Lộc Giác (Sừng hươu - Cervus nippon)
10 sản phẩm
Dược sĩ Nguyễn Trang Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Lộc giác được biết đến khá phổ biến với công dụng hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, xương khớp sưng đau. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Lộc giác.
1 Lộc giác là gì?
Lộc giác còn có tên gọi khác là Sừng hươu, Gạc hươu, là sừng già của hươu sao. Tên khoa học của Hươu sao là Cervus nippon Temminck, thuộc họ Hươu (Cervidae).
1.1 Đặc điểm hình thái
Hươu sao là loài hươu có kích cỡ trung bình, thân dài 1,2-1,4m, cao 0,7-1,4m, con cái nhỏ hơn con đực. Đầu nhỏ, cổ dài, mõm thuôn, miệng hẹp, mắt to sáng, tai to vểnh, cặp sừng chia làm 2-4 chạc ở mỗi bên, con đực trưởng thành có cặp sừng to phân thành 4 nhánh. Chân cao, thon nhỏ, đuôi ngắn. Bộ lông mịn, màu vàng hung, có những đốm trón trắng xếp thành 6-8 hàng dọc bên thân, bụng và mặt dưới đuôi trắng.
1.2 Thu hái và chế biến
Lộc giác thường thu hoạch từ sừng hươu rụng hoặc lấy từ sừng các con còn sống (gạc có cả da và xương đầu), tốt nhất là chọn gặc chắc bóng, nặng khô, không mục. Khi bẻ ra vết bẻ có màu trắng, ở giữa màu tro, tủy hẹp.
Chế biến cao ban long và lộc giác sương:
- Lộc giác giao là gì? Cao ban long (Lộc giác giao) được chế biến bằng cách nấu sừng (gạc) hươu đã cưa và chẻ nhỏ với nhiều lần nước, rồi cô đặc lại như nấu cao xương động vật. Nhưng phải luộc sừng trước bằng nước phèn 1% trong 10-15 phút, rồi cạo hoặc đánh rửa bằng bàn chải Sắt cho sạch hết lớp đen vàng bám bên ngoài tới khi sừng trắng ra.
- Lộc giác sương: Đốt sừng (gạc) hươu cho đen lại, tán nhỏ hoặc dùng bã sừng đã nấu cao ban long, tẩm mật rồi sao vàng, tán bột.
1.3 Đặc điểm phân bố
Hươu sao phân bố ở các nước châu Á. Tại Việt Nam, loài vật này sống hoang dã từ Cao Bằng tới Hà Tĩnh, hiện được nuôi ở nhiều nơi.
2 Thành phần hóa học
Cũng giống như Nhung Hươu, Lộc giác chứa 52,5% protide, 2,5% lipid, chất keo (keratin), Muối Khoáng 34% gồm Ca và amoni dưới dạng phosphat, carbonat, Fe, Mg, chất đạm và một nội tiết tố gọi là lộc nhung tinh.
== >> Mời bạn đọc tham khảo vị thuốc cùng công dụng: Nhung hươu - Vị thuốc quý bổ dưỡng cho sức khỏe con người
3 Lộc giác giao có tác dụng gì?
3.1 Tác dụng dược lý
3.1.1 Chống viêm
Sử dụng chiết xuất Lộc giác trên động vật bị viêm cho thấy rằng mức độ biểu hiện của yếu tô viêm như IL-1β, IL-2, IL-6, TNF-α và IFN-γ đã giảm đáng kể. Điều trị bằng Lộc giác có thể ngăn chặn hiệu quả tình trạng viêm do LPS gây ra trong các tế bào nhân nhầy; giảm mức độ của các cytokine tiền viêm IL-1β, IL-6 và TNFα; và giảm khả năng tồn tại của MDA. Kết quả này cho thấy khả năng chống viêm của chiết xuất có thể đạt được thông qua con đường MAPK/NF-κB. Ngoài con đường MAPK/NF-κB, cơ chế kháng viêm của DAP cũng có thể liên quan đến sự ức chế con đường Rho/NF-κB.
3.1.2 Chống oxy hóa
Sừng hươu rất giàu Glu, Pro, Asp, Gly, Arg, v.v., và có thể được coi là nguồn peptide chống oxy hóa chất lượng cao. Ví dụ, peptide thu được từ quá trình thủy phân gelatin sừng hươu có tỷ lệ Gly, Ala và Pro cao nhất, do đó cho thấy hoạt động quét gốc hydrazyl (DPPH), hoạt động quét gốc khử năng lượng chống oxy hóa bằng ion sắt (FRAP) và tỷ lệ quét gốc 2, 2'-azinobis(3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic acid) (ABTS) là 94,51%. Tetrapeptide TAVL thu được từ quá trình thủy phân sừng hươu sử dụng Alcalase cho thấy hoạt tính thu hồi gốc peroxyl mạnh (IC50 = 51,16µM) do hàm lượng cao các axit amin kỵ nước.
3.1.3 Ảnh hưởng đến xương và sụn
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất sừng hươu thúc đẩy quá trình tạo xương và ức chế sự phát triển của bệnh loãng xương. Trên chuột được điều trị bằng chiết xuất sau khi cắt bỏ buồng trứng gây loãng xương và thấy rằng các triệu chứng loãng xương đã thuyên giảm và Nồng độ nước trong xương (BWC), Hàm lượng khoáng chất trong xương (BMC), Mật độ khoáng chất trong xương (BMD), ion Canxi và phốt pho đều tăng lên. Ngoài ra, nồng độ IL-1 và IL-6 giảm đã được phát hiện trong một số tế bào giống tế bào sụn và nguyên bào xương, ức chế sự biệt hóa hủy cốt bào và hình thành hủy cốt bào. Sau khi bổ sung peptide từ sừng hươu, quá trình biệt hóa tạo xương của các nguyên bào xương sơ cấp được thúc đẩy và tác dụng ức chế TNF-α bị triệt tiêu. Ngoài ra, mức độ biểu hiện của yếu tố phiên mã Runx2 và các gen đặc hiệu tạo xương phosphatase kiềm (ALP), osteocalcin (OCN), lá lách đen (BSP) và phosphoprotein được tiết ra (OPN) đã tăng lên đáng kể và sự tích lũy của NF-κBp65 là bị ức chế, do đó cho thấy rằng các hợp chất peptide này đã thúc đẩy quá trình biệt hóa tạo xương và ức chế quá trình biệt hóa hủy xương của con đường điều hòa giảm NF-κB/p65.
3.1.4 Bảo vệ thần kinh
Peptide từ sừng hươu đã nhận được sự chú ý trong điều trị thoái hóa thần kinh vì các hoạt động chống viêm và chống oxy hóa của chúng. Điều trị bằng sừng hươu đối với các tế bào u nguyên bào thần kinh ở người bị tổn thương do H2O2 gây ra làm giảm đáng kể quá trình chết theo chương trình, mức độ biểu hiện X (Bax) và Caspase-3 liên quan đến BCL2 bị ức chế, trong khi biểu hiện bệnh bạch cầu tế bào B/u lympho 2 (Bcl2) được thúc đẩy. Các thí nghiệm in vivo sử dụng chuột đã xác nhận chiết xuất cũng có thể khôi phục số lượng tế bào thần kinh hồi hải mã trong não và giảm tổn thương nội sọ bằng cách điều chỉnh giảm sự biểu hiện của hormone giải phóng corticotropin (CRH), hormone vỏ thượng thận (ACTH), Corticosterone (CORT), Receptor Glucocorticoid tái tổ hợp (GR), thụ thể Mineralocorticoid (MR) và duy trì cân bằng nội môi của trục Dưới đồi-Tuyến yên-Thượng thận (HPA). Kết quả này cho thấy khả năng điều trị tiềm năng của sừng hươu đối với các bệnh thoái hóa thần kinh, đặc biệt là bệnh Parkinson.
== >> Mời bạn xem thêm dược liệu: Sơn dương - Công dụng và các bài thuốc trị sốt cao, thiếu máu
3.2 Công dụng theo y học cổ truyền
Cao ban long có tính ấm, vị ngọt, mặn, quy kinh thận, gan, có tác dụng bổ trung, ích khí, cầm máu, hoạt huyết, giảm đau. Lộc giác sương có vị mặn, hơi dính lưỡi, mùi vôi, tính ôn, có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích tinh.
Trong đông y, Lộc giác giao (cao ban long) chữa suy nhược cơ thể, thổ huyết, nôn máu, tử cung xuất huyết, kinh nguyệt nhiều, lở loét sưng nhức. Lộc giác sương chữa huyết hư, cơ thể suy nhược, gầy yếu, bạch đới.
4 Các bài thuốc từ Lộc giác (Sừng hươu)
4.1 Tăng cường chức năng sinh lý nam
Nguyên liệu: Lộc giác sương, Thỏ Ty Tử, hạt Mã Đề, bá tử nhân, Ngũ Vị Tử, Nhục Thung Dung.
Cách làm: Tán thành bột, uống với rượu, mỗi lần 1 thìa cà phê sau khi ăn.
4.2 Cao “Nhị long ẩm” bồi bổ cơ thể
Nguyên liệu: Cao ban long (50%), long nhãn (50%).
Cách làm: Sắc long nhãn với nước, cho cao ban long đã thái mỏng vào. Đun nóng cho tam cao. Để nguội. Khi dùng, thái miếng mỏng, uống mỗi lần 10g vào lúc sáng sớm và trước khi ngủ.
4.3 Viên tăng lực chữa suy nhược cơ thể sau ốm, lao lực
Nguyên liệu: Cao ban long, Mật Ong mỗi vị 0,02g, cao Ngũ Gia Bì Chân Chim 0,05g, triphosphat calci 0,07g.
Cách làm: Bào chế dưới dạng viên, mỗi viên có chứa hàm lượng như trên. Ngày uống 2-3 lần, người lớn uống mỗi lần 3-4 viên, trẻ em mỗi lần 2-3 viên.
4.4 Chữa thiếu máu, thần kinh suy nhược, di mộng tinh, kém ăn, mỏi mệt
Nguyên liệu: Lộc giác sương, quả tơ hồng, Hà Thủ Ô đỏ, cám nếp mỗi vị 260g, hạt Sen 130g, đậu đen, Ngải Cứu mỗi vị 80g, màng mề gà, mộc nhĩ, muối rang mỗi vị 50g, trứng gà 10 quả, mật mía và kẹo mạch nha 520g.
Cách làm: Hà thủ ô, cám nếp, lộc giác sương, màng mề gà sao vàng. Đậu đen sao cháy. Quả tơ hồng và Hạt Sen sao qua. Mộc nhĩ tẩm giấm, phơi khô. Trứng gà luộc chín, lấy lòng đỏ, sấy khô giòn. Tất cả tán bột, rây mịn, luyện với mật và kẹo mạch nha làm viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 20 viên, ngày 2 lần.
4.5 Chữa trẻ em còi xương, gầy yếu, ăn kém tiêu
Nguyên liệu: Lộc giác sương, hạt sen, hạt bí đỏ mỗi vị 10g, đậu nành 20g, vỏ quýt 5g.
Cách làm: Lộc giác sương sao với Gừng, đậu nành sao thơm. Tất cả tán nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 10g, có thể làm viên với mật ong.
Kiêng kỵ của Lộc giác giao: Không nên dùng cho người thực nhiệt.
5 Tài liệu tham khảo
1. Tác giả Peijun Xia và cộng sự (Ngày đăng 8 tháng 10 năm 2022). Health Effects of Peptides Extracted from Deer Antler, PubMed. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2023.
2. Chủ biên Trần Hùng (Xuất bản năm 2021). Hươu sao trang 177-178, Nhận thức cây thuốc và dược liệu. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.