Lá Lụa (Cây Mót - Cynometra ramiflora L.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Rosids (nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) | Fabales (Đậu) |
Họ(familia) | Fabaceae (Đậu) |
Chi(genus) | Cynometra |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Cynometra ramiflora L. |
Lá lụa thuộc dạng cây nhỡ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 15 đến 30cm, lá cây thường mọc rủ xuống dưới. Lá kép chẵn, gồm 2 cặp lá chét, lá chét có màu trắng rồi màu hồng, xanh, lá mềm. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Cynometra ramiflora L.
Tên gọi khác: Mót.
Họ thực vật: Fabaceae (Đậu).
1.1 Cây Lá lụa là cây gì?
Lá lụa thuộc dạng cây nhỡ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 15 đến 30cm, lá cây thường mọc rủ xuống dưới.
Lá kép chẵn, gồm 2 cặp lá chét, lá chét có màu trắng rồi màu hồng, xanh, lá mềm, có dạng hình trái Xoan ngược hoặc thon hoặc hơi giống hình lưỡi liềm, cặp lá ở trên có chiều dài khoảng 5-10cm, rộng khoảng 2 đến 4,5cm, không cân xứng ở gốc, đầu nhọn hoặc lõm tròn.
Cụm hoa gồm 1-2 chùm ngắn ở nách lá, hoa có số lượng không nhiều, hoa có màu trắng rồi nâu.
Quả hóa gỗ, chiều dài mỗi quả khoảng từ 2-3cm, quả có lông hoặc không có lông, bề mặt xù xì, màu nâu, mỗi quả gồm 2-3 hạt.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Lá, rễ, dầu hạt.
1.3 Đặc điểm phân bố
Lá lụa được tìm thấy ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Malaysia, Campuchia, Philippin, Indonesia, Australia và Việt Nam.
Tại nước ta, cây được tìm thấy ở một số tỉnh như Nghệ An, Tây Ninh, Kon Tum, Bà Rịa-Vũng Tàu, Gia Lai, thành phố Hồ Chí Minh.
2 Thành phần hóa học
Rễ được coi là thuốc nhuận tràng.
Chiết xuất etanol tạo ra ba hợp chất là thành phần chính, đó là axit caffeic (1), apigenin (2) và 3-(2,3,4-trihydroxyphenyl)-7-hydroxycoumarin.
Lá chứa Flavonoid, tannin, alkaloid, phenolic, Saponin và steroid.
3 Tác dụng của cây Lá lụa
3.1 Tác dụng dược lý
3.1.1 Hoạt động gây độc tế bào/chống ung thư
Nghiên cứu đã tìm hiểu tác dụng gây độc tế bào của nhiều chiết xuất khác nhau từ 16 cây thuốc thu hái từ Bangladesh, bao gồm cây Lá lụa đối với các dòng tế bào ung thư dạ dày, ruột kết và vú ở người. Chiết xuất Lá lụa có độc tính thấp đối với nguyên bào sợi chuột nhưng có độc tính chọn lọc đối với các dòng tế bào ung thư khác nhau.
3.1.2 Tác dụng kháng khuẩn
Sàng lọc hóa thực vật tạo ra chất gôm, đường khử, tanin và saponin. Nghiên cứu cho thấy Lá lụa có hoạt tính kháng khuẩn vừa phải đối với E. coli, Staph epidermis, Shigella dysenteriae, Enterococci, S. sonnei, S. aureus, S. typhi, S. flexneri và Vibrio cholera.
3.1.3 Tác dụng hạ đường huyết
Chiết xuất của Lá lụa được phát hiện có tác dụng làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn của những con chuột được nạp sucrose.
3.1.4 Kháng khuẩn, giảm đau
Chiết xuất methanol thô từ vỏ cây Lá lụa được đánh giá về các đặc tính dược lý thần kinh, kháng khuẩn và giảm đau. Kết quả cho thấy tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương. Thử nghiệm độc tính cho thấy độ an toàn lên tới 1600mg/kbw. Chiết xuất cũng cho thấy hoạt tính kháng khuẩn đáng kể đối với V. cholera, S. typhi, S. aureus. Chiết xuất methanol cho thấy sự ức chế đáng kể sự quằn quại trong mô hình quằn quại do axit axetic gây ra ở chuột bạch trắng.
3.1.5 Độc tế bào
Nghiên cứu đã tìm hiểu hoạt tính chống oxy hóa, hoạt tính gây độc tế bào và thành phần hóa học của chiết xuất Ethanol của C. ramiflora. Trong thử nghiệm dọn gốc DPPH, vỏ thân cho thấy hoạt tính chống oxy hóa cao nhất. Hoạt động gây độc tế bào hoạt động mạnh nhất đối với các dòng tế bào WiDR.
3.1.6 Tác dụng hạ glucose từ vỏ thân
Nghiên cứu đánh giá tác dụng hạ Glucose của chiết xuất ethanol của vỏ cây Sala trên chuột wistar bị tăng glucose do alloxan gây ra. Kết quả cho thấy lượng glucose trong máu ở chuột giảm đáng kể (p <0,05) so với nhóm đối chứng.
3.2 Công dụng
Lá lụa cho gỗ có màu nâu đỏ, thường dùng làm củi đun.
Lá lụa non có vị chua nên được dùng để làm rau ăn sống, thường ăn cùng với lẩu mắm.
Nhân dân Ấn Độ sử dụng lá của cây Lá lụa nấu sôi cùng với sữa bò, thêm Mật Ong để đắp ngoài trong trường hợp bị phong hủi, bệnh ngoài da, ghẻ.
Dầu hạt của cây cũng được dùng để trị phong, ghẻ và các bệnh ngoài da khác.
Rễ cây được dùng làm thuốc tẩy xổ.
4 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Lá lụa, trang 1264-1265. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2024.
Tác giả Shabnam Sabiha và cộng sự (Ngày đăng tháng 12 năm 2022). The Genus Cynometra: A Review of Ethnomedicine, Chemical, and Biological Data, PubMed. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2024.
Tác giả Silvia Groiss và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2017). Structural characterization, antibacterial and catalytic effect of iron oxide nanoparticles synthesised using the leaf extract of Cynometra ramiflora, Science Direct. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2024.