Hoa Bươm Bướm (Hoa Păng Xê - Viola tricolor L.)

0 sản phẩm

Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Malpighiales (Sơ ri)

Họ(familia)

Violaceae (Hoa tím)

Chi(genus)

Viola

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Viola tricolor L.

Hoa Bươm Bướm (Hoa Păng Xê - Viola tricolor L.)

Hoa bươm bướm thuộc dạng cây thảo, cây sống hai năm hay nhiều năm, chiều cao mỗi cây lên đến 35cm. Phiến lá có dạng hình trái Xoan thuôn dài hay hình mũi mác, chiều dài lá từ 4-10cm. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Viola tricolor L.

Tên gọi khác: Hoa păng xê.

Họ thực vật: Violaceae (Hoa tím).

1.1 Đặc điểm thực vật

Hoa bươm bướm thuộc dạng cây thảo, cây sống hai năm hay nhiều năm, chiều cao mỗi cây lên đến 35cm.

Phiến lá có dạng hình trái xoan thuôn dài hay hình mũi mác, chiều dài mỗi lá khoảng từ 4 đến 10cm, mép lá có khía răng cưa rộng, các lá kèm lớn chia sâu thành thùy dạng ngón.

Hoa mọc ở nách lá, hoa mọc đứng, có 2 màu, đôi khi hoa chỉ có 1 màu, các cánh bên và cánh dưới có màu thay đổi, cựa của hoa ngắn.

Quả nang không lông, 3 cạnh, khi mở thành 3 mảnh.

Đặc điểm thực vật của cây Hoa bươm bướm
Đặc điểm thực vật của cây Hoa bươm bướm

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Cây có hoa, thường dùng toàn cây với rễ.

Thời điểm thu hái: Khi cây có hoa.

Chế biến: Phơi khô trong bóng râm càng nhanh càng tốt.

1.3 Đặc điểm phân bố

Hoa bươm bướm được tìm thấy ở các nước châu Á, châu Mỹ, châu Âu. Cây có nguồn gốc ở các nước châu Âu và Tây Á, sau này được nhập trồng ở Đà Lạt của nước ta.

Hoa bươm bướm là loài được trồng bằng hạt, thời điểm trồng thường từ tháng 3 đến tháng 4, cây được trồng thành hàng, khoảng cách giữa 2 cây phải từ 15 đến 20cm.

Cây ra hoa gần như quanh năm nhưng chủ yếu là từ tháng 5 đến tháng 8.

2 Thành phần hóa học

Các thành phần chính có trong Hoa bươm bướm như acid amin, salicylat, Saponin và một số loại vitamin.

Toàn cây Hoa bươm bướm
Toàn cây Hoa bươm bướm

3 Tác dụng của cây Hoa bươm bướm

3.1 Ức chế miễn dịch

Các nhà khoa học đã nghiên cứu hoạt động ức chế miễn dịch của Hoa bươm bướm dạng nước.

Chiết xuất từ cây Hoa bươm bướm trong nước được chuẩn bị bằng phương pháp chiết pha rắn C18. Tác động lên sự tăng sinh của tế bào lympho hoạt hóa (sử dụng thuốc nhuộm huỳnh quang thấm màng tế bào CFSE), apoptosis và hoại tử (sử dụng thuốc nhuộm annexin V và propidium iodide), biểu hiện thụ thể interleukin-2 (IL-2) (sử dụng kháng thể liên hợp với fluorochrome) và tiết cytokine IL-2 (sử dụng hệ thống mảng hạt dựa trên ELISA) được đo bằng phương pháp đo lưu lượng tế bào. Ảnh hưởng lên tính đa chức năng của tế bào lympho được đặc trưng bởi sản xuất IFN-γ và TNF-α do chiết xuất Viola gây ra, cũng như ảnh hưởng của nó lên hoạt động giải phóng hạt của tế bào lympho. Phân đoạn và phân tích hóa thực vật của chiết xuất được thực hiện bằng phương pháp RP-HPLC và khối phổ.

Kết quả cho thấy, chiết xuất của Hoa bươm bướm dạng nước chứa cyclotide hoạt tính sinh học, ức chế sự tăng sinh của các tế bào lympho hoạt động theo cách phụ thuộc vào IL-2. Nghiên cứu này cho thấy có thể phát triển Hoa bươm bướm trong liệu pháp điều trị các rối loạn miễn dịch, tuy nhiên vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá hiệu lực trên lâm sàng và các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Toàn cây Hoa bươm bướm
Toàn cây Hoa bươm bướm

3.2 Chống ung thư

Sau khi tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng, chiết xuất từ cây Hoa bươm bướm có đặc tính chống ung thư tiềm tàng bằng cách gây apoptosis và ức chế sự hình thành mạch máu.

4 Công dụng theo Y học cổ truyền

4.1 Tính vị, tác dụng

Hoa bươm bướm có tác dụng chống ngứa, lợi tiểu, lọc máu, làm ra mồ hôi, chống xuất tiết, làm tản máu, trị thấp khớp. Hoa có tác dụng lợi đờm.

4.2 Công dụng

Công dụng của cây Hoa bươm bướm
Công dụng của cây Hoa bươm bướm

Hoa bươm bướm thường được dùng trong trường hợp người bệnh bị trứng cá, bệnh ngoài da như eczema, vẩy nến, chốc lở, nấm da, loét. Ngoài ra, Hoa bươm bướm cũng được dùng trong trường hợp viêm tĩnh mạch, herpes, trĩ, mày đay, giảm niệu, thống phong, thấp khớp, xơ cứng động mạch, co giật, lao hạch.

Nhân dân thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc thường dùng toàn cây để trị tràng nhạc ở trẻ nhỏ.

Tại Ấn Độ, người dân thường dùng rễ cây Hoa bươm bướm để thay thế cho Ipecacuanha bằng cách hãm lấy nước cho trẻ uống khi bị lỵ. Hoa được dùng trong trường hợp suyễn, kinh phong, bệnh về gan. Nếu dùng trong thì chỉ dùng dưới dạng thuốc uống bằng cách đun sôi 60g dược liệu đã được cắt nhỏ cùng với 1 lít nước sau đó để cho ngấm. Người ta còn dùng Hoa bươm bướm dưới dạng siro 1g trong 150g siro đơn, ngày uống 3 lần giữa các bữa ăn. Đối với trẻ nhỏ, thường dùng 1-3g cây khô đem hãm trong 500ml nước rồi cho uống.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Hoa bươm bướm, trang 1080. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2025.
  2. Tác giả Roland Hellinger và cộng sự (Ngày đăng năm 2014). Immunosuppressive activity of an aqueous Viola tricolor herbal extract, PubMed. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2025.
  3. Tác giả Hamid Reza Sadeghnia và tác giả (Ngày đăng năm 2014). Viola tricolor induces apoptosis in cancer cells and exhibits antiangiogenic activity on chicken chorioallantoic membrane, PubMed. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2025.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Hoa Bươm Bướm (Hoa Păng Xê - Viola tricolor L.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789