài.
Hạt cây nhỏ, màu vàng, hạt có dạng hình trứng, hơi có mạng không đều.
Dưới đây là hình ảnh cây Mẫu thảo:
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Khi dùng thì thu hái toàn cây sau đó đem rửa sạch.
Rễ cây rửa sạch, phơi khô để dùng dần.
1.3 Đặc điểm phân bố
Mẫu thảo được tìm thấy ở Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippin, Australia và Việt Nam.
Tại nước ta, cây được tìm thấy ở nhiều tỉnh thành khác nhau bao gồm Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Mẫu thảo thường mọc ở ven rừng, sân vườn, các bãi hoang, ven đường, ruộng hoa, độ cao có thể lên đến 1500 mét.
Cây thường ra hoa vào mùa hè đến mùa thu.
2 Thành phần hóa học
Mẫu thảo chứa hai chất đắng chưa được xác định rõ, thuộc nhóm alcaloid hay glucosid.
3 Tác dụng của cây Mẫu thảo
3.1 Tác dụng dược lý
30 hợp chất bao gồm một diterpene, 4 anthraquinone, 2 ionone, 14 phenylpropanoid glycoside, 5 Flavonoid, 1 lignan glycoside, 1 phenethyl alcohol glycoside, 1 phenylpropene glycoside, 1 dẫn xuất glucosyl Glycerol, 1 furanone và 2 dẫn xuất axit cinnamic đã được phân lập từ chiết xuất Ethanol của cây. Tất cả các hợp chất phân lập được lần đầu tiên thu được từ loài Lindernia sp. Khi tiến hành đánh giá hoạt tính chống virus Epstein-Barr của chiết xuất thô cây Mẫu thảo, các phân đoạn phân chia và các thành phần đã được thực hiện lần đầu tiên. Phytol (1), aloe-emodin (2), byzantionoside B (7), hỗn hợp trans-martynoside (8) và cis-martynoside (9), hỗn hợp trans-isomartynoside (10) và cis-isomartynoside (11), luteolin-7-O-β-D-glucopyranoside (24), và apigenin-7-O-[β-D-apiofuranosyl (1→6)-β-D-glucopyranoside] (25) thể hiện tác dụng ức chế đáng kể đối với chu trình phân hủy EBV ở 20 μg/mL trong phân tích miễn dịch. Mặt khác, (6R,7E,9R)-3-oxo-α-ionol-β-D-glucopyranoside (6) và hỗn hợp trans-dolichandroside A (12) và cis-dolichandroside A (13) cho thấy hoạt động chống EBV vừa phải ở 20 μg/mL.
Nghiên cứu chiết xuất từ phần trên mặt đất của cây Mẫu thảo cho thấy tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt, trong đó chiết xuất benzen cho thấy hoạt động đáng kể hơn trong cả ba chiết xuất. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu đầu tiên về tác dụng của loài cây này do đó vẫn cần có những nghiên cứu sâu hơn để xác nhận kết quả.
3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Mẫu thảo có vị đắng, tính mát, cây có tác dụng hoạt huyết điều kinh, thanh nhiệt giải độc, nhuận phế, lợi niệu, chỉ khái. Cây có tác dụng gây nôn tẩy rất gần với Dương Địa Hoàng.
3.2.2 Công dụng
Mẫu thảo thường được dùng để trị lỵ do trực trũng cấp và mạn, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột ỉa chảy, viêm gan, cảm mạo, viêm thận thủy thũng, bạch đới.
Liều dùng được khuyến cáo là 40-80g rễ đem sắc lấy nước uống.
Có thể dùng ngoài bằng cách lấy rễ hoặc cành lá tươi giã nát đắp trong trường hợp bị đinh độc, ung nhọt, vết thương do rắn cắn hoặc do ve đốt.
Nhân dân còn dùng cây Mẫu thảo tươi đem giã nát với đường cháy khi bị bệnh ngoài da, eczema.
4 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Mẫu thảo, trang 78. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2024.
Tác giả Yu-Chi Tsai và cộng sự (Ngày đăng tháng 3 năm 2020). Bioactive constituents of Lindernia crustacea and its anti-EBV effect via Rta expression inhibition in the viral lytic cycle, PubMed. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2024.
Tác giả Smriti Rekha Chanda Das và cộng sự (Ngày đăng năm 2019). SCIENTIFIC EVIDENCE OF LINDERNIA CRUSTACEA (L) F.MUELL, AN INDIGENOUS PLANT: A FOLKLORE MEDICINE USED TRADITIONALLY, Research Gate. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2024.