Hoa Phấn (Bông Phấn - Mirabilis jalapa L.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Hoa Phấn (Bông Phấn - Mirabilis jalapa L.)

Cây Hoa Phấn có tên khoa học là Mirabilis jalapa L. Hoa Phấn có mùi thơm, thường được trồng làm cảnh rễ củ dùng để làm thuốc chữa mụn nhọt. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Hoa Phấn

1 Giới thiệu

Đặc điểm thực vật của cây Hoa Phấn
Đặc điểm thực vật của cây Hoa Phấn

Tên khoa học: Mirabilis jalapa L.

Tên gọi khác: Sâm Ớt, Bông Phấn.

Họ thực vật: Hoa phấn Nyctaginaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Hoa Phấn thuộc dạng cây có kích thước nhỏ, chiều cao dao động khoảng 0,7 đến 1 mét.

Có rễ củ, kích thước lớn.

Thân cây có dạng hình trụ tròn, bề mặt nhẵn, có đoạn phình lên ở các mấu.

Lá mọc đối, phiến lá có dạng hình trái xoan hoặc có dạng hình tam giác. Gốc lá tròn, đầu lá thuôn nhọn. Mép lá nguyên, hai mặt của phiến lá trơn nhẵn.

Cụm hoa mọc xim ở đầu cành, cuống ngắn. 5 lá bắc dính liền. Hoa thuộc dạng lưỡng tính, hoa có màu hồng, trắng, đỏ hoặc vàng, mùi thơm đặc biệt khi về đêm.

Nhị 5, kích thước không bằng nhau.

Bao hoa có 5 phiến.

Quả bế, có dạng hình cầu, vỏ mỏng, chứa chất bột trắng mịn.

Mùa hoa quả gần như quanh năm.

1.2 Thu hái và chế biến

Hoa Phấn có nhiều màu sắc khác nhau
Hoa Phấn có nhiều màu sắc khác nhau

Bộ phận dùng: Rễ, lá và hạt.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Rễ sau khi thu hái, đem thái mỏng, sau đó tẩm nước Gừng và sao vàng.

1.3 Đặc điểm phân bố

Hoa Phấn có mùi thơm do đó thường được trồng để làm cảnh hoặc làm thuốc.

Hoa Phấn được tìm thấy chủ yếu ở các huyện của tỉnh Hải Dương.

Cây được nhân giống từ hạt. Hạt sau khi gieo trồng vào mùa xuân, đợi mọc cây con và đánh đem đi trồng. Không nên trồng cây vào thời gian mùa hè, có khí hậu nóng bức.

Hoa Phấn thuộc dạng dễ trồng, không kén đất do đó có thể trồng trong chậu. Trường hợp trồng để lấy củ làm thuốc thì cần làm đất kỹ, tơi, lên luống và bón phân. Nên làm rãnh nước để tránh trường hợp ứ đọng nước gây thối củ.

Hoa Phấn sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh, sau khi trồng 2 đến 3 năm có thể tiến hành thu hoạch củ.

2 Thành phần hóa học

Toàn cây Hoa Phấn
Toàn cây Hoa Phấn

Rễ cây chứa Trigonelline sau khi thủy phân tạo thành arabinose và galactose.

Ngoài ra, phần trên mặt đất của cây còn chứa một số hoạt chất như acid ursolic, oleanolic,...

Tác dụng - Công dụng

Tác dụng dược lý

Khi tiến hành nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng, cao chiết từ hạt của cây Hoa Phấn thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với vi khuẩn Gram âm và Gram dương từ vết thương và phân người bị tiêu chảy.

Hạt của cây còn có tác dụng ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn phân lập.

Cao chiết cồn 50 độ của rễ cây đã thể hiện tác dụng ức chế co thắt cơ trơn trên chuột lang gây ra bởi acetylcholin và histamin trên hồi tràng.

3 Công dụng của cây hoa phấn

3.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Vị ngọt nhạt, tính mát.

Tác dụng: Lợi tiểu, thanh nhiệt, khử thấp, hoạt huyết, giải độc.

3.2 Công dụng

Hoa Phấn có mùi thơm, đặc biệt là về đêm
Hoa Phấn có mùi thơm, đặc biệt là về đêm

Rễ cây được sử dụng để chữa băng huyết, đinh nhọt, đau vú với liều dùng được khuyến cáo là 8-16g, sắc lấy nước uống.

Y học hiện đại sử dụng rễ cây hoa phấn để làm thuốc tẩy với liều dùng được khuyến cáo là 1-2g ở người lớn và 0,1 đến 0,4g ở trẻ em.

Người dân Trung Quốc sử dụng rễ cây Hoa Phấn như một loại thuốc nhuận tràng.

Sử dụng 20g rễ khô hoặc 40g rễ tươi sắc lấy nước uống để trị viêm đường tiết niệu, đái máu, nhọt bú, đái tháo đường,...

Rễ của cây được dùng làm thuốc
Rễ của cây được dùng làm thuốc

Rễ của cây Hoa Phấn khi phối hợp với rễ của cây Bạch Quả, quả Đơn Rau Má, quả Kim Anh có tác dụng chữa di mộng tinh với liều 12 mỗi vị.

Rễ tươi của cây được sử dụng để trị vết thương, mụn nhọt bằng cách đắp tại chỗ.

Hạt được sử dụng theo đường uống để tẩy.

Lá sau khi giã, vắt lấy nước để trị mụn nhọt.

Nhân dân Campuchia sử dụng lá hoa giã nát, đắp lên da để hạ sốt.

Nhân dân Malaysia sử dụng nước ép từ lá của cây để chữa bỏng, sưng tấy. Quả sau khi tán thành bột, trộn với một ít nước để trị mụn trứng cá.

Nhân dân Ấn Độ sử dụng rễ hoa phối hợp với một số loại thuốc khác để làm thuốc bổ.

4 Bài thuốc chữa phát ban từ cây Hoa Phấn

Hình ảnh Hoa Phấn có màu vàng
Hình ảnh Hoa Phấn có màu vàng

12g rễ Hoa Phấn.

30g Huyền Sâm.

10g Đương Quy.

8g Thăng Ma.

8g Phục Thần.

4g Hoàng Liên.

4g Kinh Giới.

4g Cam Thảo.

Sắc lấy nước uống.

5 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Hoa Phấn, trang 925-926. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Hoa Phấn (Bông Phấn - Mirabilis jalapa L.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633