Lá Ngón (Đoạn trường thảo - Gelsemium elegans)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thanh Hương Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Lá ngón được biết đến là một loại cây độc nổi tiếng, nhiều trường hợp ngộ độc đã được báo cáo do vô tình ăn phải loại cây này. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết hơn về loại cây này.
1 Cây là ngón là cây như thế nào ?
Lá ngón hay còn gọi là Đoạn trường thảo, Ngón vàng, Thuốc rút ruột; có tên khoa học là Gelsemium elegans (Gardn. et Champ.) Benth., thuộc họ Mã tiền - Loganiaceae.
Lá ngón là cây phân bố rộng rãi ở Bắc Mỹ, Đông Á và Đông Nam Á. Người ta thường thừa nhận rằng lá ngón là một chất độc chết người, nhiều trường hợp ngộ độc đã được báo cáo do vô tình ăn phải loại cây này. Tuy nhiên, nó đã được sử dụng như một loại thuốc dân gian của Trung Quốc để điều trị các khối u ác tính, đau, viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến và chức năng miễn dịch.
1.1 Đặc điểm thực vật
Cây lá ngón nhỏ mọc leo; cành nhẵn, có rãnh dọc. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài hoặc gần hình mác, mép nguyên, mặt nhẵn bóng, lá kèm không rõ. Cụm hoa hình chùy ở nách lá, dạng ngù. Hoa màu vàng. Đài gồm 5 lá đài rời, tràng gồm 5 cánh hoa nhẵn, dính thành ống hình phễu; nhị 5, đính ở phía dưới ống tràng; bầu nhẫn, vòi dạng sợi, đầu nhuỵ 4 thuỳ hình sợi. Quả nang có vỏ cứng, dai; hạt có rìa mỏng bao quanh, mép cắt khía.
1.2 Đặc điểm phân bố và sinh thái
Lá ngón được tìm thấy rải rác ở ven rừng, ven đường mòn trong rừng, lùm bụi, trên các savan, ở độ cao 200-2000m. Cây ra hoa và quả từ tháng 9 đến tháng 8 năm sau.
Tại Việt Nam, người ta tìm thấy cây ở các tỉnh như Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng. Ngoài ra còn có ở các nước khác trên thế giới bao gồm Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia.
1.3 Thu hái và chế biến
Lá ngón người ta thường lấy rễ, lá hay toàn cây - Radix, Folium et Herba Gelsemii, để thu hái và chế biến trong những bài thuốc dân gian
2 Thành phần hóa học
Các nghiên cứu hóa học thực vật chỉ ra rằng lá ngón có chứa một loạt các thành phần hoạt tính như alkaloid, triterpen, iridoid và phenylpropanoid. Đứng đầu trong số đó là các indole alkaloid bao gồm 6 loại: Sarpagine, methyl gelsedine, gelsemine, humantenine, koumine, và yohimbane. Chiết xuất của lá ngón chứa gần 100 alkaloid trong sáu loại này, với hàm lượng koumine cao nhất, tiếp theo là gelsevirine, gelsemine, humantenine và gelsenicine. Ngoài ra, lá ngón còn chứa nhiều loại iridoid glycoside, iridoid, steroid và các hợp chất không phải là alkaloid khác. Tuy nhiên, thành phần hóa học của cây từ các nguồn gốc khác nhau là khác nhau.
3 Tác dụng của Lá Ngón
3.1 Tác dụng chống khối u
Các indole alkaloid khác nhau của lá ngón thu được bằng các phương pháp chiết xuất khác nhau có tác dụng chống khối u in vitro và in vivo. Trong số đó, koumine có tác dụng chống khối u mạnh nhất có thể thông qua việc ngăn chặn chu kỳ tế bào và thúc đẩy quá trình chết theo chương trình.
3.2 Tác dụng chống viêm, giảm đau
Alkaloid toàn phần và các hoạt chất chính của lá ngón có vai trò nhất định trong điều trị chống viêm và giảm đau, chủ yếu điều trị đau do bệnh thần kinh, viêm khớp dạng thấp, loét da và khối u. Tuy nhiên, tác dụng giảm đau của chúng không phụ thuộc vào sự phát triển của sự dung nạp. Điều đáng chú ý là các alkaloid của lá ngón cũng có tác dụng chống viêm rõ rệt trong điều trị giảm đau.
3.3 Tác dụng chống lo âu
Koumine liều thấp có tác dụng chống lo âu đáng kể và không ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý và thần kinh tự chủ khác. Cơ chế của nó có thể không chỉ làm tăng mức độ neurosteroid pregnenolone và allopregnanolone, mà còn có thể liên quan đến tác dụng chủ vận đối với các thụ thể glycine. Nồng độ thấp (5–10 µg/kg) của koumine làm giảm đáng kể tình trạng suy giảm nhận thức do beta amyloid gây ra (chất độc thần kinh chính của bệnh Alzheimer [AD]), cho thấy rằng koumine ức chế sự tăng sinh của các tế bào thần kinh đệm liên quan đến AD.
3.4 Tác dụng điều hòa miễn dịch
Koumine không chỉ ức chế sự tăng sinh của tế bào lympho T CD4+ mà còn ức chế hoạt động miễn dịch của tế bào lympho T trong ống nghiệm.
Là một thành phần của thuốc, lá ngón cũng được sử dụng để điều trị các loại bệnh ngoài da bao gồm bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh vẩy nến và viêm da thần kinh. Koumine ức chế đáng kể sự tăng sinh của các tế bào biểu mô trong mô hình chuột và thúc đẩy quá trình sừng hóa bình thường của lớp biểu bì để tạo thành một lớp hạt, cho thấy tác dụng chống bệnh vẩy nến của nó.
3.5 Bảo vệ tim mạch
Một nghiên cứu trước đây cho thấy tổng số alkaloid của lá ngón làm chậm nhịp tim và ức chế nhịp tim nhanh do adrenaline gây ra, có thể liên quan đến tác dụng ức chế hoặc ngăn chặn của chúng đối với các thụ thể. Ngoài ra, tổng số alkaloid của cây làm suy yếu nhanh chóng khả năng co bóp của cơ tim và mạch máu tâm trương, điều này có liên quan chặt chẽ đến tác dụng kích thích của chúng đối với các dây thần kinh cholinergic trong hệ thống tim mạch và các thụ thể muscarinic trong hệ thống thần kinh ngoại vi.
3.6 Bảo vệ mạch máu
Đối với việc bảo vệ tạo máu, các alkaloid toàn phần của lá ngón không chỉ thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu mà còn làm giảm bớt tình trạng giảm bạch cầu do hóa trị liệu Cyclophosphamide (Cy) ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, chúng đảo ngược quá trình giảm tế bào máu ngoại vi, hồng cầu, tiểu cầu, tổng số tế bào có nhân trong tủy xương do hóa trị liệu Cy gây ra và phát huy tác dụng bảo vệ chức năng tạo máu.
4 Cây lá ngón độc như thế nào ?
4.1 Cơ chế gây độc
Nhìn chung người ta nhận thấy lá ngón toàn cây có độc tính cao, độc tính mạnh hơn ở mô rễ và mô lá non, độc tính mạnh nhất ở vỏ rễ, gây ngộ độc qua đường uống. Các thành phần độc hại chính của lá ngón là indole alkaloid. Trong số đó, hàm lượng koumine cao nhất, tiếp theo là gelsemine và gelsenicine có độc tính cao nhất.
4.2 Ăn lá ngón có chết không ?
Ngộ độc lá ngón chủ yếu liên quan đến tổn thương hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và hệ hô hấp
Triệu chứng ngộ độc lá ngón phổ biến là nôn mửa, chóng mặt, đau bụng, suy hô hấp, co giật, hôn mê và co thắt, cuối cùng là tử vong.
5 Công dụng của Lá ngón theo Y học cổ truyền
5.1 Tính vị - Tác dụng
Tính vị: Vị đắng, cay, tính nóng, rất độc
Tác dụng: Thanh nhiệt, tiêu thũng bạt độc, giảm đau, sát trùng chống ngứa.
5.2 Công dụng của Lá ngón
Lá ngón được dùng để trị:
- Eczema, nấm ở chân, ở thân
- Đòn ngã tổn thương, đụng giập
- Trĩ, tràng nhạc
- Đinh nhọt và viêm mủ
- Phong hủi.
Giả cây tươi đắp ngoài, hoặc nấu nước rửa ngoài.
Không được dùng uống trong.
Còn dùng diệt giòi bọ, sát trùng.
Chú ý
Cây rất độc, chỉ cần ăn 3 lá là đủ chết người. Thường khi ngộ độc thì có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, đau dữ dội ở họng và dạ dày, nhỏ nước dãi, dân đồng tử, dãn cơ, tim đập yếu và hô hấp kém. Có thể dùng mỡ lợn hoặc dầu Lạc để uống hoặc dùng dịch chiết của Rau Má và Rau muống để làm hồi tỉnh lại.
6 Tài liệu tham khảo
- Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1 (Xuất bản 2021). Lá ngón, trang 1267, từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2023.
- Tác giả Hailing Lin và cộng sự, ngày đăng báo năm 2021. Gelsemium elegans Benth: Chemical Components, Pharmacological Effects, and Toxicity Mechanisms, Mdpi. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2023.
- Tác giả Yinghao Wang và cộng sự, ngày đăng báo năm 2017. Effect of Gelsemium elegans and Mussaenda pubescens, the Components of a Detoxification Herbal Formula, on Disturbance of the Intestinal Absorptions of Indole Alkaloids in Caco-2 Cells, pmc. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2023.