Ích Mẫu Nam (Sư Nhĩ - Leonotis nepetaefolia (L.) R. Br.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Tracheophyta (Thực vật có mạch) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) | Lamiales (Hoa môi) |
Họ(familia) | Lamiaceae (Hoa môi) |
Chi(genus) | Leonotis |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Leonotis nepetaefolia (L.) R. Br. |
Ích mẫu nam thuộc dạng cây thảo, mọc đứng, chiều cao mỗi cây khoảng từ 0,6 đến 1,2 mét, cây có phủ một lớp lông mềm mịn. Thân cây ít khi phân nhánh, có 4 góc, cạnh lồi. Lá cây mọc đối hay mọc vòng. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Leonotis nepetaefolia (L.) R. Br.
Tên gọi khác: Sư nhĩ.
Họ thực vật: Lamiaceae (Hoa môi).
1.1 Đặc điểm thực vật
Ích mẫu nam thuộc dạng cây thảo, mọc đứng, chiều cao mỗi cây khoảng từ 0,6 đến 1,2 mét, cây có phủ một lớp lông mềm mịn.
Thân cây ít khi phân nhánh, có 4 góc, cạnh lồi.
Lá cây mọc đối hay vòng vòng, phiến lá có dạng hình trái Xoan, chiều dài mỗi lá khoảng từ 5 đến 10cm, chiều rộng từ 2 đến 5cm, gốc lá có dạng hình tam giác sau đó đột ngột thu hẹp lại, mũi lá nhọn, mép có khía răng cưa thô, chiều dài mỗi cuống lá khoảng từ 2,5 đến 4cm.
Hoa xếp thành nhù, không có cuống hoa, hoa mọc ở mắt lá phía trên, đường kính mỗi hoa khoảng 3 đến 5cm. Hoa có màu da cam, lá bắc dạng lá, đài có dạng hình trụ, chiều dài khoảng 18mm, tràng hoa có màu đỏ.
Quả mọc thuôn nhẵn, mỗi quả có 3 góc nhọn, chiều dài khoảng 3mm.
Dưới đây là hình ảnh cây Ích mẫu nam:
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Lá hoa.
Chế biến: Thường dùng tươi.
1.3 Đặc điểm phân bố
Ích mẫu nam thường phân bố ở Campuchia, Việt Nam, nhiều nước khác ở Châu Mỹ và Châu Phi. Tại nước ta, cây được tìm thấy ở Gia Lai, Khánh Hòa, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Tháp, thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang.
Ích mẫu nam có bản chất là loài ưa sáng, thường mọc trên các bãi hoang, ven đường nhất là dọc các bãi biển.
2 Thành phần hóa học
Lá chứa một chất đắng.
Phân tích hóa thực vật của loài này cho thấy sự hiện diện của các loại tinh dầu dễ bay hơi, carbohydrate, terpenoid, Saponin, Flavonoid, cùng với axit phenolic, protein, axit amin, phytosterol, ancaloit và tinh dầu cố định.
3 Tác dụng của cây Ích mẫu nam
3.1 Tác dụng dược lý
Lá cây Ích mẫu nam đã được nghiên cứu về tác dụng loại bỏ gốc tự do và gây tổn hại đến các tế bào tăng sinh cho kết quả rất tốt. Tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu hơn.
3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Lá có vị đắng, được dùng như một loại thuốc bổ đắng, lá cây Ích mẫu nam có tác dụng hạ nhiệt, chống nôn, giảm sốt, có tác dụng chống co thắt, trừ giun.
Hạt của cây có tác dụng trừ ký sinh trùng sốt rét.
3.2.2 Công dụng
Lá cây Ích mẫu nam được dùng để hãm trà uống trị hen, ngoài ra, lá cây còn dùng để trị ho gà và các chứng đau đầu. Một số nơi còn sử dụng Ích mẫu nam thay cho vị thuốc Ích mẫu.
Nhân dân Ấn Độ sử dụng tro của các đầu hoa của cây Ích mẫu nam để đắp trong trường hợp bị bỏng lửa và nước sôi, có thể thêm sữa đông để đắp trị nấm tóc, các bệnh ngứa ngoài da.
Rễ cây tán nhỏ sau đó xoa vào vú để trị sưng trong trường hợp bị tắc tia sữa, sữa không thể chảy qua núm vú. Nước sắc rất đắng có tác dụng chống co thắt do đó thường được dùng trong các trường hợp sốt liên tục ở các nước nhiệt đới.
Nhân dân ở Porto Ricoh sử dụng lá cây trộn với rượu và dịch chanh để phòng cơn sốt. Cách dùng như sau: Dùng 8g dịch lá cây Ích mẫu nam và cây Chó đẻ răng cưa dùng để hạ sốt trong trường hợp sốt cơn kèm theo mất ngủ, rối loạn đường ruột, bệnh nhân cho uống thêm nước chanh hay nước cam.
4 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Ích mẫu nam, trang 1184. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Tác giả Tomasz Kowalczyk và cộng sự (Ngày đăng tháng 5 năm 2021). Preliminary Phytochemical Analysis and Evaluation of the Biological Activity of Leonotis nepetifolia (L.) R. Br Transformed Roots Extracts Obtained through Rhizobium rhizogenes-Mediated Transformation, NCBI. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Tác giả Usharani Veerabadran và cộng sự (Ngày đăng tháng 4 năm 2013). Evaluation of antioxidant potential of leaves of Leonotis nepetifolia and its inhibitory effect on MCF7 and Hep2 cancer cell lines, NCBI. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2024.