Hương Nhu Tía (É Tía - Ocimum tenuiflorum L.)
49 sản phẩm
Dược sĩ Nguyễn Trang Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ước tính: 3 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Cây Hương nhu được biết đến khá phổ biến với công dụng trị cảm nắng, nhức đầu, đau bụng, tức ngực, nôn mửa và chuột rút. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Hương nhu.
1 Giới thiệu về cây Hương nhu
Hương Nhu tía, còn được gọi là É tía (Ocimum tenuiflorum L. hay Ocimum sanctum L.), thuộc họ Hoa môi
Hương nhu tía là một loại thảo dược bản địa và được trồng khắp các nước Đông Á, bao gồm cả Thái Lan với những ứng dụng trong y học cổ truyền như điều trị viêm phế quản, hen phế quản, sốt rét, tiêu chảy, kiết lỵ, bệnh ngoài da, viêm khớp, bệnh đau mắt, sốt mãn tính, côn trùng cắn,....
1.1 Đặc điểm thực vật
Cây thảo nhỏ cao có thể cao tới 2 m, toàn cây có màu pha sắc đỏ tím hoặc đôi khi có màu đo tím, có lông che chở và lông tiết, và cây có mùi thơm. Thân của cây vuông, có lông. Lá mọc đối chéo chữ thập, phiến lá nhỏ hình trứng, dài từ 2-5 cm, rộng từ 1-3 cm, mép có khía răng cưa, hai mặt đều có lông. Hoa mọc thành bông xim, nằm ở đầu cành, xếp thành từng vòng 5-6 hoa trên cụm hoa; đài hoa dài từ 3-5 mm; tràng hoa có cánh hơi lượn sóng ở mép; nhị 4, vượt ra ngoài tràng màu trắng pha tím. Quả bế tư, hình cầu gần, hơi dẹt, màu nâu nhạt hoặc đỏ, có đốm đen nhỏ nằm trong đài tồn tại. Mùa hoa quả từ tháng 5-7.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận sử dụng của cây Hương nhu bao gồm Toàn cây trên mặt đất (Herba Ocimi tenuiflori, Herba Ocimi gratissimi). Cây được thu hái khi đã có hoa và được phơi khô trong râm hoặc sấy nhẹ. Nếu muốn lấy tinh dầu thì có thể sử dụng cây tươi.
1.3 Đặc điểm phân bố
Hương nhu tía là một loài cây cổ nhiệt đới, thường được trồng để lấy lá làm rau ăn và chủ yếu để làm thuốc. Có thể trồng bằng hạt vào cuối mùa xuân và sau 6 tháng đã có thể thu hoạch. Cây ra hoa vào tháng 5-7 và có quả từ tháng 8-11. Hương nhu tía được trồng khắp nơi để làm thuốc. Loài cây này phân bố tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam như Bắc Giang, Hoà Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang. Ngoài ra, cây còn được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Campuchia, Philippines, Indonesia và các nước châu Phi, châu Úc.
1.4 Hương nhu có phải cây Húng quế
Trên thực tế, Hương nhu và Húng Quế là 2 loại cây khác nhau, do những đặc điểm về hình thái giữa 2 cây khá giống nhau nên hay bị nhầm lẫn.
Tuy nhiên, vẫn có một số đặc điểm dễ dàng nhận ra giữa 2 loại thực vật này về hình thái và công dụng.
Đặc điểm phân biệt | Hương nhu | Húng quế |
Thực vật |
|
|
Công dụng |
|
|
==>> Bạn đọc có thể xem thêm dược liệu: Rau Húng quế - Trị sổ mũi, đau đầu và tiêu hoá kém
2 Thành phần hóa học
Tinh dầu của Hương nhu chứa nhiều thành phần hóa học, bao gồm eugenol và methyl eugenol, hàm lượng tùy thuộc vào vùng địa lý. Cây cũng chứa Flavonoid, cerebrosid, coumarin, triterpenoid tự do, polysaccharid và các chất khác.
3 Tác dụng - Công dụng của cây Hương nhu
3.1 Tác dụng dược lý
Tinh dầu Hương nhu tía có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn Escherichia coli, Bacillus anthracis và Pseudomonas aeruginosa.
Ngoài ra nó còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, trị giun sán... Các hợp chất ocimumosid có tác dụng chống stress. Một số polysaccharid phân lập từ Hương nhu trắng cho thấy tác dụng chống oxy hóa, chống biến đổi ADN và ngăn chặn sự chết tế bào qua trung gian tia gamma.
3.1.1 Giảm lo âu và căng thẳng
Hương nhu là một loại thảo dược tự nhiên có đặc tính thích nghi và giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Được biết đến như một loại chất thích nghi, Hương nhu có khả năng giúp cơ thể thích nghi với căng thẳng và thúc đẩy sự cân bằng tinh thần. Hương nhu cũng được biết đến với khả năng tăng sức chịu đựng và giảm mức độ căng thẳng trong môi trường ồn ào. Ngoài ra, Hương nhu cũng có tác dụng chống trầm cảm và chống lo âu tương đương với một số loại thuốc chống trầm cảm và an thần. Hương nhu có thể dùng dưới dạng trà hoặc thực phẩm bổ sung ở dạng viên hoặc chiết xuất từ rượu.
3.1.2 Tăng cường sinh lực cơ thể
Hương nhu có tác dụng kích thích và tăng cường sinh lực cho cơ thể, chứa nhiều chất chống oxy hóa và giúp giải độc cơ thể. Nó cũng có thể bảo vệ cơ thể chống lại các hóa chất độc hại, ngăn ngừa ung thư bằng cách giảm sự phát triển của các tế bào ung thư.
3.1.3 Chống nhiễm trùng
Hương nhu có chất chiết xuất từ lá giúp tăng tốc độ và sức mạnh chữa lành vết thương. Nó có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi-rút, chống nấm, chống viêm, giảm đau và được sử dụng sau phẫu thuật để chữa lành và bảo vệ vết thương. Hương nhu cũng làm tăng sức mạnh phá vỡ vết thương, thời gian chữa lành và co lại. Nghiên cứu cho thấy Hương nhu có tác dụng chống nhiễm trùng và vết thương như loét miệng, sẹo lồi và mụn.
3.1.4 Giảm lượng đường trong máu cho bệnh nhân tiểu đường
Cây Hương nhu có thể giúp giảm lượng đường trong máu của người bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Hương nhu cũng giúp ngăn ngừa tăng cân, tăng Insulin máu, cholesterol cao, kháng insulin và tăng huyết áp. Nghiên cứu trên động vật và người đã cho thấy rằng Hương nhu thánh giúp giảm đường huyết.
3.1.5 Giảm cholesterol
Hương nhu thánh giúp giảm cholesterol và cân nặng bằng cách giảm căng thẳng trong quá trình trao đổi chất. Nghiên cứu trên động vật cho thấy lá Hương nhu giúp giảm mức cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt. Dầu trong Hương nhu cũng có thể giảm tổng lượng cholesterol trong gan, thận hoặc tim ở chuột. Ngoài ra, Hương nhu có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, có thể giúp giảm viêm khớp và đau cơ xơ hóa.
3.1.6 Bảo vệ dạ dày
Hương nhu thánh giúp giảm axit dạ dày, tăng tiết chất nhầy, tăng tế bào chất nhầy và kéo dài tuổi thọ của các tế bào chất nhầy. Nó có thể chống lại tác động của các vết loét do căng thẳng gây ra. Nếu bạn không muốn sử dụng thuốc điều trị loét dạ dày có tác dụng phụ, húng thánh là một lựa chọn thay thế được ưu tiên. Một nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng 200 mg chiết xuất Hương nhu thánh làm giảm đáng kể cả số lượng và chỉ số vết loét ở 2/3 số động vật.
3.2 Cây Hương nhu tía - Công dụng theo y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Hương nhu tía có vị cay, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để giải cảm, giải nhiệt, kích thích tiết mồ hôi và lợi tiểu.
3.2.2 Lá hương nhu có tác dụng gì?
Lá của cây hương nhu được sử dụng trong y học để làm thuốc tê tại chỗ và thuốc sát trùng chống bệnh hoại thư và bệnh lao phổi. Eugenol, một hợp chất có trong hương nhu, được sử dụng phổ biến trong nha khoa để điều trị các bệnh lý răng miệng và được dùng để làm chất hàn răng tạm.
Hương nhu tía được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh như cảm nắng, sốt nóng ghê rét, nhức đầu, đau bụng, tức ngực, nôn mửa, chuột rút, cước khí và thuỷ thũng. Liều dùng hàng ngày là từ 6-12g dưới dạng thuốc hãm hoặc thuốc sắc.
3.2.3 Uống nước lá Hương nhu tía có tác dụng gì?
Ở Ấn Độ, nước hầm từ lá hương nhu tía được sử dụng để chữa đau dạ dày ở trẻ em, sốt rét, nôn mửa và giun móc. Tại Myanmar, nước chiết từ lá hương nhu tía được dùng để trị đầy hơi và tiêu chảy ở trẻ em.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), cây hương nhu được sử dụng để trị phong hàn cảm mạo, trường viêm phúc tả, đòn ngã sưng đau, viêm khớp và làm giảm đau. Nó cũng được sử dụng bên ngoài để trị thấp chẩn, viêm da và rắn cắn.
3.3 Tác dụng của cây hương nhu tía với tóc
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hương nhu có khả năng kháng khuẩn, giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa trên da đầu, làm sạch và thông thoáng da đầu, thúc đẩy sự phát triển của tóc và giúp tóc khỏe mạnh, ngăn ngừa rụng tóc.
3.4 Cách dùng cây Hương nhu tía
Thường được sử dụng độc lập, nhưng có thể phối hợp với các loại cây có tinh dầu để nấu nước xông chữa cảm nắng và làm giảm mồ hôi. Trong những ngày nóng, có thể lấy vài cành lá đặt trong nón để giảm đau đầu. Nước sắc từ lá Hương nhu (10g trong 200ml) có thể được sử dụng để ngậm và súc miệng để chữa chứng hôi miệng. Nước sắc từ cành lá Hương nhu khô có thể được dùng để uống để chữa đau bụng và bệnh đường hô hấp. Dịch lá tươi có thể được sử dụng để làm thuốc chữa ho. Lá Hương nhu cũng có thể được dùng để giã đắp để trị thấp khớp.
4 Bài thuốc từ cây Hương nhu
4.1 Chữa chứng hôi miệng
Sắc 10g lá Hương nhu tía với 200ml nước để còn 100ml. Sử dụng nước sắc từ Hương nhu để súc miệng và ngậm hàng ngày, nên sử dụng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Sử dụng liên tục trong 15 ngày.
4.2 Giúp tóc nhanh dài, bóng mượt
Hương nhu tía, lá Bưởi (hoặc vỏ bưởi), quả Bồ Kết khô (đã đốt qua), mỗi loại 10g, nấu với 3 lít nước, pha ấm để gội đầu. Gội đầu 2 lần mỗi tuần, giúp tóc nhanh dài và rất mượt.
4.3 Chữa tiêu chảy do lạnh bụng
Hương nhu tía 12g, tía tô (lá và cành), mộc qua, mỗi vị 9g, sắc nước với 3 bát nước còn 1 bát, uống trong ngày sau bữa ăn sáng.
4.4 Chữa phù thũng, nước tiểu đục
Hương nhu tía 9g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, Ích mẫu thảo 12g, sắc với 600ml nước còn khoảng 200ml, uống thay trà hàng ngày. Mỗi liệu trình điều trị trong 10 ngày.
4.5 Trẻ chậm mọc tóc
Hương nhu tía 40g, sắc với 200ml nước, cô đặc, trộn với mỡ lợn, ngày bôi 1-2 lần. Trước khi bôi cần vệ sinh da đầu cho trẻ sạch sẽ tránh viêm nhiễm do da đầu bụi, bẩn.
4.6 Chữa cảm sốt, nhức đầu, đau bụng, chân tay lạnh
Hương nhu tía 500g, hậu phác (tẩm Gừng nướng) 200g, bạch biến đậu (sao) 2000g. Tất cả tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 10g có khi đến 20g với nước sôi để nguội.
4.7 Chữa cảm, làm ra mồ hôi, hạ sốt
Hương nhu, hoắc hương, Bạc Hà, sả, tía tô, lá bưởi, lá chanh mỗi thứ 10g. Tất cả rửa sạch, đun sôi dùng xông hơi (Nồi nước xông).
5 Tài liệu tham khảo
- Nhận thức cây thuốc và dược liệu (Xuất bản năm 2021). Hương nhu tía trang 173 - 174, Nhận thức cây thuốc và dược liệu. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
- Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2021). Hương nhu tía trang 1174 - 1175, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
- Tác giả Brian Krans (Đăng ngày 3 tháng 11 năm 2020). The Health Benefits of Holy Basil, PubMed. Truy cập ngày 11 tháng 03 năm 2023.