Lạc Tân Phụ (Dâm Dương Hoắc Giả - Astilbe rivularis)
1 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Hương Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Lạc Tân Phụ được biết đến là loại thảo dược cổ truyền được sử dụng để điều trị loét, chảy máu khi sinh, viêm nhiễm, đau nhức cơ thể, tiêu chảy và kiết lỵ. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết hơn về cây này.
1 Lạc Tân Phụ là thảo dược gì ?
Lạc Tân Phụ còn được biết đến là Dâm Dương Hoắc giả, với tên khoa học là Astilbe rivularis Buch.- Ham. ex D. Don, thuộc họ Cỏ tai hổ - Saxifragaceae.
Lạc Tân Phụ đã được sử dụng trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ để điều trị các bệnh khác nhau của con người. Các hợp chất hoạt tính sinh học đã phân lập đã chứng minh các hoạt tính sinh học khác nhau bao gồm hoạt tính kháng khuẩn, chống loét dạ dày, chống viêm và chống oxy hóa.
2 Đặc điểm thực vật
Bộ phận | Mô tả |
Cây thảo mọc đứng, cao tới 1m, có thân rễ sống lâu. | |
Lá |
|
Hoa |
|
Quả |
|
3 Đặc điểm phân bố và sinh thái
Cây mọc rải các ở các ven rừng, rùng còi, các bãi hoa có độ ẩm cao và độ cao 1500m.
Lạc tân phụ đã được sử dụng trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ để điều trị các bệnh khác nhau của con người. Ngoài ra, cây còn được tìm thấy ở cả Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia và Việt Nam. Tại Việt Nam, lạc tân phụ có tại Lào Cai, một số vùng núi ở Hà Giang, Sơn La,....
4 Thu hái và chế biến
Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng làm thuốc, ưu tiên sử dụng phần thân rễ.
Thân rễ cây phơi khô trong bóng râm rồi nghiền thành bột mịn. Dịch chiết metanol của thân rễ được bào chế bằng phương pháp chiết Soxhlet. Dịch chiết thu được cô dưới áp suất giảm trong thiết bị cô quay thành bột mịn. Tổng tỷ lệ phần trăm năng suất của chiết xuất thực vật là 39,75%.
5 Phân biệt Lạc Tân Phụ (Dâm Dương Hoắc giả) và Dâm Dương Hoắc thật
Lạc Tân Phụ nhiều lá chét, nhiều nhánh hoa và có hoa nhỏ. Còn Dâm Dương Hoắc lá to chỉ có khoảng 3-4 lá, hình tim và có hoa nhỏ.
Ngoài ra, hiện nay tại Việt Nam Lạc Tân Phụ không chỉ được tìm thấy ở các vùng núi ở Lào Cai mà còn tìm thấy được ở các khu vực rùng ở các tình Hà Giang, Sơn La. Đối với Dâm Dương Hoắc chỉ được tìm thấy ở Lào Cai.
6 Thành phần hóa học
Chiết xuất thân rễ trong metanol đã được sàng lọc các chất hóa học thực vật, chẳng hạn như phenol, Flavonoid, tanin, Saponin, terpenoid, glycoside và alkaloid.
Phân tích định tính bằng GC-MS đã xác định các loại hợp chất khác nhau bao gồm 2-coumaranone; 2-buten-1-one, 1-phenyl; Axit undecanoic, 2-metyl; 2-piperidinon, 3,6-bis (1-metyllethenyl)-1-phenyl,trans; Crinan 1,2-didehydro; 9-Axit octadecenoic (z)-,metyl este; [1,1-bicyclopropyl]-2-octanoic axit, 2-hexyl-, metyl este; 17a-etyl-3a-metoxy-17a-aza-D-homoandrost-5-ene-17-one và axit Butanedioic, dimetyl este.
7 Tác dụng - Công dụng của Lạc Tân Phụ
7.1 Tác dụng dược lý
Xét nghiệm hóa học thực vật của chiết xuất thân rễ cho thấy sự hiện diện của terpenoid, alkaloid, tanin, flavanoid và phenol được biết đến với một số chức năng hoạt tính sinh học, chẳng hạn như hoạt động chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống ung thư.
Thân rễ của Lạc Tân Phụ được biết đến về mặt dược lý học sủ dụng trong điều trị một số bệnh bao gồm đau dạ dày, tiêu chảy, kiết lỵ, đau đầu, ho, thấp khớp, đau lưng, chữa lành vết thương, suy nhược, dịch hạch gia cầm, loét dạ dày và sốt rét. Ngoài ra, bột rễ cây được dùng với sữa đông để chữa bệnh vàng da và với Mật Ong để cầm máu sau khi sinh con.
Cây thuốc có thể đóng vai trò là nguồn tiềm năng của các tác nhân kháng khuẩn mới thậm chí chống lại một số chủng vi sinh vật kháng thuốc.
7.2 Công dụng của Lạc Tân Phụ theo Y học cổ truyền
7.2.1 Tính vị - Tác dụng
Rễ cây có tính ấm, vị hơi đắng và cay.
Tác dụng của rễ Lạc Tân Phụ: hành khí chỉ thống, hoạt huyết tán ứ, khư phong trừ thấp. Toàn cây có tác dụng khư phong trừ thấp.
7.2.2 Công dụng của Lạc Tân Phụ
Ở Vân Nam - Trung Quốc, rễ cây sử dụng để trị viêm dạ dày mạn, phong thấp bị tê đau, đòn ngã tổn thương và lở loét chảy dịch vàng (hoàng thủy sang).
Hoặc có những nơi có thể dùng toàn cây để điều trị phong thấp bị tê đau.
8 Tài liệu tham khảo
- Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1 (Xuất bản năm 2021). Lạc Tân Phụ, trang 1271, Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
- Tác giả Vijeta Rai và cộng sự, ngày đăng báo năm 2019. Evaluation of chemical constituents and in vitro antimicrobial, antioxidant and cytotoxicity potential of rhizome of Astilbe rivularis (Bodho-okhati), an indigenous medicinal plant from Eastern Himalayan region of India, pmc. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.