Hoa Cúc
68 sản phẩm
Dược sĩ Nguyễn Trang Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Hoa Cúc được biết đến là loại dược liệu dùng trong các bài thuốc trị bệnh do trúng gió như đau đầu, chóng mặt, tê da,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về loại dược liệu này.
1 Hoa cúc là thực vật gì ?
Hoa cúc từ lâu đã đứng đầu trong các loại thực vật. Hoa cúc có nhiều chủng loại, loại cúc thường được sử dụng làm dược liệu là 3 loại cúc: Cúc trắng, cúc vàng, cúc dại. Cúc trắng có vị ngọt, tốt cho gan, làm sáng mắt. Cúc vàng có vị đắng, chủ trị thanh nhiệt, trừ phong. Cúc dại có vị đắng, thanh nhiệt, giải độc rất tốt.
2 Đặc điểm thực vật
Hình thái của cây họ Cúc cũng rất đa dạng. Một số loài cây gỗ cao trên 30m, cũng có nhiều loài khác là cây bụi, như cây chổi thỏ hoặc cây hoa thị và hầu hết là cây thân thảo lâu năm hoặc ít hàng năm, có chiều cao từ 1–3m hoa hướng dương và đến dạng gần như không cuống.
Hình dạng của các lá rất khác nhau: trong khi hầu hết đều lớn, một số khác nhỏ và có gai, và một số không tồn tại, chức năng của chúng được đảm nhận bởi thân màu xanh lá cây. Hầu hết các lá được bao phủ bởi một lớp lông tơ và các sợi lông đủ dài và đủ màu sắc. Hầu hết đều có một cụm hoa nhỏ phẳng với nhiều màu sắc khác nhau. Một ví dụ điển hình là cây atisô Jerusalem, với những bông hoa mỏng, màu vàng trên thân cao.
3 Giá trị dinh dưỡng Hoa Cúc
Nhiều loài thuộc họ hoa cúc thể hiện các hoạt động dược lý khác nhau, được cho là nhờ các thành phần hóa học thực vật của chúng, bao gồm tinh dầu, lignan, Saponin, hợp chất polyphenolic, axit phenolic, sterol và polysacarit. Một loạt các hợp chất phenolic được tìm thấy, bao gồm axit chicoric, kaempferol và các dẫn xuất của nó, luteolin và các dẫn xuất của nó, quercetin, và apigenin và các dẫn xuất của nó. Hoa cúc cũng là nguồn cung cấp axit malic, axit fumaric, axit xitric và axit ascorbic.
4 Công dụng của Hoa cúc
4.1 Theo Y học cổ truyền
Bản kinh có viết: Hoa cúc vị đắng, tính bình. Chủ trị các bệnh do trúng phong gây ra, như đau đầu, chóng mặt, đau mắt, phù thũng mắt, khó chịu, chảy nước mắt, tê da, bệnh phong thấp... Sử dụng lâu dài có thể lưu thông huyết mạch, giúp cho cơ thể thoải mái, nhanh nhẹn, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ,
Đông y cho rằng, hoa cúc vị đắng, tính bình, có thể trị tất cả các chứng bệnh do phong nhiệt, cảm mạo, đau đầu, sốt. Hoa cúc quy can kinh, có hiệu quả điều hòa can phong, mát gan, thanh nhiệt, làm sáng mắt. Ngoài ra, hoa cúc điều trị các chứng bệnh như: Đau đầu, chóng mặt do gan bốc hỏa gây ra, đau mắt, phù thũng mắt, chảy nước mắt... Hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, quy can kinh, do đó có thể chủ trị bệnh da liễu, trừ bỏ cơ thịt bị hoại tử, như thường dùng để trị mụn đầu đinh, nhọt độc. Tóm lại, bất luận là cảm phong nhiệt ở ngoài, hay phong nhiệt ở trong, cho đến phong hỏa sinh ra độc, hoa cúc đều có thể trị được. Bản thảo cương mục cho rằng: Hoa cúc này mắm vào mùa xuân và tươi tốt vào hạ, mùa thu nở hoa, mùa dòng ra hạt, hấp thụ khí của 4 mùa, là khô không rụng, hoa khô không tàn, vị gồm có ngọt và đắng, tính bình. Tất cả các bộ phận của cây hoa cúc đều có giá trị, có thể dùng làm dược liệu như hoa, lá, gốc, thân cây, hạt, quả.
Ngoài công hiệu mà sách Bản kinh đã nêu ra, sách Bản thảo cương mục còn nhắc đến khả năng trị bệnh đau lưng của hoa cúc. Hoa cúc có thể trừ nhiệt nóng trong ngực, an tràng vị, có lợi cho ngũ mạch, điều tiết tứ chỉ, điều trị hoa mắt, chóng mặt, toàn thân phù thũng. Dùng hoa cúc làm gối có thể giúp sáng mắt, bảo vệ và nuôi dưỡng mắt, loại bỏ được màng mắt, bổ sung khí cho gan... Ngoài ra, hoa cúc vàng có thể dưỡng ẩm, hoa cúc trắng có thể tráng dương, hoa cúc đỏ có thể điều hòa thông máu ở phụ nữ, đều dùng làm dược liệu trị bệnh hiệu quả.
4.2 Theo Y học hiện đại
Tác dụng bảo vệ sức khỏe của hoa cúc, từ xưa đến nay đều được Y học công nhận. Cũng vì thế mà hoa cúc trở thành thần dược trị bách bệnh. Dưới ngòi bút của con người từ xưa đến nay, hoa cúc luôn đứng ở vị trí cao nhất, được gần với mỹ danh là "Diên thọ khách” và “Dược trung thánh hiển". Công dụng trị liệu của hoa cúc tuy không khoa trương như: "Cơ thể thấy thoải mái, nhẹ nhàng trong 300 ngày, tóc trắng chuyển sang đen trong 1 năm, răng rụng lại mọc trong 2 năm, người già 80 tuổi trở thành trẻ con trong 5 năm", nhưng khả năng kéo dài tuổi thọ của hoa cúc cũng đã được Y học qua các thời kỳ chứng minh và ghi nhận. Mặc dù vậy, muốn đạt được hiệu quả cao nhất, cần phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
5 Một số bài thuốc từ Hoa Cúc
5.1 Trị say rượu không tỉnh
Hoa cúc hái vào ngày 9, tháng 9 dem nghiền nhỏ, uống 1g.
5.2 Trị sưng âm đạo
Lấy mầm hoa cúc trắng giã nhỏ, sao khô, đun lấy nước rửa.
5.3 Trị mụn ở mắt lở loét, sinh ra vảy mắt
Hoa cúc trắng, cốc tình thảo, vỏ đậu xanh. Các dược liệu trên giã nhỏ, mỗi lần lấy 3g, bánh quả hồng 1 cái, nước vo gạo 1 chén. Sau đó cho vào đun đến khi cạn hết nước thì ăn bánh
quả hồng. Mỗi ngày 3 cái, nhanh thì 5 - 7 ngày, chậm thì nửa tháng sẽ, thấy kết quả.
5.4 Trị sưng đau khớp
Lấy hoa cúc, rau Ngải Cứu đắp lên đấu gối. Dùng thời gian dài bệnh sẽ thuyên giảm.
5.5 Trị đau đầu do phong nhiệt
Dùng hoa cúc, thạch cao, củ Xuyên Khung, mỗi loại 9g. Các vị thuốc trên sau khi tần nhỏ, mỗi lần lấy 4.5g dùng với nước trà.
6 Tài liệu tham khảo
- Sách Thần Nông Bản Thảo Kinh (Xuất bản năm 2021). Hoa cúc, trang 40-42. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2023.
- Tác giả Agata Rolnik và cộng sự, ngày đăng tháng 3 năm 2021. The Plants of the Asteraceae Family as Agents in the Protection of Human Health, pmc. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2023.