Hương Bài (Dianella ensifolia DC.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Cây Hương Bài còn có tên gọi khác là cây Rẻ Quạt, cây Huệ Rừng - Hương Lâu, là loại thảo dược được trồng làm hương đốt trong ngày lễ, tết. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Cetral Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin cần thiết về cây Hương Bài
1 Giới thiệu
Tên gọi khác: Cát Cánh Lan, Huệ Rừng - Hương Lâu, Lưỡi Đòng, Xường Quạt, Rẻ Quạt, Sơn Gian Lan.
Tên khoa học: Dianella ensifolia DC.
Họ thực vật: Họ Lúa Poaceae.
Tuy nhiên, bạn đọc cần lưu ý rằng, có một loại thực vật cũng có tên là Hương Bài, đây là hai loại cây khác nhau (bao gồm cả hình dáng cũng như họ thực vật). Cây Hương Bài thứ hai còn được gọi là cây Hương Lau, có tên khoa học là , thuộc họ Lúa, được nhân dân sử dụng để nấu nước gội đầu.
1.1 Đặc điểm thực vật
Hình dáng giống như cỗ bài. Bản chất, cây có tên là Hương Bài là do rễ cây được nhân dân sử dụng làm hương đốt trong những ngày tết, lễ.
Là một loại cỏ có khả năng sống dai.
Thân rễ nằm ngang, cây cao khoảng 40-50cm, một số cây được ghi nhận có thể cao đến 1m.
Lá mọc so le, lá ôm dọc theo hai bên thân, hình nam quạt, do đó có tên khác là Rẻ Quạt.
Lá mác dài khoảng 40 đến 70cm, mỗi lá rộng từ 1,5 đến 3,5cm, lá không có cuống, phần dưới lá tạo thành bẹ đài ôm dọc 2 bên thân.
Cụm hoa tận cùng, mọc thành thùy xim, hoa có màu vàng nhạt hoặc hơi tím nhạt.
Nụ hình trứng, 3 lá đài, 6 nhị.
Quả mọng màu đỏ tía hoặc màu xanh đen.
Hạt hình trứng.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: rễ và thân rễ.
Thu hái vào cuối mùa thu, rễ sau khi thu hoạch rửa sạch và phơi khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Cây Hương Bài mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi trên cả nước.
Ở các tỉnh thành phía Bắc, cây Hương Bài được trồng chủ yếu ở Thái Bình, quanh vùng Tiền hải để thu hoạch rễ làm hương. Ngoài ra, nhân dân còn trồng nhiều ở các tỉnh như Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An.
Cây Hương Bài chỉ được trồng trong mỗi gia đình thành từng khóm. Hương Bài có thể được trồng trong bóng râm hoặc trồng ngoài nắng. Sử dụng đất mùn để trồng cây.
Cây ra hoa vào tháng 6 đến tháng 7.
2 Thành phần hóa học
Chưa có tài liệu nghiên cứu.
Rễ có rất ít tinh dầu, mùi thơm nhẹ.
3 Công dụng và liều dùng của cây hương bài
Chưa thấy có tài liệu về việc sử dụng cây Hương Bài làm thuốc.
Nhân dân ta thường sử dụng rễ phơi khô, trộn cùng với các vị thuốc khác như Quế Chi, Hồi, Bã Mía để làm hương đốt trong những ngày lễ, tết.
Cách thực hiện:
- 1kg rễ Hương Bài phơi khô.
- 1kg vỏ thân cây Bưởi.
- 300g Quế Chi.
- 1kg Trầm.
- Mía thái mỏng, giã và vắt bỏ nước.
Tất cả nguyên liệu đem sấy khô, tán nhỏ, cuộn vào giấy bản, sử dụng que nứa làm chân hương.
Ở một số nước khác, lá Hương Bài được sử dụng để đắp lên các mụn nhọt.
Trong cây có độc do đó không sử dụng làm thuốc uống, động vật ăn phải có thể gây chết.
Ở một số tỉnh của Trung Quốc và Nghệ An, nhân dân thường sử dụng rễ cây để vắt lấy nước, trộn với gạo, phơi khô, lặp lại 3 lần, sau đó rang gạo thơm, chuột ăn sẽ chết.
4 Tài liệu tham khảo
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tác giả Đỗ Tất Lợi (xuất bản năm 2004). Hương Bài, trang 324-325, Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.