Liên Nhục (Hạt Sen - Semen Nelumbinis nuciferae)

56 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Liên Nhục (Hạt Sen - Semen Nelumbinis nuciferae)

Liên nhục, tên thường gọi là hạt sen, có nhiều công dụng, dùng để chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng. Ngoài ra, theo y học cổ truyền, hạt Sen còn là vị thuốc chữa mất ngủ, cơ thể suy nhược. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Liên nhục.

1 Liên nhục là gì?

Vị thuốc Liên nhục là hạt sen còn màng mỏng của quả già đã phơi hay sấy khô của cây Sen (Nelumbo nucifera Gaertn., họ Sen - Nelumbonaceae)

Tên khoa học của Liên nhụcSemen Nelumbinis nuciferae

Một số tài liệu khác còn gọi liên nhục là liên tử, thạch liên tử.

Liên nhục là hạt của cây Sen
Liên nhục là hạt của cây Sen

1.1 Liên nhục Dược điển

Hạt Sen là vị thuốc liên nhục trong dược điển được mô tả có hình giống trái xoan, dài tầm 11 đến 13 mm, đường kính hạt khoảng 9 đến 11 mm. Mặt ngoài Liên nhục còn giữ lại phần màng mỏng, khi khô thường có màu nâu, có nhiều đường vân dọc trên lớp màng. Phần đầu trên của hạt có núm màu nâu sẫm.

Khi bóc lớp màng nâu bên ngoài Liên nhục sẽ thấy hạt có hai lá mầm bằng nhau, hai lá mầm này xếp úp vào nhau, có màu trắng ngà, và chứa rất nhiều tinh bột.

Giữa hai lá mầm màu trắng ngà có hai đường rãnh dọc đối xứng nhau, ở giữa đường rãnh dọc này là chồi mầm có màu xanh lục, vị chồi mầm đắng.

Hình ảnh Liên nhục
Hình ảnh Liên nhục

1.2 Bột của Liên nhục

Bột hạt sen chứa nhiều tinh bột, khi quan sát bằng kính hiển vi sẽ thấy các hạt tinh bột hình trứng, rất nhiều, với chiều rộng từ 2 mcm đến 6 mcm, dài từ 4 mcm đến 14 mcm nhưng có những hạt có thể dài đến 32 mcm, hoặc quan sát thấy những hạt tinh bột hình tròn đường kính trải dài từ 2 mcm đến 19 mcm, có rốn phân nhánh, vân thường không rõ.

Ngoài hạt tinh bột, còn tìm thấy mảnh mô mềm của lá mầm gồm tế bào có chứa tinh bột, các mảnh vỏ có tinh thể calci oxalat hình cầu gai hoặc mảnh mạch.

1.3 Thông số chất lượng

Theo tài liệu "Dược điển Việt Nam 5 -  tập 2", Liên nhục có độ ẩm không quá 14%, tro toàn phần không quá 5%, tạp chất gồm hạt vỡ không được quá 5% và tạo chất khác không quá 0,15%.

1.4 Thu hái, chế biến

Thường thu hái hạt sen vào mùa thu, khi quả bế ở gương sen đã chín già, bỏ vỏ cứng bên ngoài, đem phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50 độ C đến 60 độ C cho khô.

Lấy hạt sen đem ngâm nước rồi ủ mềm, loại bỏ tâm san rồi phơi hay sấy cho khô.

Liên nhục được thu hoạch vào mùa thu
Liên nhục được thu hoạch vào mùa thu

2 Thành phần hóa học

Hạt sen chứa thành phần chính là tinh bột, 14,84% protein gồm các acid amin (threonin, leucin, isoleucin, methionin, phenylalanin) và 2,11% dầu béo gồm các acid béo (acid palmitic, acid oleic, acid linolenic...). Phần không xà phòng hóa gồm b-amyrin, a-amyrin, stigmasterol, campestrol...

3 Tác dụng - công dụng

3.1 Tính vị, công năng

Liên Nhục theo các ghi chép cổ có vị ngọt, tính bình, quy vào 3 kinh là tâm, thận, tỳ, có tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, sáp trường, cố tinh, an thần.

3.2 Công dụng

Hạt sen dùng điều trị tỳ hư, di mộng tinh, lỵ, khí hư, hồi hộp mất ngủ, cơ thể suy nhược, kém ăn, ăn không ngon, ngủ ít.

Ngày dùng 12-20 g và có thể dùng tới 100 g ở dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường được phối hợp với nhiều vị thuốc khác nhau.

Hạt san còn là một thành phần trong bài thuốc chữa bệnh tim ở Ấn Độ.

Kiêng kỵ: Người thực nhiệt, táo bón thì không nên dùng.

3.3 Hạt sen kỵ với thực phẩm nào?

Hạt sen không nên kết hợp với thịt rùa, cua dể gây ngộ độc.

3.4 Cách ăn hạt sen tươi? Có nên ăn hạt sen sống không?

Hạt sen có thể ăn sống hay chín, ăn hạt sen tươi hay không đều được.

Hạt sen tươi bạn có thể ăn trực tiếp hay chế biến thành bột hạt sen để dùng dần, nấu súp, chè, cháo, nấu canh, làm mứt...

3.5 Nên ăn hạt sen vào lúc nào? Ăn hạt sen có béo không?

Bạn có thể ăn hạt sen lúc đói để trị tiêu chảy, hay ăn những món ăn chứa hạt sen như chè, cháo hạt sen vào buổi chiều để đạt hiệu quả an thần, giúp ngủ ngon giấc.

Hạt sen chứa lượng calo thấp, vì vậy sẽ không khiến bạn tăng cân mà lại còn nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Công dụng của Liên nhục
Công dụng của Liên nhục

4 Các bài thuốc chứa Liên nhục

4.1 Cách nấu nước hạt sen khô để uống: Uống nước hạt sen có tác dụng gì?

Dùng 8-15 g Liên nhục, sắc nước uống. Trị tiêu chảy lâu, tỳ hư, di tinh, thận hư đái dắt.

4.2 Chữa tiêu hóa kém ở trẻ em, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, phân sống, gầy yếu, phù thũng, vàng da

Dùng 4g Hạt sen, 12g Bạch truật sao tẩm, 6g Phục Linh, 4-8g Nhân Sâm, 4g Thục Địa, 3g Chích Cam Thảo, 3 lát Gừng nướng, 2 quả Táo ta. Đem sắc nước uống trong ngày.

4.3 Thuốc bổ tỳ giúp ăn ngủ ngon, đại tiểu tiện dễ dàng

Viên bổ Liên sơn: Dùng 8g Hạt san, 5g Đậu nành, 4g Hoài Sơn, 4g Cẩu Tích, 4g Ý dĩ, 2g Sơn Tra, 1,2g Toan táo nhân, 0,8g Sa nhân và tá dược đủ cho 100 viên. Uống mỗi ngày 20-30g.

Lục vị tân phương: Dùng 12 g mỗi vị Liên nhục, Hà Thủ Ô, Ý dĩ, Hoài sơn, Râu Mèo, Cỏ xước. Đem sắc uống ngày một thang.

4.4 Chữa suy nhược thần kinh

Dùng 12g mỗi vị Hạt sen, Thục địa, Thạch Hộc, Quy Bản, Hoài sơn, Hà thủ ô, Táo nhân, Địa cốt bì, Kim anh, 8g Lai quy. Đem sắc uống ngày một thang.

Dùng 12g mỗi vị Liên nhục, Thục địa, Kim anh, Khiếm thực, Ba Kích, Bạch Truật, Đảng Sâm, 8g mỗi vị Quy bản, Phụ tử chế, Táo nhân, Bá tử nhân, 4g Nhục Quế. Đem sắc uống ngày một thang.

4.5 Chữa rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy dài ở trẻ em

Dùng hạt sen sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 8-16g lúc đói với nước cơm.

Cốm bổ tỳ: 100g mỗi vị thuốc Liên nhục, Hoài sơn, Ý dĩ, Bạch biển đậu, Đảng sâm, 30g Cốc nha tán bột mịn, 20g mỗi vị Trần Bì, Sa nhân, Nhục khấu sắc lấy nước đặc. Sau đó đem nước sắc cùng với các vị thuốc trên luyện cùng Mật Ong vừa đủ làm thành dạng cốm. Ngày uống 20-30g.

4.6 Chữa sởi thời kỳ sởi bay

Dùng 120g mỗi vị Liên nhục, Đậu đỏ, Lá dâu non, Sa sâm, 60g mỗi vị Mạch Môn, Cam thảo, Hoàng tinh, 60g Hoài sơn. Đem tán thành bột, làm viên. Ngày dùng 30g chia 3 lần trong ngày.

4.7 Chữa khí hư 

Dùng 16g mỗi vị Liên nhục, Đảng sâm, Ý dĩ, Khiếm thực, Mã Đề, 12g mỗi vị Bạch truật, Hoài sơn, 8g Trần bì. Sắc uống ngày một thang.

5 Tài liệu tham khảo

  • Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2 (Xuất bản năm 2006). Sen trang 721-726, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 22 tháng 06 năm 2023.
  • Dược Điển Việt Nam 5 tập 2 (Xuất bản năm 2017). Chuyên luận dược liệu: Sen (hạt) trang 1315-1316, Dược điển Việt Nam 5 tập 2. Truy cập ngày 22 tháng 06 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Liên Nhục (Hạt Sen - Semen Nelumbinis nuciferae)

Ha Thong Phong
Ha Thong Phong
Liên hệ
Mạnh Xuân Vương
Mạnh Xuân Vương
Liên hệ
Ngũ cốc dinh dưỡng BeOne (Hộp 500g)
Ngũ cốc dinh dưỡng BeOne (Hộp 500g)
Liên hệ
Viên Ăn Ngủ Ngon Altoka
Viên Ăn Ngủ Ngon Altoka
Liên hệ
Bổ thận TW3 Gold
Bổ thận TW3 Gold
Liên hệ
Tinh sâm nhung bổ thận dược liệu TW1
Tinh sâm nhung bổ thận dược liệu TW1
Liên hệ
Sâm nhung bổ thận Tadaphaco
Sâm nhung bổ thận Tadaphaco
290.000₫
Ăn ngon ngủ ngon Pooh Kids
Ăn ngon ngủ ngon Pooh Kids
110.000₫
Fedt Chokolade
Fedt Chokolade
680.000₫
Ăn ngon Nicemeal
Ăn ngon Nicemeal
105.000₫
Cao Thiên Đông OCOP Quảng Ninh
Cao Thiên Đông OCOP Quảng Ninh
96.000₫
Bột ngũ cốc Navan
Bột ngũ cốc Navan
Liên hệ
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633