Hoàng Tinh Đỏ (Polygonatum kingianum)

8 sản phẩm

Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Hoàng Tinh Đỏ (Polygonatum kingianum)

Hoàng tinh đỏ được biết đến khá phổ biến với công dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, mỡ máu, suy nhược. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Hoàng tinh đỏ.

1 Giới thiệu về cây Hoàng tinh đỏ

Hoàng tinh đỏ còn có tên gọi khác là Hoàng tinh lá mọc vòng, Củ cơm nếp, mọc ở nơi đất ẩm, nhiều mùn, dưới tán rừng cây lá rộng thường xanh hoặc rừng cây lá rộng trên núi đá vôi ẩm, ở độ cao trên 800m.

Tên khoa học của Hoàng tinh đỏ là Polygonatum kingianum Coll. et Hemsl., thuộc họ Hoàng tinh (Convallariaceae).

Hình ảnh cây Hoàng tinh đỏ
Hình ảnh cây Hoàng tinh đỏ

1.1 Đặc điểm thực vật

Đây là cây thảo sống nhiều năm, cao 1 - 1,5m, đường kính thân khoảng 1,5cm, không lông, rỗng. Thân rễ mập thành củ to, màu trắng ngà, chia đốt, có khi phân nhánh, dài 25 - 35cm, đường kính 5 - 6cm (một gốc có thể được gần 2 kg). Mỗi mấu có 5 - 7 lá mọc vòng, phiến lá hình mũi mác hẹp, dài 10 - 15cm, rộng 12 - 15mm, đầu lá có mũi nhọn dài và quăn lại.  

Cụm hoa là xim ngắn ở các mấu, mang 8 - 12 hoa màu hồng hay đỏ, mọc rủ xuống; mỗi cuống xim có 2 hoa hình ống, dài đến 2 cm, bao hoa hình ống dài 1,5cm; nhị 6, chỉ nhị hẹp, dài bằng bao phấn; bầu hình trứng tam giác. Quả mọng, hình trái xoan hay hình cầu, khi chín màu lam tím. Mùa hoa: tháng 3 - 5, quả: tháng 6 - 8.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Thân rễ, được gọi là Hoàng tinh hoặc Thục hoàng.

Thu hoạch củ vào mùa thu - đông. Sau đó rửa sạch, đồ chín, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng đun với nước mật rồi phơi khô. Đồ và phơi 9 lần tới khi có màu đen đều là được, nhằm khử vị ngứa của củ.

Bột Hoàng tinh là gì? Đây là phần thân rễ dạng củ của Hoàng tinh được bào chế thành dạng bột như hình dưới.

Chiết xuất Hoàng tinh đỏ
Chiết xuất Hoàng tinh đỏ

1.3 Đặc điểm phân bố

Tại Việt Nam, cây có ở Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Nghệ An. Ngoài ra còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc.

2 Thành phần hóa học

Nhiều loại hợp chất đã được phân lập từ Hoàng tinh đỏ, bao gồm saponin steroid, saponin triterpenoid, homoisoflavanone, Flavonoid, alkaloid, lignin, phenethyl cinnamides, polysaccharide, lectin… Trong số các hợp chất này, các hợp chất hoạt động chính là saponin steroid, saponin triterpenoid, homoisoflavanone, polysaccharide và lectin.

2.1 Saponin

Saponin được đặc trưng bởi một bộ xương có nguồn gốc từ oxidosqualene, bao gồm một nửa đường liên kết với một triterpenoid (30 nguyên tử carbon) hoặc một aglycone steroid (27 nguyên tử carbon). Saponin steroid, bao gồm saponin cholestanol, furostanol và spirostanol, chỉ được tìm thấy trong lớp thực vật hạt kín một lá mầm, và saponin triterpenoid phân bố chủ yếu trong lớp Magnoliopsida.

2.2 Homoisoflavanon

Tính đến tháng 6 năm 2017, tổng số 26 homoisoflavanone đã được phân lập từ loài Hoàng tinh. Các hợp chất này có thể được phân loại thêm là 3-benzyl-4-chromanone (I), 3-benzyl-3-hydroxy-4-chromanone (II) và 3-benzylidene-4-chromanone (III). 

2.3 Polysaccharide

Polysaccharide là các polyme của dư lượng monosacarit liên kết với nhau bằng liên kết glycoside. Polysaccharide từ Hoàng tinh bao gồm các tỷ lệ khác nhau của monosacarit, bao gồm rhamnose, mannose, xyloza, arabinose, fucose, galactose, glucose, axit galacturonic và axit glucuronic. Một glucan phân nhánh được phân lập từ Hoàng tinh đỏ.

2.4 Lectin

Lectin là các protein có nguồn gốc không miễn dịch, liên kết thuận nghịch với carbohydrate, làm ngưng kết tế bào hoặc kết tủa polysaccharide và glycoconjugates. Hoàng tinh thuộc họ thảo dược liên quan đến Galanthus nivalis agglutinin (GNA) và là các loại thảo dược liên kết với mannose. Trong số các lectin liên quan đến GNA đã được tinh chế, P. cyrtonema lectin (PCL) là một dimeric; P.odoratum lectin (POL) là một homo-tetramer; lectin P.multiflorum là một tetramer.

== >> Mời bạn đọc tham khảo vị thuốc cùng công dụng: Dây thìa canh - Vị thuốc hiệu quả trong điều trị đái tháo đường

3 Cây Hoàng tinh đỏ có tác dụng gì?

3.1 Tác dụng dược lý

3.1.1 Trị tiểu đường

Sau khi cho sử dụng toàn bộ saponin từ Hoàng tinh đỏ trong 56 ngày cho thấy khả năng làm giảm đường huyết rõ rệt ở chuột mắc bệnh tiểu đường do streptozotocin.

Theo hồ sơ biểu hiện trên toàn bộ bộ gen và phân tích các enzym hoặc thụ thể quan trọng trong gan, cơ xương và mô mỡ, tổng số saponin từ Hoàng tinh đỏ có thể thúc đẩy không chỉ quá trình tạo đường mà còn cả việc sử dụng Glucose ở mô ngoại vi. Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng tổng số saponin (phần n-butanol của chiết xuất Ethanol 80%) và polysacarit (được chiết xuất bằng nước) từ Hoàng tinh đỏ đóng vai trò điều hòa hệ vi sinh vật đường ruột ở chuột mắc bệnh tiểu đường.

Cơ chế trị tiểu đường của Hoàng tinh đỏ
Cơ chế trị tiểu đường của Hoàng tinh đỏ

3.1.2 Điều hòa rối loạn lipid máu

Cây Hoàng tinh đỏ có thể ức chế sự gia tăng cholesterol toàn phần và triglycerid trong gan, máu do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra. Cơ chế tác dụng của nó là nhờ chứa nhiều polysaccharide giúp điều chỉnh các chất chuyển hóa nội sinh trong mẫu máu, nước tiểu và gan. Vì vậy, đây là loại dược liệu có thể trở thành một chất điều hòa lipid để điều trị rối loạn lipid máu và các bệnh liên quan.

3.1.3 Giảm viêm khớp

Chiết xuất củ Hoàng tinh đỏ có tác dụng có lợi trong việc điều hòa cytokine gây viêm và ức chế PGE-2 trong mô hình chuột thí nghiệm bị viêm khớp do kháng thể Collagen. Sàng lọc hóa chất thực vật cho thấy rằng saponin, là thành phần chính, và sterol (daucosterol và 5α,8α-ergosterol peroxide) từ chiết xuất etanol có thể góp phần vào các hoạt động chống viêm in vitro và in vivo đầy hứa hẹn của nó.

3.1.4 Tác dụng bảo vệ gan thận

Hoàng tinh đỏ cho thấy tác dụng bảo vệ đối với gan nhiễm mỡ không do rượu do chế độ ăn nhiều chất béo ở chuột. Cơ chế hoạt động có thể liên quan đến việc loại bỏ sản phẩm gây stress oxy hóa (MDA) và cải thiện hoạt động của enzyme chống oxy hóa (SOD và GSH-PX) trong ty thể của gan, cũng như cải thiện trở ngại chuyển hóa năng lượng.

3.1.5 Chữa lành vết thương

Chiết xuất Hoàng tinh đỏ có thể làm giảm sự xâm nhập của các tế bào viêm và hàm lượng glucose trong mô da ở rìa vết thương, giảm các yếu tố gây viêm trong da và huyết tương, đồng thời tăng sự hình thành mạch, do đó cải thiện tốc độ chữa lành vết thương. 

== >> Mời bạn xem thêm dược liệu: Đảng sâm - Vị thuốc bồi bổ cơ thể, chữa vàng da, viêm thận hiệu quả

3.2 Công dụng theo y học cổ truyền

Củ Hoàng tinh đỏ có tính bình, vị ngọt, quy vào kinh tỳ, phế, thận, có tác dụng bổ trung ích khí, trừ phong thấp, dưỡng âm, nhuận tâm phế, kiện tỳ vị, ích thận, trợ gân cốt, thêm tinh tủy, đen tóc sống lâu. Hoàng tinh chuyên bổ huyết, bổ âm và nuôi tỳ vị.

Trong đông y, Hoàng tinh đỏ được dùng trong trị các chứng ho do cơ thể mất nước, nóng nhiệt, tỳ vị hư nhược, suy kiệt, mệt mỏi, kém ăn, miệng khô, háo khát, nội nhiệt, tinh huyết bất túc,... Còn được dùng để chữa cao huyết áp. Dùng ngoài trị sưng tấy, đụng giập, trĩ.

4 Các bài thuốc từ cây Hoàng tinh đỏ

4.1 Trị hư tổn suy nhược 

Hoàng tinh nấu và phơi 9 lần, nhai ăn hoặc tán bột ăn với cháo.

4.2 Trị yếu sức, lao lực, ho nhiều

Nguyên liệu: 15g Hoàng tinh, 10g Ý dĩ.

Cách làm: Sắc với 600ml nước tới khi còn 200ml, chia uống 3 lần/ngày.

4.3 Trị suy nhược cơ thể sau khi mắc bệnh (Hoàng tinh thang)

Nguyên liệu: 24g Hoàng tinh, Sinh Địa 20g, Kỷ tử, Hoàng Kỳ, Đảng sâm mỗi vị 12g.

Cách làm: Sắc lấy nước uống.

Hoàng tinh thang giúp trị suy nhược cơ thể
Hoàng tinh thang giúp trị suy nhược cơ thể

4.4 Củ Hoàng tinh ngâm rượu giảm mệt mỏi, sinh tân dịch

Nguyên liệu: Hoàng tinh 25g, Ba Kích 20g, Đảng sâm, Thục Địa mỗi vị 10g. 

Cách làm: Nguyên liệu thái lát, ngâm với 1L rượu trắng 35 độ, thỉnh thoảng lắc đều. Khi dùng, pha với 100ml siro đơn, ngày uống 3 lần trước khi ăn và khi đi ngủ, mỗi lần uống 1 chén nhỏ. Tác dụng của Hoàng tinh ngâm rượu là giúp cơ thể khỏe mạnh, ngủ ngon, giảm mệt mỏi, suy nhược.

4.5 Giảm mệt mỏi

Nguyên liệu: Hoàng tinh, Ý dĩ mỗi vị 10g, Sa sâm 8g.

Cách làm: Sắc với 200ml nước cho tới khi còn 50ml, dùng uống 1 lần/ngày.

4.6 Trị thiếu máu

Nguyên liệu: Hoàng tinh 20g, Hà thủ ô, Thục địa, rễ Đinh Lăng mỗi vị 10g, Tam Thất 8g.

Cách làm: Tán thành bột, mỗi ngày dùng 10g sắc lấy nước uống.;

4.7 Trị đau thắt ngực, bệnh mạch vành

Nguyên liệu: Hoàng tinh, Côn bố mỗi vị 15g, Bá tử nhân, Thạch xương bồ, Uất kim mỗi vị 10g, Diên hồ sách 6g, Sơn Tra 24g.

Cách làm: Sắc uống ngày 1 thang, 3 lần/ngày, điều trị 4 tuần/đợt.

4.8 Trị tiểu đường

Nguyên liệu: Hoàng tinh, Hoàng kỳ, Sinh địa mỗi vị 20g, Trạch Tả, Nhân Sâm, Hoàng Liên, Địa cốt bì mỗi vị 10g.

Cách làm: Tán thành bột, rây mịn, dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 5g.

4.9 Trị huyết áp thấp

Nguyên liệu: Hoàng tinh, Đảng sâm mỗi vị 30g, 10g Cam Thảo.

Cách làm: Sắc uống 1 thang/ngày.

4.10 Trị rối loạn thần kinh thực vật

Nguyên liệu: Hoàng tinh 160g, Câu kỷ, Sinh địa, Bạch Thược, Hà Thủ Ô mỗi vị 90g, Đương Quy, Hoàng kỳ, Đảng sâm, Táo nhân (sao) mỗi vị 60g, Mạch Môn, Cúc Hoa, Hồng Hoa, Bội lan, Xương bồ, Viễn Chí mỗi vị 30g. 

Cách làm: Đem các dược liệu trên ngâm với 6 lít rượu trắng trong 2 - 4 tuần, khi đủ thời gian thì uống ngày 3 lần, dùng khoảng 5 - 10ml/lần;

4.11 Trị yếu sinh lý

Nguyên liệu: Hoàng tinh 20g, Hà thủ ô, Ý dĩ, rễ Đinh lăng, Hoài Sơn, Kỷ tử, Long nhãn, Cám nếp mỗi vị 12g, Trâu cổ, Cao ban long mỗi vị 8g, Sa nhân 6g.

Cách làm: Sắc uống 1 thang/ngày.

4.12 Trị lao phổi

Hoàng tinh đem chế thành cao lỏng theo tỷ lệ 1ml cao lỏng chứa 5g thuốc, mỗi lần uống 10ml, ngày dùng 4 lần.

4.13 Trị nấm chân tay

Thái nhỏ 100g Hoàng tinh, ngâm với 250ml cồn 75%, bịt kín trong 15 ngày. Sau đó, lọc qua gạc 4 lớp, lấy phần nước, thêm 150ml giấm, trộn đều. Khi dùng, rửa sạch vùng da bị nấm, lau khô rồi bôi thuốc 3 lần/ngày.

4.14 Trị ho ra máu

Nguyên liệu: Hoàng tinh 50g, Bách Bộ, Bạch cập mỗi vị 25g.

Cách làm: Tán thành bột, rây mịn rồi luyện với mật tạo viên hoàn, uống 3 lần/ngày, mỗi lần dùng 6g.

4.15 Trị lipid máu cao

Nguyên liệu: Hoàng tinh, Hà thủ ô, Tang Ký Sinh.

Cách làm: Tán thành bột, trộn với tá dược tạo viên, uống liên tục trong vòng 2 tháng.

Ngoài ra còn sử dụng cao Hoàng tinh chữa mất ngủ.

5 Phân biệt Hoàng tinh đỏ và Hoàng tinh trắng

 Hoàng tinh đỏHoàng tinh trắng
Đặc điểm hình thái

Lá mọc chụm, hình mũi mác

Hoa màu đỏ hoặc hồng

Lá mọc so le, hình bầu dục thon 2 đầu

Hoa màu trắng xanh nhạt

Tính vị, tác dụngTính bình, vị ngọt, quy vào kinh tỳ, phế, thận, có tác dụng bổ trung ích khí, trừ phong thấp, dưỡng âm, nhuận tâm phế, kiện tỳ vị, ích thận, trợ gân cốt, thêm tinh tủy, đen tóc sống lâu
Chủ trịHo do cơ thể mất nước, nóng nhiệt, tỳ vị hư nhược, suy kiệt, mệt mỏi, kém ăn, miệng khô, háo khát, nội nhiệt, tinh huyết bất túcThuốc bổ, tăng lực, chữa mệt mỏi, kém ăn, đau lưng, thấp khớp, khô cổ khát nước
Hoàng tinh đỏ và Hoàng tinh trắng
Hoàng tinh đỏ và Hoàng tinh trắng

6 Tài liệu tham khảo

1. Tác giả He-Shui Yu và cộng sự (Đăng vào tháng 9 năm 2009). Saponins from the processed rhizomes of Polygonatum kingianum, PubMed. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2023. 

2. Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2021). Hoàng tinh hoa đỏ trang 1119, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Hoàng Tinh Đỏ (Polygonatum kingianum)

Phyproxaden (Hộp 30 viên)
Phyproxaden (Hộp 30 viên)
265.000₫
Bát Tiên Bình Đông
Bát Tiên Bình Đông
Liên hệ
Golden Men New
Golden Men New
Liên hệ
Khang Thận Đơn lọ 40
Khang Thận Đơn lọ 40
Liên hệ
Kiện Lạc Bổ Thận Gold
Kiện Lạc Bổ Thận Gold
Liên hệ
Sâm Qui Tinh
Sâm Qui Tinh
80.000₫
Hoạt huyết An Thần AmiTakaHVQY Plus
Hoạt huyết An Thần AmiTakaHVQY Plus
Liên hệ
Korean Red Ginseng New Life
Korean Red Ginseng New Life
2.400.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633