Kèo Nèo (Cù Nèo, Thèo Lèo, Tai Tượng - Limnocharis flava)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Monocots (Thực vật một lá mầm) |
Bộ(ordo) | Alismatales (Trạch tả) |
Họ(familia) | Limnocharitaceae (Kèo nèo) |
Chi(genus) | Limnocharis |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Limnocharis flava |
Kèo nèo có hình dáng tương tự như cây Lục bình nhưng sống bám vào bùn đất chứ không trôi dạt như Lục bình, đây là loài cây có sức sống mãnh liệt, cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Limnocharis flava
Kèo nèo miền Bắc gọi là Thèo lèo, Bông kèo nèo, Nê thảo.
Họ thực vật: Limnocharitaceae (Kèo nèo).
1.1 Kèo nèo và tai tượng khác nhau như thế nào?
Kèo nèo có tên gọi khác là Tai tượng hay Cù nèo.
1.2 Đặc điểm thực vật
Kèo nèo có hình dáng tương tự như cây Lục bình nhưng sống bám vào bùn đất chứ không trôi dạt như Lục bình, đây là loài cây có sức sống mãnh liệt. Vào mùa nước nổi, khi nước dâng đến đâu thì Kèo nèo cũng vươn ngọn cao lên đến đó. Đây thực chất là một loài ngoại lai, thường mọc hoang dại.
Chiều cao mỗi cây Kèo nèo trưởng thành có thể lên đến 45-60cm.
Lá cây mọc thẳng, hướng lên trên mặt nước, dài hơn cán hoa. Cuống dài, gân song song. Phiến lá có hình dạng thay đổi từ hình mác đến elip thuôn dài, chiều dài mỗi lá khoảng 8-18cm, đỉnh nhọn, gốc gần hình tròn, mép uốn lượn, không khía răng cưa. Mặt lá có 4-6 đôi chân chính xếp gần như song song và nhiều gân ngang tạo thành hình lưới mảnh.
Hoa dạng tán, cuống nhỏ, hoa có 3 cánh màu vàng.
Thân rễ ngắn, dày để phù hợp với điều kiện môi trường sống.
Dưới đây là hình ảnh cây Kèo nèo:
1.3 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Thân, hoa.
1.4 Đặc điểm phân bố
Kèo nèo được tìm thấy mọc hoang dại ở nhiều khu vực khác nhau như Trung Mỹ, Mexico, Nam Mỹ, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Tại nước ta, cây thường được tìm thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2 Thành phần hóa học
Kèo nèo có chứa Saponin, steroid, phenol Hydroquinone và các khoáng chất bao gồm Phốt pho (P), Canxi (Ca), Kali (K), natri (Na), Sắt (Fe) và Kẽm (Zn).
Cù nèo có thể dùng làm rau ăn, loại rau này giàu chất xơ, đường và một số thành phần khác. Bên cạnh đó, Kèo nèo có chứa hàm lượng nước lớn nên sử dụng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
3 Cách trồng cây Kèo nèo
Ngoài việc thu hái ngoài tự nhiên, bạn có thể nhân giống và trồng cây Kèo nèo trong chậu cũng rất đơn giản.
Có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng cây con.
Đất trồng nên để nhiều đất bùn, chậu trồng không cần khoan lỗ thoát nước, trộn đất với nước để tạo thành hỗn hợp bùn nhão, sau đó để yên trong 1-2 ngày để bùn lắng xuống, tiến hành gieo hạt hoặc trồng cây Kèo nèo con vào chậu.
Trong quá trình trồng không được để đất bị khô hạn.
4 Bông Kèo nèo ăn được không?
Cù nèo hay Kèo nèo là một loại rau quen thuộc của người dân vùng sông nước miền Tây. Kèo nèo rất dễ kiếm, giá thành rẻ nhưng lại chế biến được thành nhiều món ăn hấp dẫn. Dưới đây là một số cách chế biến Kèo nèo mà bạn đọc có thể tham khảo:
4.1 Kèo nèo chấm kho quẹt
Chuẩn bị:
- Thịt ba chỉ, tôm khô, hành lá.
- Kèo nèo.
- Đường, dầu ăn, nước mắm, ớt, gia vị.
Cách tiến hành:
- Kèo nèo sau khi hái về, đem rửa sạch, cắt thành từng khúc vừa ăn, trụng sơ với nước sôi, với ra để ráo.
- Thịt ba chỉ cho vào nồi rang đến khi ra mỡ thì cho hỗn hợp nước mắm với đường vào rim đến khi mắm keo lại thì cho ớt, hành lá cắt khúc, thêm gia vị cho vừa ăn và thưởng thức.
4.2 Cây Kèo nèo ăn lẩu
Lẩu là món ăn dễ thực hiện, đặc biệt phù hợp trong những ngày thời tiết se lạnh. Bạn có thể nhúng Kèo nèo cùng với lẩu mắm, lẩu gà hoặc bất kỳ loại lẩu nào mà gia đình ưa thích.
5 Cây Kèo nèo (Cù nèo) ăn trị bệnh gì?
Cây cỏ Thèo lèo chữa bệnh gì? Kèo nèo (Thèo lèo) được sử dụng trong phạm vi nhân dân. Lá và nụ hoa thường được dùng để làm rau ăn với nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như chất xơ, khoáng chất, chất đạm,...
Kèo nèo có tính mát có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu.
Tham khảo bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu từ cây Cù nèo: Sử dụng 50g Cù nèo tươi sắc cùng 50g Mã Đề, uống trong ngày thay nước lọc.
Nhân dân còn truyền tai nhau rằng ăn Cù nèo còn giúp giảm đau lưng.
Nam giới di mộng tinh có thể sử dụng 50-100g Cù nèo đem cắt nhỏ rồi nấu nước uống.
6 Lưu ý khi sử dụng
Các tài liệu về việc sử dụng cây Kèo nèo hay Cù nèo còn hạn chế, các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, do đó, việc sử dụng Kèo nèo làm thuốc cần có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
Không nên ăn Kèo nèo quá nhiều vì có thể gây nên tình trạng tiêu chảy, phân lỏng.
Kèo nèo là loài sống ở những vùng nhiều bùn đất, khi dùng để làm rau ăn thì cần phải sơ chế sạch sẽ.
7 Tài liệu tham khảo
Tác giả Harrizul Rivai và cộng sự (Ngày đăng tháng 5 năm 2021). The Ethnopharmacology, Phytochemistry, Pharmacology Activities of Yellow Velvetleaf Plant (Limnocharis flava): A Review, Rearch Gate. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2024.