Măng Tây (Asparagus officinalis)

7 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Măng Tây (Asparagus officinalis)

Măng tây được biết đến với công dụng phổ biến là một loại thực phẩm chế biến bằng nhiều cách giúp nhuận tràng, lợi tiểu,.... Vậy những đặc tính, tác dụng của Măng tây là gì? Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin có thể giúp bạn hiểu hơn được phần nào về loại thực vật này.

1 Giới thiệu về Măng Tây

Măng tây - Asparagus officinalis L. là một loài thực vật mọc trong tự nhiên thuộc họ Thiên Môn - Asparagaceae.

Măng tây được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe với hàm lượng cao các hợp chất có hoạt tính sinh học. Theo nghiên cứu khoa học mới nhất cho rằng, các thành phần hóa học phụ của măng tây có thể được sử dụng có chọn lọc để thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn lactobacilli và bifidobacteria cộng sinh hoặc lợi khuẩn. 

Ảnh măng tây

1.1 Đặc điểm thực vật

Măng tây là cây thân thảo với thân rễ ngọc ngầm trong đất. Thân rễ dày, có nhiều rễ dài với đường kính 5-6mm, màu nâu sáng và xốp. Các thân đứng mọc trong không khí rải rác những vết sẹo của những nhánh đã rụng. Các thân khi sinh này mang những vòng cành nhỏ biến đổi thành lá hình kim. Lá thật tiêu giảm. Hoa của măng tây rất nhỏ, màu lục, hình chuông, dài độ 6mm, tập hợp 4-6 cái thành nhóm ở nách lá của các cành dạng lá. Quả dày, màu đỏ, hình cầu.

Ảnh các bộ phận Măng Tây

1.2 Đặc điểm phân bố

Măng tây có nguồn gốc ở miền nam châu Âu, sau đó được du nhập và trồng ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam trồng chủ yếu để lấy chồi non (măng) làm rau ăn, tức là phần chồi của thân rễ ở cây. Khi mới mọc lên mặt đất sẽ được cắt đi vì lúc đó măng mềm dễ sử dụng, còn khi mọc lên cao nữa sẽ xuất hiện các mạch gỗ làm cho măng cứng và khó sử dụng. Thông thường măng sẽ ra hoa vào khảng tháng 5-7, có quả vào tháng 9 đến tháng 11.

Ở Việt nam, Măng được trồng nhiều ở hà Nội, Lâm đồng và một số tỉnh lân cận khác.

1.3 Chế biến và thu hoạch

Măng tây thường sử dụng Rễ - Radix Asparagi Officinalis, hay còn gọi là Tiểu Bách Bộ để sử dụng và chế biến. Người dân có thể thu hái măng và rễ quanh năm.

Sau 4 - 5 tháng trồng ở ruộng sản xuất, chăm bón tốt cây cho măng lớn có thể thu hoạch được.

Asparagi Officinalis, hay còn gọi là Tiểu bách bộ để sử dụng và chế biến. Có thể thu hái măng và rễ quanh năm.

Những ngọn măng tây xanh cùng với rễ của chúng được thu hoạch và chế biến. Mỗi cây được vệ sinh sạch sẽ và cắt chia thành 3 phần

  • Phần ăn được
  • Hai sản phần phụ gồm

Phần trên đài dài khoảng 15cm có thể ăn được

Phần còn lại của măng dài khoảng 15-18cm là phần không ăn được

  • Gốc

Rễ được làm sạch để loại bỏ cát và ba phần được bảo quản trong tủ đông ở -18°C. Sau đó, chúng được đông khô bằng máy sấy đông lạnh ở −53 °C và áp suất 0,101 mbar trong 5 ngày.

2 Thành phần hóa học

Măng tây ( Asparagus officinalis L.) được coi là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe vì ít calo, hàm lượng chất xơ cao và sự hiện diện của một số chất phytochemical bao gồm, trong số những chất khác, fructan, Flavonoid , vitamin , Saponin hoặc axit cinnamic,....

Các thành phần của măng tây là nước 90-95%, glucid 1.70-2.50%, lipid 0.10-0.15%, protid 1.60-1.90, cellulose 0.550.70%, các Vitamin A, B. B, C, khoảng 10% chất khoáng với Mangan, Sắt, photpho, Kali, calcium, fluor, brom, iot..., một lượng ít tanin, một saponosid có khung genin là sarsasapogenin 

Các chồi non chứa asparagin, coniferin, một ít rutosid (có nhiều hơn ở các phần xanh), các vết anthocyanosid và một chất có Lưu Huỳnh có thể là dẫn xuất methyl sulfonium của methionin. Do vậy trong nước tiểu người ăn măng tây có chứa methyl mercaptan (methanethiol) có mùi khó chịu. Trong rễ có sarsasapogenin, coniferin, acid chelidonic, man nít, asparagine, muối kali

3 Tác dụng - Công dụng Măng Tây theo Y học cổ truyển

3.1 Tác dụng dược lý

  • Măng tây có tác dụng
  • Tăng cường hệ miễn dịch và hoạt động hệ tiêu hóa
  • Bảo vệ tim mạch
  • Tác dụng chống viêm
  • Ngăn ngừa sự lão hóa và cải thiện làn da
  • Ngăn ngừa ung thư
  • Lợi tiểu, giảm cân
  • Tốt cho mẹ bầu và thai nhi

Măng tây xanh còn được biết đến như một loại dược liệu quý chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như axit ferulic, kaempferol, quercetin, Rutin, isorhamnetin, axit axetic, apigenin, baicalein, saponin với các khả năng kháng oxy hóa, điều hòa miễn dịch, ức chế sự phát triển và di căn khối u, có tiềm năng sử dụng làm chất điều hòa miễn dịch và chống viêm trong thực phẩm chức năng, và vẫn đang được nghiên cứu nhiều trong sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm.

3.2 Công dụng Măng tây theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Rễ cây có vị đắng, hơi cay, tính hơi ấm, 

Tác dụng nhuận phế trấn khái, khư đàm, sát trùng. 

Măng có tác dụng làm dịu sự kích thích, lợi tiểu, nhuận tràng, trợ tim, làm dịu, bổ và kích dục, còn cung cấp các chất khoáng cho cơ thể làm giảm lượng Glucose niệu. 

Rễ có tác dụng lợi tiểu hơn măng, làm giảm lượng muối, giúp ăn ngon và làm dịu tim. Asparagine rất cần cho sự xây dựng, sự phân chia các tế bào và sự bền hồi cơ thể.

3.2.2 Công dụng của Măng tây theo Y học cổ truyền

Măng Tây được sử dụng để ăn, có mùi dễ chịu, rất thích hợp với người bị suy niệu, thiếu ngủ, chất khoáng, gan và thận yếu, sỏi niệu, thống phong, thấp khớp, viêm phế quản mạn, đái tháo đường, đánh trống ngực.

Rễ cây được sử dụng trong các trường hợp giảm niệu của các bệnh nhân tim, thận, thủy thũng, vàng da.

Ở Trung quốc, Măng tây được dùng trị phổi nóng sinh họ và sát trùng; được dùng ngoài trị bệnh ngoài da, ghẻ, nấm và ký sinh trùng.

4 Những điều cần lưu ý khi sử dụng măng tây

  • Dùng Măng ăn như rau hoặc dùng dịch chiết. 
  • Người bị viêm bàng quang, viêm khớp cấp tính không nên dùng. 
  • Rễ dùng dưới dạng nước sắc, cao lỏng hay xirô. 
  • Không dùng cho người bị viêm đường tiết niệu cũng như người bị bệnh thần kinh.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2 (xuất bản năm 2021). Măng tây, trang 61 - 62, từ điển cây thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2023.
  2. Tác giả Araceli Redondo-Cuenca, ngày đăng báo năm 2022. Nutritional composition of green asparagus (Asparagus officinalis L.), edible part and by-products, and assessment of their effect on the growth of human gut-associated bacteria, pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Măng Tây (Asparagus officinalis)

Orgain Organic Protein & Superfoods
Orgain Organic Protein & Superfoods
Liên hệ
SkinMD Rice Bubble Foam Cleanser 200ml
SkinMD Rice Bubble Foam Cleanser 200ml
Liên hệ
SkinMD Day & Night Brightening Cream 50ml
SkinMD Day & Night Brightening Cream 50ml
Liên hệ
Cobamita Powder
Cobamita Powder
465.000₫
JP Natural Organic
JP Natural Organic
Liên hệ
Fosxynea
Fosxynea
Liên hệ
Tui Hua Shen Jing Tong
Tui Hua Shen Jing Tong
145.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633