Hoa Hiên (Huyên Thảo - Hemerocallis fulva L.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Monocots (Thực vật một lá mầm)

Bộ(ordo)

Asparagales (Thiên môn đông)

Họ(familia)

Hemerocallidaceae (Hoa hiên)

Chi(genus)

Hemerocallis

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Hemerocallis fulva L.

Hoa Hiên (Huyên Thảo - Hemerocallis fulva L.)

Hoa hiên thuộc dạng cây thảo, sống lâu năm. Nhân dân thường sử dụng Hoa hiên để chữa sưng vú, vàng da do sử dụng rượu, chảy máu cam, viêm tai giữa, viêm tuyến mang tai. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Hoa hiên

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Hemerocallis fulva L.

Tên gọi khác: Rau huyên, Huyên thảo, Kim châm.

Họ thực vật: Hoa hiên Hemerocallidaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Hoa hiên thuộc dạng cây thảo, sống lâu năm.
Hoa hiên thuộc dạng cây thảo, sống lâu năm.

Hoa hiên thuộc dạng cây thảo, sống lâu năm.

Cây có rễ củ xếp thành từng chùm và có dạng hình trụ dài, thân rễ ngắn.

Phiến lá có dạng hình dải, chiều dài mỗi lá khoảng 40-50cm, chiều rộng từ 2 đến 4 cm, các lá xếp thành 2 dãy, có bẹ. Đầu lá thuôn nhọn, thường gập xuống. Các gân chạy song song với lá, hai mặt nhẵn giống màu nhau.

Cụm hoa phân nhánh, hoa có màu vàng hoặc màu vàng đỏ, kích thước to, bao hoa có dạng hình phễu.

Quả hình 3 cạnh.

Hạt nhiều, có màu đen bóng.

Mùa hoa quả rơi vào tháng 4 đến tháng 9.

Cần lưu ý rằng, có một loài Hoa hiên nhỏ tên khoa học là Hemerocallis minor Mill. có hoa màu vàng cũng có thể được sử dụng.

Cụm hoa phân nhánh, hoa có màu vàng hoặc màu vàng đỏ
Cụm hoa phân nhánh, hoa có màu vàng hoặc màu vàng đỏ

1.2 Thu hái và chế biến

Hoa hiên có thể sử dụng được nhiều bộ phận khác nhau bao gồm:

  • Rễ thu hái vào mùa thu, đem rửa sạch, dùng tươi, phơi hoặc sấy khô.
  • Lá và hoa của cây Hoa hiên có thể được thu hái quanh năm, lá dùng tươi, hoa thu hái vào thời điểm lúc chớm nở đem phơi hoặc sấy khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Cây có nguồn gốc ở vùng ôn đới của châu Á và châu  u. Hiện nay, Hoa hiên được tìm thấy ở nhiều nơi thuộc khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới đặc biệt là ở Nhật Bản và Trung Quốc.

Tại nước ta, cây được trồng chủ yếu để làm cảnh ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới, quanh năm ẩm mát như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt,...

Hoa hiên là loài sinh trưởng tốt, gần như quanh năm. Cây ra hoa quả nhiều vào màu hè và mùa thu.

Cây con thường được trồng bằng phần gốc sau khi đã thu hoạch củ.

2 Thành phần hóa học

Hoa hiên là loài sinh trưởng tốt, gần như quanh năm
Hoa hiên là loài sinh trưởng tốt, gần như quanh năm

Theo một số tài liệu, Hoa hiên tươi khi thu hái ở Trung Quốc có chứa nước, protein, chất béo, nitơ tự do, sợi, tro.

Hoa hiên là nguồn cung cấp Vitamin A, Vitamin C, Thiamin và adenin, cholin,...

Rễ cây có chứa asparagin.

3 Tác dụng - Công dụng của cây hoa hiên

3.1 Tác dụng dược lý

3.1.1 Tác dụng đối với quá trình đông máu

Khi tiến hành sử dụng nước sắc của Hoa hiên, các nhà khoa học nhận thấy rằng, nước sắc làm giảm thời gian đông máu do tăng hàm lượng prothrombin.

Nước sắc của cây cũng tương tự như vitamin K, có tác dụng đối kháng với dicoumarin (chất kéo dài thời gian đông máu).

3.1.2 Tác dụng đối với máu

Nước sắc đã được chứng minh có tác dụng làm tăng số lượng hồng cầu, tiểu cầu nhưng không gây ảnh hưởng đến số lượng cũng như công thức của bạch cầu.

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Rễ, lá và hoa có vị ngọt, tính mát.

Tác dụng của rễ: Chỉ huyết, thanh nhiệt, lương huyết.

Tác dụng của lá và hoa: Lợi tiểu, trừ thấp nhiệt, an thai, ăn ngon ngủ yên, làm yên ngũ tạng, sáng mắt.

3.2.2 Công dụng

Rễ cây được sử dụng để làm thuốc lợi tiểu, viêm bàng quang, bí tiểu, sỏi ở đường tiết niệu, đái máu, ho máu, vàng da, viêm gan, viêm tai giữa với liều dùng là 5-15g dược liệu đem sắc lấy nước uống.

Lá và hoa sử dụng trong các trường hợp như chảy máu cam, sưng vú, động thai. Nhân dân một số nơi còn sử dụng để nấu canh.

Nhân dân Trung Quốc sử dụng rễ cây để trị sán máng nhưng cần dùng liều cao tỷ lệ thuận với nguy cơ ngộ độc bao gồm đái không tự chủ, ức chế hô hấp, giãn đồng tử.

Hoa hiên dùng làm thuốc cầm máu
Hoa hiên dùng làm thuốc cầm máu

4 Một số cách trị bệnh từ cây Hoa hiên

4.1 Chữa vàng da do rượu

Rễ cây đem giã nát, vắt lấy nước, mỗi ngày dùng 15g.

4.2 Chữa viêm tai giữa

15g rễ cây Hoa hiên nấu cùng với thịt lợn nạc để ăn.

4.3 Chữa viêm tuyến mang tai

30g rễ cây đem sắc lấy nước, thêm đường và uống.

4.4 Chữa động thai

30g Hoa hiên đem nấu canh ăn.

Kết hợp uống thêm nước sắc từ cây củ gai với liều 30g.

4.5 Chữa chảy máu cam

15-20g lá hoặc rễ đem sắc nước uống.

4.6 Chữa sưng vú

Sử dụng lá, rễ hoặc hoa tươi giã đắp lên vùng tổn thương.

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Huy Bích (Xuất bản năm 2006). Hoa hiên, trang 917-919, Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Hoa Hiên (Huyên Thảo - Hemerocallis fulva L.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633