Hoa Chông (Barleria cristata L.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Lamiales (Hoa môi)

Họ(familia)

Acanthaceae (Ô rô)

Chi(genus)

Barleria

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Barleria cristata L.

Hoa Chông (Barleria cristata L.)

Hoa chông thuộc dạng cây thảo hay cây nhỡ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 0,5 đến 2 mét. Những cành khi còn non có phủ một lớp lông. Lá có cuống ngắn, mép lá nguyên. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Barleria cristata L.

Họ thực vật: Acanthaceae (Ô rô).

1.1 Đặc điểm thực vật

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

Hoa chông thuộc dạng cây thảo hay cây nhỡ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 0,5 đến 2 mét. Những cành khi còn non có phủ một lớp lông.

Lá có cuống ngắn, mép lá nguyên, hai mặt lá có lông.

Hoa có kích thước lớn, thường mọc đơn độc hay mọc thành bông ở ngọn cây hoặc nách lá, lá bắc có dạng hình sợi, lá đài 4, răng nhọn như gai, tràng có màu xanh hay hồng, ống tràng hình phễu dài, phần trên có xẻ 5 thùy gần đều nhau, nhị sinh sản 2.

Quả của cây hoa chông thuộc dạng quả nang, có 4 hạt.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

1.3 Đặc điểm phân bố

Hình ảnh hoa của cây Hoa chông
Hình ảnh hoa của cây Hoa chông

Barleria L. bao gồm khoảng 300 loài và chủ yếu xuất hiện ở vùng nhiệt đới. Các loài của chi này thường là cây thân thảo hoặc cây bụi và hiếm khi là cây thân gỗ.

Hoa chông thường phân bố ở Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Lào và Việt Nam. Tại nước ta, cây thường mọc dại, đôi khi còn được trồng ở nhiều nơi.

Hoa chông thường sinh trưởng và phát triển ở những khu vực có đất thịt đá vôi cũng như ở savan.

Thời điểm ra hoa là từ tháng 5 đến tháng 10.

2 Thành phần hóa học

Nghiên cứu cho thấy các bộ phận của cây rất giàu các thành phần hóa học thực vật khác nhau bao gồm triterpen, hợp chất phenolic, glycosid và Flavonoid loại hợp chất phenolic.

Từ sàng lọc hóa thực vật, các nhà khoa học phát hiện lá và hạt của cây này chứa ancaloit, flavonoid, glycoside, Saponin và phenol, những chất này chịu trách nhiệm cho tiềm năng chống oxy hóa của cây Hoa chông.

3 Tác dụng của cây Hoa chông

Hình ảnh hoa của cây Hoa chông
Hình ảnh hoa của cây Hoa chông

Alloxan là chất gây tiểu đường, tạo ra các gốc tự do, làm hỏng DNA của tế bào β tuyến tụy, gây tăng đường huyết bằng cách giảm tổng hợp và tiết insulin. Sự thiếu hụt Insulin làm gián đoạn quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein chủ yếu ở gan, mô mỡ và mô cơ, do đó làm tăng nồng độ Glucose, cholesterol, ure, creatinin trong máu, làm thay đổi chức năng của các enzym gan. Hoa chông là loài thực vật nổi tiếng với tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp đảo ngược các tác động tiêu cực trên bệnh tiểu đường do alloxan gây ra khi nghiên cứu ở chuột.

Bệnh đái tháo đường được gây ra ở chuột bằng một lần tiêm phúc mạc (IP) alloxan (150 mg/kg) và được chia ngẫu nhiên thành 7 nhóm. Động vật được điều trị bằng liều thấp (250 mg/kg) và liều cao (500 mg/kg) chiết xuất lá etyl axetat (EALE) và chiết xuất lá hydro-alcoholic (HALE) trong tối đa 21 ngày. Trọng lượng cơ thể và mức đường huyết (BGL) được đo hàng tuần. Chuột bị giết dưới gây mê nhẹ bằng ether vào ngày thứ 21, máu và cơ quan quan trọng được thu thập để ước tính các thông số sinh hóa và nghiên cứu những thay đổi về mặt bệnh học mô học. Một liều duy nhất của alloxan gây ra tình trạng tăng đường huyết ở tất cả các nhóm.

Việc điều trị bằng chiết xuất Hoa chông cũng cải thiện chức năng bình thường của gan và thận. Nghiên cứu cho thấy tiềm năng chống đái tháo đường và hạ lipid máu của chiết xuất từ cây Hoa chông.

Hình ảnh mặt trên của lá
Hình ảnh mặt trên của lá
Hình ảnh mặt dưới của lá
Hình ảnh mặt dưới của lá

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

4.1 Tính vị, tác dụng

Hoa chông có vị ngọt, nhạt, tính mát, cây có tác dụng chỉ huyết tiệt ngược, thanh phế hóa đàm.

4.2 Công dụng

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

Tại nước ta, Hoa chông được dùng để chữa tê thấp, rắn cắn, đau mắt, đau tai, sưng phổi.

Nhân dân thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) thường dùng toàn cây Hoa chông để trị ho ra máu do phế nhiệt, sốt rét, ho gà, ngoài ra, cây còn được dùng để trị viêm khớp, rắn cắn.

Nhân dân vùng Quảng Tây (Trung Quốc) lại dùng để trị gai đâm vào thịt, phong thấp, ung tiết.

Nhân dân Ấn Độ thường dùng rễ và lá của cây Hoa chông để trị tiêu sưng, nước sắc từ rễ và lá dùng để trị ho, cây còn dùng để trị rắn cắn.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Hoa chông, trang 1081-1082. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2025.
  2. Tác giả Harish Kumar và cộng sự (Ngày đăng tháng 4 năm 2018). Barleria cristata: perspective towards phytopharmacological aspects, PubMed. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2025.
  3. Tác giả Mohd Nazam Ansari và cộng sự (Ngày đăng tháng 3 năm 2021). Evaluation of antidiabetic and hypolipidemic activity of Barleria cristata Linn. leaves in alloxan-induced diabetic rats, PubMed. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Hoa Chông (Barleria cristata L.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595