Lai (Aleurites moluccana (L.) Willd.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Cây Lai có tên khoa học là Aleurites moluccana (L.) Willd.) thường được tìm thấy ở các tỉnh miền núi của nước ta. Cây Lai có tác dụng chữa sâu răng, chốc lở. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Lai
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Aleurites moluccana (L.) Willd.
Tên gọi khác: Mạy Lải, Thẩu Xoan, Trẩu Xoan.
Họ thực vật: Thầu dầu Euphorbiaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Lai thuộc dạng cây to, có cây cao lên đến 10 mét.
Cành cây nhỏ, có canh, trên thân cây có nhiều lông ngắn hình sao.
Lá mọc so le, thường tập trung ở đầu cành, phiến lá có hình bầu dục rộng 4-10cm, dài 8-20cm. Lá chia thành nhiều thùy, gốc lá có 2 tuyến nhỏ, đầu lá Lai nhọn. Lá có 2 mặt màu sắc khác nhau, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc ở ngọn cành gồm nhiều ngù nhỏ.
Hoa đơn tính gồm hoa đực và hoa cái, có màu trắng, hoa có thể cùng gốc hoặc khác gốc.
Hoa đực có cuống mảnh, hoa cái có cuống mập.
Tràng 5.
Quả hạch, có dạng hình thoi, gồm 2 ô, mỗi ô chứa một hạt.
Hạt hình trứng, nhẵn, màu đen, cứng.
Mùa hoa rơi vào tháng 4 đến tháng 7, mùa quả rơi vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Hạt và dầu ép từ hạt, vỏ thân.
100kg quả khô thu được 7 đến 16kg hạt và 100kg hạt thu được 40-45kg dầu.
Vỏ thân sau khi thu hái, làm sạch lớp bẩn bên ngoài, rửa và phơi khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Tại Việt Nam, cây Lai được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền núi như Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên,... Hiện nay, cây được mọc hoang lẫn với cây rừng.
Là loại cây gỗ có đặc điểm phát triển nhanh, mọc từ hạt, sau khi trồng khoảng 5-6 năm bắt đầu có quả.
2 Thành phần hóa học
Hạt chứa dầu với thành phần gồm:
- Acid oleo stearic.
- Linoleic.
- Palmitic stearic.
- Oleic.
- Glycerin.
Vỏ thân của cây Lai có chứa tanin, vỏ quả chứa tinh dầu.
3 Tác dụng - Công dụng của cây lai
3.1 Tác dụng dược lý
Dầu lai có tác dụng tẩy khi sử dụng ở liều 1-5ml.
3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Dầu Lai có vị ngọt, béo, có độc.
Tác dụng: Nhuận tràng, sát trùng, gây tẩy.
3.2.2 Công dụng
Dầu hạt có tác dụng tẩy mạnh, được sử dụng chủ yếu để làm nguồn pha sơn, nấu xà phòng.
Khô dầu muốn cho động vật ăn phải khử độc.
Nhân dân Malaysia sử dụng hạt lai để chữa đau đầu, mụn nhọt.
Nhân dân Indonesia sử dụng vỏ thân cây để hãm nước uống trị tràng nhạc.
Nhân dân Philippines sử dụng hạt cây Lai để làm thuốc tẩy.
4 Một số cách trị bệnh từ cây Lai
4.1 Chữa đau răng, sâu răng
Vỏ thân cây sau khi thu hái, đem cạo sạch, thái nhỏ rồi đem phơi khô.
Sử dụng 10g vỏ thân phơi khô sắc lấy nước, ngậm rồi nhổ đi.
Có thể phối hợp với các loại cây khác như rễ Chanh, rễ Cà dại, cây Trám để sắc và ngậm tương tự.
4.2 Chữa chàm chốc ở trẻ
Sử dụng hạt ở các quả chín đã già, đập vỡ lấy nhân.
Tiếp tục giã nhỏ nhân với hạt của cây Cóc Mẳn, trộn thêm rượu, bôi hàng ngày.
Hoặc sử dụng nhân hạt phơi khô, đốt thành than, tán nhỏ đến mịn, sau đó trộn với mỡ lợn và bôi cho trẻ.
4.3 Chữa bong gân sai khớp
20g Lá Lai bánh tẻ.
30g vỏ cây Gạo.
20g lá cây Chẹo.
Dùng tươi, trộn với bã chè, giã nát, xao nóng, đắp lên vùng tổn thương.
Mỗi ngày đắp 1 lần, dùng liên tục 4-5 ngày.
5 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam, tập 2. Lai, trang 141-142. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024.