Mật Đà Tăng
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Mật đà tăng có tên gọi khác là Đà tăng, Lô đê, Kim đà tăng và có tên khoa học là Lithargyrum, đây là một loại dư phẩm còn xót lại sau khi chế biến bạc, thường đọng lại ở đáy của lò nấu bạc. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Mật đà tăng là gì?
Mật đà tăng có tên gọi khác là Đà tăng, Lô đê, Kim đà tăng và có tên khoa học là Lithargyrum.
Mật đà tăng có bản chất là tiếng Ấn Độ sau khi phiên âm, đây là một loại dư phẩm còn xót lại sau khi chế biến bạc, thường đọng lại ở đáy của lò nấu bạc.
Phương pháp bào chế: Có thể dùng sống tán nhỏ thành bột mịn hoặc có thể đem nung lên sau đó để nguội rồi tán. Sử dụng rây số 22 để rây bột. Bột sau khi rây đem trộn cùng với dầu mè, giấm,... cho đến khi thu được kết cấu sền sệt.
2 Tính chất vật lý
Mật đà tăng ở dạng bột, có màu vàng cam đỏ, kích thước không đều, trong bột có lẫn các tinh thể óng ánh.
Mật đà tăng không mùi, không vị, tỷ trọng cao.
3 Thành phần hóa học
Mật đà tăng chứa thành phần chính là chì oxit, ngoài ra còn có một phần chì chưa bị oxy hóa.
Các thành phần khác (tạp chất) trong Mật đà tăng bao gồm Al3+, Fe3+, Sb3+, Mg2+, Ca2+.
4 Công dụng và liều dùng
Mật đà tăng là vị thuốc được sử dụng trong cả Đông y và Tây y.
4.1 Trong Đông y
Hiện nay, Mật đà tăng được dùng nhiều trong Đông y hơn Tây y, dùng để chế cao dán trong các trường hợp bị nhọt, đôi khi mật đà tăng cũng được sử dụng theo đường uống.
Tính vị: Các tài liệu cổ ghi chép rằng, Mật đà tăng có vị mặn, cay, hơi độc, tính bình.
Quy kinh: Mật đà tăng quy vào kinh can.
Tác dụng: Sát trùng, trừ đờm, thu liễm trấn kinh. Mật đà tăng được sử dụng trong các trường hợp bị vết sạm ngoài da, ngũ trĩ hoặc dùng để làm cao dán nhọt.
Liều uống hàng ngày được khuyến cáo là từ 0,5 đến 1g.
Cấm kỵ: Những người trúng hàn không do nguyên nhân thực tà thì không được dùng Mật đà tăng.
Sử dụng mật đà tăng trong thời gian dài có thể gây nhiễm độc chì do đó cần thận trọng trong quá trình sử dụng.
4.2 Trong Tây y
Tây y sử dụng mật đà tăng để nấu cao dùng trong trường hợp bị mụn nhọt, tuy nhiên hiện nay ít được sử dụng do có độc tính cao.
5 Bài thuốc sử dụng mật đà tăng
5.1 Chữa miệng hôi thối
4g Mật đà tăng.
Hòa với nước ấm để súc miệng, không được nuốt.
5.2 Chữa hôi nách
100g Mật đà tăng.
60g Bạch Chỉ tán bột.
Trộn 2 loại sau đó xoa vào nách.
Dùng để chữa vết loét thì cần hòa với Dầu Vừng sau đó mới bôi lên vùng tổn thương.
5.3 Trị nước ăn chân
Sử dụng 30 Mật đà tăng đem tán mịn sau đó trộn với dầu mè để bôi.
5.4 Trị chàm da
500g Mật đà tăng, tán mịn, rây mịn.
20g Hoàng đơn, tán nhỏ, rây mịn.
300g Vỏ chàm, đốt tồn tính, tán mịn.
1000g Thầu dầu.
Đem đun mật đà tăng, vỏ chàm với dầu thầu dầu đun sôi 10 phút. Sau đó cho Hoàng đơn vào khuấy đều.
Bắc xuống và tiếp tục khuấy cho đến khi nguội.
6 Tài liệu tham khảo
Tác giả Đỗ Tất Lợi. Mật đà tăng, trang 1044-1045. Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2024.