Mắc Nưa (Mặc Nưa - Diospyros mollis)

0 sản phẩm

Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Mắc Nưa (Mặc Nưa - Diospyros mollis)

Mắc Nưa hay còn được gọi là Mặc Nưa, là cây gỗ cao từ 10 đến 20 mét, thường được sử dụng làm gỗ để sản xuất đồ dùng mỹ nghệ, quả của cây có tác dụng trị giun. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về cây Mặc Nưa

1 Giới thiệu

Đặc điểm thực vật của cây Mắc Nưa
Đặc điểm thực vật của cây Mắc Nưa

Tên gọi khác: Mặc Nưa.

Tên khoa học: Diospyros mollis Griff.

Họ thực vật: Họ Thị Ebenaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây cao khoảng 10 đến 20 mét.

Ban đầu, cành và các bộ phận của cây có một lớp lông bao phủ, sau không có lông.

Lá mọc so le. Lad có hình trứng dài, phiến lá nguyên, mỗi phiến dài từ 5,5 đến 13cm, rộng khoảng 5,5 đến 7cm.

Cuống lá dài khoảng 3-6mm, có lông.

Hoa đơn tính, kích thước tương đối nhỏ, hoa có màu vàng nhạt.

Hoa đực có lông, mọc thành xim ngắn.

Hoa các mọc đơn độc ở nách lá.

Quả của cây Mắc Nưa
Quả của cây Mắc Nưa

Quả của cây có hình cầu, đường kính khoảng 20 đến 30mm, mỗi quả có trọng lượng từ 8 đến 12g, chứa 3 đến 6 hạt. Khi xanh, có màu xanh tươi, khi chín có màu vàng xanh hoặc vàng hồng. Mỗi cây Mắc Nưa cho khoảng 100-500kg quả mỗi năm.

1.2 Thu hái và chế biến

Mắc Nưa được trồng để lấy gỗ và quả.

Quả được sử dụng làm thuốc nhuộm màu đen.

Quả có thể dùng tươi hoặc dùng khô, nhưng chủ yếu là dùng tươi.

1.3 Đặc điểm phân bố

Mắc Nưa được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền Nam của nước ta. Ngoài ra, cây cũng được trồng ở nhiều nước khác như Thái Lan, Lào, Campuchia.

2 Thành phần hóa học

Quả dùng để nhuộm đen vải
Quả dùng để nhuộm đen vải

Trong thành phần của quả Mắc Nưa có chứa:

  • Hydroquinone.
  • Tanin.
  • Acid hữu cơ.
  • Sterolic.
  • Men invectin.
  • Men emulsin.

Nguyễn Bá Tước đã sử dụng ete trong môi trường acid để chiết được từ quả Mắc Nưa hợp chất hydroquinon, không tan trong nước, nhưng có thể tan được trong các dung môi hữu cơ ngoại từ dung môi ete trong dầu hỏa. Công thức hóa học của hợp chất này là C12H12O2.

3 Tác dụng - Công dụng của cây mắc nưa

3.1 Tác dụng dược lý

Nguyễn Bá Tước sau khi nghiên cứu thấy quả của cây Mắc Nưa ít độc, có tác dụng trị giun theo như kinh nghiệm dân gian vẫn sử dụng.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu và nhiều thí nghiệm còn chứng minh được rằng, tác dụng trị giun của quả Mắc Nưa do chứa dipyrone.

Mắc Nưa còn có tác dụng kháng sinh nhẹ.

3.2 Công dụng

Mắc Nưa được sử dụng chủ yếu để lấy gỗ làm đồ dùng mỹ nghệ và các đồ gỗ.

Quả của cây Mắc Nưa được sử dụng để nhuộm đen. Nhân dân thường sử dụng để nhuộm tơ lụa nhưng sau khi nylon xuất hiện thì Mắc Nưa cũng được dùng để nhuộm nylon, sợi nylon sau khi nhuộm có khả năng cháy được.

Hạt Mắc Nưa dùng làm thuốc trị giun, mỗi ngày ăn từ 6 đến 10 hạt.

4 Tài liệu tham khảo

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tác giả Đỗ Tất Lợi. Mắc Nưa (trang 177-178). Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Mắc Nưa (Mặc Nưa - Diospyros mollis)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633