Hoa Tử Đinh Hương (Lilac - Syringa vulgaris)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophytes (Thực vật có mạch)

Angiosperms (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Lamiales (Hoa môi)

Họ(familia)

Oleaceae (Ô liu)

Chi(genus)

Syringa

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Syringa vulgaris

Hoa Tử Đinh Hương (Lilac - Syringa vulgaris)

Hoa tử đinh hương, một loài hoa được tôn vinh vì màu sắc rực rỡ và hương thơm say đắm, chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim của nhiều người. Bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ đưa bạn vào hành trình khám phá nguồn gốc của hoa tử đinh hương, ý nghĩa tượng trưng của nó và một số sự thật thú vị về loài hoa được yêu thích này.

1 Lilac là hoa gì, có nghĩa gì?

Hoa tử Đinh Hương tiếng Anh còn được gọi là Lilac.

Tên khoa học: Syringa vulgaris

Họ thực vật: Oleaceae (Ô liu).

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

Tử đinh hương thuộc dạng cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, chiều cao khoảng từ 6-7 mét. Vỏ thân có màu xám, cành cây khi còn non có bề mặt nhẵn, khi già trở nên xù xì và có nhiều rãnh dọc.

Lá đơn, mọc đối, đôi khi mọc vòng, phiến lá có dạng hình bầu dục haowjc hình tim, màu xanh lục nhạt, chiều dài mỗi phiến lá khoảng từ 4 đến 12cm, chiều rộng khoảng 3-8cm.

Hoa có màu trắng, tím hoặc được lai tạo thành nhiều màu khác nhau, thường nở vào mùa xuân hoặc mùa hè, mùi thơm dịu.

Quả nang.

Các loài Tử đinh hương trên thế giới:

  • Tử đinh hương thông thường (tên khoa học là Syringa vulgaris), có nguồn gốc từ Đông Nam của Châu Âu, được trồng rộng rãi ở các vùng ôn đới trên thế giới.
  • Tử đinh hương Ba Tư (tên khoa học là Syringa persica), phân bố từ Iran đến Trung Quốc.
  • Tử đinh hương Hàn Quốc (tên khoa học là Syringa pubescens).
  • Tử đinh hương Hungary (tên khoa học là Syringa josikaea).
  • Tử đinh hương Trung Quốc (tên khoa học là Syringa chinensis) là loài được lai tạo từ cây Tử đinh hương Ba Tư và Tử đinh hương thông thường.

2 Ý nghĩa hoa tử đinh hương theo từng màu

2.1 Ý nghĩa hoa tử đinh hương trắng

Tử đinh hương trắng
Tử đinh hương trắng

Màu trắng tượng trưng cho những điều tích cực, thuần khiết. Do đó, bó hoa tử đinh hương trắng thường được sử dụng trong những dịp đặc biệt nhằm bày tỏ tình cảm và thể hiện lòng biết ơn đối với người được tặng.

2.2 Ý nghĩa hoa tử đinh hương tím

Tử đinh hương tím
Tử đinh hương tím

Màu tím là biểu tượng của sự chung thủy. Hoa tử đinh hương tím thường được các bạn trai tặng cho người mình yêu nhằm bày tỏ tình cảm đặc biệt và chân thành.

2.3 Tử đinh hương đỏ

Tử đinh hương đỏ
Tử đinh hương đỏ

Màu hồng hay màu đỏ khi nhắc đến người ta thường nghĩ ngay đến tình yêu đôi lứa với đầy sự nhiệt huyết, nồng nàn và chân thành.

2.4 Tử đinh hương xanh

Tử đinh hương xanh
Tử đinh hương xanh

Màu xanh mang lại cảm giác yên bình, hạnh phúc, đây cũng là một trong số những màu sắc yêu thích của nhiều người.

3 Cách trồng

Hoa tử đinh hương thích hợp khi trồng ở những khu vực có nhiều ánh nắng mặt trời. Đất trồng nên chọn những loại đất trung tính, không có độ pH quá thấp hoặc quá cao, có khả năng thoát nước tốt.

Khi trồng, nên bón lót một ít phân chuồng để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Thời điểm trồng cây con thích hợp nhất là vào mùa xuân hoặc khi thời tiết mát mẻ.

Tử đinh hương có thể được trồng bằng nhiều phương pháp khác nhau bao gồm giâm cành, chiết cành hay trồng bằng cây con. Tiến hành đào hố, trồng cây, tưới nước mỗi ngày 1 lần hoặc 2-3 ngày tưới một lần nếu thời tiết mát mẻ.

4 Thành phần hóa học

Một số thành phần hóa học bao gồm flavonoid, iridoid và các dẫn xuất của axit cinnamic đã được xác định trong hoa và lá của cây Tử đinh hương.

Kết quả phân tích định lượng đã xác nhận rằng hoa của cây Tử đinh hương chứa một lượng đáng kể phenylpropanoid (acteoside, 2,48%; echinacoside, 0,75%) và oleuropein (0,95%), trong khi ở quả secoiridoid oleuropein (1,09%) và nuzhenide (0,42%) là các chất chuyển hóa thứ cấp chính.

Hình ảnh lá cây Tử đinh hương
Hình ảnh lá cây Tử đinh hương

5 Công dụng của cây Tử đinh hương

5.1 Trong Y học

Lá của Tử đinh hương, được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc nhờ đặc tính giảm đau, giải nhiệt, chống viêm và kích thích tiêu hóa.

Các dữ liệu khoa học cũng đã xác nhận đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và hạ sốt của Tử đinh hương. Một trong số những hợp chất chiết xuất từ cây Tử đinh hương đã được báo cáo là có tác dụng ức chế quá trình peroxy hóa lipid, hình thành gốc tự do và stress oxy hóa.

Hoa tử đinh hương giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như Flavonoid và polyphenol. Các hợp chất tự nhiên này giúp trung hòa các gốc tự do, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Tác dụng đối với làn da: Hoa tử đinh hương chứa các hợp chất có lợi như Vitamin C và chất chống oxy hóa. Những hợp chất này có thể giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây căng thẳng từ môi trường và tăng cường sức khỏe tổng thể của làn da.

Giảm căng thẳng: Hương thơm của hoa tử đinh hương được biết đến với tác dụng làm dịu. Trong liệu pháp hương thơm, tinh dầu hoa tử đinh hương được sử dụng để thúc đẩy sự thư giãn và cải thiện tâm trạng.

5.2 Trong đời sống

Tử đinh hương không chỉ có nhiều tác dụng trong Y học mà còn được ứng dụng trong đời sống, Tử đinh hương được trồng để lấy bóng mát, trang trí, cây rất thích hợp để được trồng làm cảnh vì có hoa đẹp và thơm.

Tử đinh hương
Tử đinh hương

6 Một số câu hỏi thường gặp

6.1 Cây giống tử đinh hương giá bao nhiêu?

Giá thành cây giống Tử đinh hương còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm kích thước cây giống, màu sắc hoa,... Bạn nên mua ở những nhà vườn lớn, uy tín để được giá tốt nhất.

6.2 Mua hoa tử đinh hương ở đâu?

Hiện nay, bạn có thể mua cây giống Tử đinh hương trực tiếp tại các nhà vườn hoặc trên các sàn thương mại điện tử, tuy nhiên, việc mua trực tiếp tại các nhà vườn giúp bạn chọn được những cây giống đẹp, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt.

Giá cây tử đinh hương
Giá cây tử đinh hương

7 Tài liệu tham khảo

Tác giả Hisae Oku và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2020). Effect of polyphenols from Syringa vulgaris on blood stasis syndrome, NBCI. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2024.

Tác giả Gergő Tóth và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2016). Characterization of antioxidant phenolics in Syringa vulgaris L. flowers and fruits by HPLC-DAD-ESI-MS, PubMed. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Hoa Tử Đinh Hương (Lilac - Syringa vulgaris)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633