Hoa Ban (Ban Tây Bắc, Móng Bò - Bauhinia Variegata)

1 sản phẩm

Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Hoa Ban (Ban Tây Bắc, Móng Bò - Bauhinia Variegata)

Hoa Ban còn có tên gọi khác là Móng Bò, đây được coi là biểu tượng của vùng Tây Bắc, Hoa Ban được sử dụng để làm cây cảnh và làm thuốc chữa bệnh. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về cây Hoa Ban

1 Giới thiệu về cây Hoa Ban

Hình ảnh cây Hoa Ban
Hình ảnh cây Hoa Ban

Tên gọi khác: Móng Bò.

Tên khoa học: Bauhinia Variegata L.

Họ thực vật: Họ Vang Caesalpiniaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Hoa Ban thường được trồng làm cảnh
Hoa Ban thường được trồng làm cảnh

Hoa Ban thuộc dạng cây gỗ, có độ cao từ 507 mét hoặc nhiều cây cao hơn.

Thân và cành của cây có dạng hình trụ. Thân và cành khi còn non có lông mịn, vỏ cây màu nâu.

Lá Hoa Ban mọc so le, dạng hình gần tròn. Gốc lá có dạng hình tim, đầu lá bị chia thành 2 thùy, không sâu.

Cuống lá dài 2,5 đến 3,5cm.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá tạo thành chùy ngắn. Hoa có màu trắng, một số cây hoa có màu hồng nhạt, sọc màu tím.

Đài 5.

Nhị 5.

Tràng 5.

Quả dài 15 đến 25cm.

Mùa hoa rơi vào tháng 3 đến tháng 4 hàng năm.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng gồm rễ, vỏ thân, lá, hoa
Bộ phận dùng gồm rễ, vỏ thân, lá, hoa

Bộ phận dùng: Rễ, lá, vỏ thân, hoa.

1.3 Đặc điểm phân bố

Tại Việt Nam, Hoa Ban được coi là biểu tượng của vùng Tây Bắc.

Cây mọc nhiều ở các tỉnh như Hoa Bình, Lai Châu, một số nơi như Nghệ An, Thanh Hoa cũng tìm thấy Hoa Ban.

Đây là loại cây ưa sáng, thường mọc trong các rừng thưa hoặc rừng thứ sinh.

Hoa Ban rụng lá vào mùa đông, hoa nở vào mùa xuân.

Hoa Ban thường được trồng làm cảnh dọc theo đường đi hoặc các vườn hoa.

Cây được nhân giống từ hạt.

2 Thành phần hóa học

Hoa Ban chứa gôm, vỏ chứa tanin, thân chứa đường, acid amin.

Hạt chứa protein, Albumin, globulin, lectin.

3 Tác dụng - Công dụng

Hoa Ban có màu trắng hoặc hồng ánh tím
Hoa Ban có màu trắng hoặc hồng ánh tím

3.1 Tác dụng dược lý

Cao chiết với cồn 50 độ của vỏ thân có tác dụng an thần, giảm hoạt động và hạ nhiệt trên động vật thí nghiệm.

3.2 Công dụng

3.2.1 Chữa lao hạch

Người dân Ấn Độ thường sử dụng vỏ cây Hoa Ban để chữa lao hạch, các bệnh ngoài da và để bồi bổ cơ thể.

3.2.2 Chữa tiêu chảy, kiết lỵ, lỵ amip

Nụ hoa còn non sau khi thu hái, đem phơi khô trong bóng râm, sắc lấy nước uống có tác dụng chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Hoa tươi và hoa khô của Hoa Ban có tác dụng trị đau bụng.

Người dân Nepal sử dụng Hoa Ban nấu chín để ăn như một loại rau giúp trị tiêu chảy. Sử dụng 50-60g Hoa Ban, đổ 500ml nước vào đun sôi trong 2-4 phút, mỗi lần uống 1 ít, uống liên tục trong vòng 2-3 ngày để chữa sốt.

Để chữa lỵ amip, sử dụng dịch ép vỏ cây, mỗi lần uống 2 thìa cà phê, ngày uống 3 lần.

Sử dụng bột nhão vỏ cây Hoa Ban để đắp vào các vết thương mới.

Để trị tiêu tháo và lỵ, sử dụng vỏ cây Hoa Ban, ổi và cây vối rừng, giã nát các nguyên liệu và lấy nước uống, mỗi lần uống 2 thìa cà phê, ngày uống 4-5 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 giờ.

4 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam (tập 1). Hoa Ban, trang 913-914. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Hoa Ban (Ban Tây Bắc, Móng Bò - Bauhinia Variegata)

Vương Bảo New (lọ 80 viên)
Vương Bảo New (lọ 80 viên)
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633