Máu Chó (Knema corticosa Lour.)

1 sản phẩm

Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Máu Chó (Knema corticosa Lour.)

Cây Máu Chó thuộc họ thực vật Nhục đậu khấu, được nhân dân sử dụng với mục đích điều trị ghẻ rất hiệu quả. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về cây Máu Chó

1 Giới thiệu

Hạt cây Máu Chó
Hạt cây Máu Chó

Tên khác: Muscadier à suif (Pháp).

Tên khoa học: Knema corticosa Lour.

Họ thực vật: Họ Nhục đậu khấu Myristicaceae.

Cần tránh nhầm lẫn với cây Máu Chó Lá To (có tên khoa học là Horsfieldia amygdalina Warb).

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây nhỡ, cao khoảng 6 đến 8 mét.

Thân thẳng, Nhựa sau khi chặt có màu đỏ.

Cành non, trên cành có lông tơ màu đỏ. Các cành già thường nhẵn, trên cành có các vết khía.

Lá mọc so le, dài từ 11 đến 19cm, phiến lá rộng khoảng 2 đến 2,5cm.

Gốc lá thuôn, đầu lá nhọn, phiến lá nhẵn, mặt trên lá có màu sẫm bóng, mặt dưới có màu xám nhạt.

Hoa đơn tính, màu nâu nhạt.

Cụm hoa đực mọc trên kẽ lá.

Bao hoa hình cầu, không mở, mỗi bao gồm có 3 thùy.

Cụm hoa cái có cuống dài.

Quả hình cầu, vỏ quả có màu vàng.

Hạt nhẵn, màu nâu xám.

Mùa hoa quả rơi vào tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Hạt.

Thu hái vào mùa hạ, sau khi thu hái sẽ phơi khô để sử dụng.

1.3 Đặc điểm phân bố

Cây Máu Chó
Cây Máu Chó

Cây Máu Chó phân bố ở các nước thuộc bán đảo Đông Dương, Thái Lan, Myanmar.

Tại nước ta, cây Máu Chó được tìm thấy ở nhiều tỉnh miền núi, đặc biệt là các tỉnh thuộc miền Trung.

Cây có thể trồng trong nơi ít ánh sáng, thường mọc ở rừng kín. Cây ưa mọc trên những vùng đất màu mỡ, ẩm, ra hoa quả hàng năm.

2 Thành phần hóa học

Hạt Máu Chó có chứa thành phần tanin, protein, nhiều enzym, đường, tinh bột, dầu béo.

Dầu hạt Máu Chó có tính chất lỏng, nhớt, vị nhạt, có màu nâu sẫm.

3 Tác dụng - Công dụng của cây máu chó

3.1 Tác dụng dược lý

Kháng khuẩn, kháng viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi.

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Hạt Máu Chó có tác dụng sát trùng.

3.2.2 Công dụng

Nhân dân thường sử dụng hạt Máu Chó để chữa ghẻ, rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 10 hạt máu chó, đập dập nhằm loại bỏ vỏ ngoài, giã nguyễn, sau đó lấy chế phẩm trộn với 10-20ml dầu hoặc mỡ lợn, đun sôi hỗn hợp trong khoảng 15 phút.
  • Lọc, để nguội.
  • Sử dụng tăm bông, chấm thuốc rồi bôi vào các mụn ghẻ.
  • Mỗi ngày bôi 2 lần, chỉ cần bôi một lớp thật mỏng.

Hoặc:

  • Lấy 50g hạt Máu Chó.
  • Sấy, loại bỏ vỏ, nghiền nhỏ.
  • Trộn hạt Máu Chó đã nghiền với 200ml rượu trắng từ 30 đến 40 độ.
  • Đun sôi nhỏ lửa.
  • Dùng tăm bông bôi một lớp thật mỏng lên vùng điều trị.

4 Một số cách trị bệnh từ cây Máu Chó

4.1 Chữa lở loét, ghẻ

Hạt Máu Chó, Hạt Củ Đậu, quả Bồ Hòn theo tỷ lệ 1: ½ : ½, giã nhỏ, trộn đều hỗn hợp rồi bôi.

4.2 Chữa đau lưng

Hình ảnh cây Máu Chó
Hình ảnh cây Máu Chó

Máu Chó thường được kết hợp trong các bài thuốc chữa đau lưng, các bệnh liên quan đến xương khớp.

Chuẩn bị:

16g cây Máu Chó.

Xuyên Khung, Tục Đoạn, Dây Đau Xương, Cẩu Xích, mỗi vị 12g.

Cho 1 lít nước vào nấu đến khi còn 1 nửa.

Chia đều, uống làm 3 lần mỗi ngày.

5 Tài liệu tham khảo

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tác giả Đỗ Tất Lợi, xuất bản năm 2004. Cây Máu Chó, trang 104-105, Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Máu Chó (Knema corticosa Lour.)

Dầu tắm gội CROMIX-LICE
Dầu tắm gội CROMIX-LICE
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633