Lu Lu Đực (Thù Lù Đực - Solanum nigrum L.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) | Solanales (Cà) |
Họ(familia) | Solanaceae (Cà) |
Chi(genus) | Solanum |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Solanum nigrum L. |
Lu lu đực được tìm thấy phổ biến ở các vùng nhiệt đới, ôn đới ấm, á nhiệt đới. Tại nước ta, cây được tìm thấy ở các tỉnh có vùng núi cao trên 1500m hoặc các tỉnh đồng bằng. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Solanum nigrum L.
Tên gọi khác: Thù lù đực, Nụ áo, Cà đen.
Họ thực vật: Cà Solanaceae.
Cây Thù lù có mấy loại? Cây thù lù có 2 loại gồm:
- Cây thù lù đực còn gọi là cây lu lu đực, có tên khoa học là Solanum nigrum L.
- Cây thù lù cái còn được gọi là cây tầm bóp, có tên khoa học là Physalis angulata L.
1.1 Đặc điểm thực vật
Lu lu đực thuộc dạng cây thảo, cây sống theo năm hoặc lâu năm, chiều cao mỗi cây khoảng từ 30-70cm.
Thân và cành cây đều nhẵn, có cạnh, vỏ ngoài có màu lục.
Lá cây mọc so le, phiến lá của Lu lu đực có dạng hình bầu dục, chiều dài khoảng 4-15cm, gốc lá thuôn hoặc tròn, đầu lá nhọn, mép lá lượn sóng, màu lục sẫm. Mặt dưới gân kết thành mạng rõ. Khi vò lá thấy có mùi hắc.
Cụm hoa mọc ở trên thân, xa kẽ lá, mọc thành chùm dạng tán. Hoa có kích thước nhỏ, màu trắng, đôi khi thấy có màu tím, đài hình phễu, 5 răng, nhị 5, bầu 2 ô.
Quả mọng, có dạng hình cầu. Quả khi chín có màu đen bóng, hạt nhiều, hạt dẹt, bề mặt nhẵn.
Mùa hoa từ tháng 5 đến tháng 6, mùa quả từ tháng 7 đến tháng 8.
Dưới đây là hình ảnh cây Lu lu đực:
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Thời điểm thu hái: Quanh năm.
Chế biến: Phơi hoặc sấy khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Lu lu đực được tìm thấy phổ biến ở các vùng nhiệt đới, ôn đới ấm, á nhiệt đới.
Tại nước ta, cây được tìm thấy ở các tỉnh có vùng núi cao trên 1500m hoặc các tỉnh đồng bằng.
Lu lu đực là cây ưa ẩm, ưa sáng, hơi chịu bóng, thường mọc lẫn trong vườn, bãi hoang, ruộng ngô,...
Cây ra hoa quả nhiều, hạt có thể tồn tại trong đất qua mùa đông và nảy mầm vào tháng 3 đến tháng 4 năm sau.
Lu lu đực được coi là một loài cỏ dại gây ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây trồng. Cành và lá của cây dùng làm phân xanh hoặc làm thức ăn cho gà.
2 Thành phần hóa học
Các hoạt chất có trong Lu lu đực bao gồm:
- Solamagun.
- Acid citric.
- Vitamin C.
- Riboflavin.
- Solasonin.
- Protein.
- Chất béo.
- Chất khoáng.
- Các hợp chất carbohydrate.
- Quả lu lu đực có chứa các glucoalcaloid steroid.
3 Tác dụng - Công dụng của cây Lu lu đực
Tác dụng của cây lu lu đực
1.3.1 Tác dụng hạ sốt
Khi tiến hành thử nghiệm trên chuột nhắt trắng, gây sốt bằng cách sử dụng men bia hỗn dịch 20%, khi tiêm dưới da chuột với liều 20ml/kg, sau đó sử dụng cao khô lu lu đực chiết bằng cồn 95 độ, sử dụng liều 500mg/kg vẫn chưa thấy có tác dụng hạ sốt.
Tác dụng giảm đau với phương pháp tấm nóng
Lu lu đực cũng chưa cho thấy tác dụng rõ ràng với nghiệm pháp này.
1.3.2 Tác dụng chống khối u
Khi tiến hành gây u bằng cách tiêm trong màng bụng của chuột nhắt trắng tế bào u báng hepatoma H22, sau đó sử dụng dịch chiết từ bài thuốc gồm có các vị Lu lu đực, dâu núi, dây toàn Solanum lyratum, nghệ trắng, Đương Quy, Đan sâm, dùng trong 8 ngày thấy tác dụng tốt.
1.3.3 Tác dụng bảo vệ gan
Sử dụng bài thuốc điều trị gan gồm lu lu đực, Lô Hội, gối nước, Xuyên Tâm Liên cho thấy tác dụng bảo vệ gan khá tốt sau khi cho chuột nhắt trắng đã bị gây độc gan bằng carbon tetraclorid.
1.3.4 Tăng sản lượng trứng gà
Sử dụng chế phẩm có chứa lu lu đực, sâm đất, muối đen ở các liều lượng khác nhau cho thấy tác dụng tăng sản lượng trứng gà so với nhóm chứng.
1.3.5 Độc tính
Cao khô của cây lu lu đực sau khi chiết bằng cồn 50 độ, cho chuột nhắt trắng dùng liều 1000mg/kg không thấy có biểu hiện độc.
1.3.6 Tác dụng khác
Tài liệu Ấn Độ ghi chép rằng, lu lu đực có tác dụng trên huyết áp, ức chế hoạt động tự nhiên của chuột nhắt.
3.1 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.1.1 Cây lu lu đực có độc không?
Tính vị: Toàn cây có vị đắng, ngọt, tính hàn, có độc.
Tác dụng: Giải độc, thanh nhiệt, tán ứ huyết, lợi niệu, tiêu thũng, tiêu viêm.
3.1.2 Công dụng
Lu lu đực được sử dụng trong các trường hợp viêm phế quản, cảm sốt, nhiễm khuẩn đường hô hấp, bệnh tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm thận cấp, viêm họng, tiểu tiện khó khăn, mẩn ngứa, vảy nến, bỏng, chín mé, viêm vú, áp xe.
Nhân dân ở khu vực châu u sử dụng lu lu đực trong các trường hợp đau nhức, chống co thắt, giúp dễ ngủ, chữa chóng mặt, an thần, tiêu chảy, kiết lỵ.
Liều dùng được khuyến cáo là 9-15g dưới dạng thuốc sắc. Trong trường hợp dùng ngoài thì không cần tính liều lượng.
Cây Lu lu đực có ăn được không? Toàn cây lu lu đực được biết đến là chứa chất độc tuy nhiên ngọn non của cây được nhân dân dùng để làm rau ăn. Tuy nhiên, khi nấu cần luộc kỹ, bỏ 2-3 nước đầu để giảm độc tố.
Lu lu đực tươi rất độc với gia súc như cừu, dê và gia cầm như vịt gà nhưng chỉ gây ngộ độc cho bò nếu chúng ăn nhiều.
Quả của cây Lu lu đực chứa nhiều độc tố hơn so với lá. Đây là loài cây được xếp vào loại thuốc độc bảng C trong Dược điển Pháp năm 1965.
Chú ý: Lu lu đực là loài có độc do đó khi dùng cần thận trọng.
4 Một số cách trị bệnh từ cây Lu lu đực
4.1 Chữa sốt
Sử dụng 1 lượng bằng nhau bột rễ của cây Lu lu đực và bột rễ của cây Ké hoa vàng.
Thêm 2,5% hạt tiêu đen.
Mỗi lần dùng 2-5g.
Chữa viêm phế quản cấp, viêm họng
30g Lu lu đực.
10g Cát Cánh.
3g Cam Thảo.
Các vị đem sắc lấy nước uống.
4.2 Chữa phù thũng, tiểu tiện không thông, gan to
40g toàn cây lu lu đực.
20g Mộc thông.
20g Rau mùi.
Các vị đem sắc lấy nước uống.
Có thể dùng riêng toàn cây lu lu đực đem rửa sạch, giã nát và ép lấy nước uống.
4.3 Chữa vết thương đau nhức
80g toàn cây lu lu đực tươi, đem giã nát, chế cùng giấm, chặt nước cốt để uống, bã đắp vào chỗ bị thương.
4.4 Chữa các bệnh ngoài da
Sử dụng lá và ngọn non của cây lu lu đực sau đó đem rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước để bôi khi bị mẩn ngứa, bỏng, lở loét, vảy nến.
Có thể dùng lá tươi, nấu nước rồi tắm, dùng bã chà lên da để chữa ghẻ lở.
Có thể dùng cây tươi hoặc cây khô đem nấu nước, cô đặc để làm thành cao mềm bôi khi bị trĩ.
5 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Lu lu đực, trang 179-181. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2024.