Hầu Não (Óc Khỉ, Não Khỉ)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Óc khỉ (Hầu não) là một trong những món ăn bị lên án vì cách chế biến cực kỳ man rợ khiến nhiều người sợ hãi. Vậy, câu chuyện ăn óc khỉ như thế nào, Hầu não có tác dụng gì với sức khỏe? Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Câu chuyện ăn óc khỉ tươi Trung Quốc
1.1 Lịch sử
Người xưa thường quan niệm rằng ‘ăn gì bổ nấy’ do đó họ thường xuyên sử dụng nội tạng động vật làm thành các món ăn khác nhau và coi đó là những món ăn bổ dưỡng. Người Trung Quốc từ lâu đã có thói quen ăn óc khỉ, họ tin rằng não khỉ có giá trị dinh dưỡng cao, nếu ăn sẽ có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh.
Trong lịch sử Trung Quốc, Từ Hi thái hậu là người đã sử dụng óc khỉ để chiêu đãi các sứ thần phương Tây, óc khỉ được xếp vào một trong những món ăn kinh dị với phương pháp chế biến dã man bị dư luận lên án gay gắt.
Có thể nói, xuyên suốt chiều dài lịch sử, trải qua nhiều buổi yến tiệc nhưng chưa có buổi tiệc nào có thể so sánh được với tiệc Xuân năm 1874 do Từ Hi thái hậu tổ chức để chiêu đãi các sứ thần phương Tây, buổi tiệc được ghi chép rằng đã tốn rất nhiều tiền của và nhân lực. Thực đơn được xây dựng cũng vô cùng độc lạ, kéo dài 7 ngày đêm gồm 140 món ăn khác nhau trong đó có 7 món ăn được cho là bổ dưỡng với cách chế biến lạ lùng. Hầu não hay óc khỉ chính là 1 trong 7 món ăn độc lạ này.

1.2 Nguồn gốc của món óc khỉ
Tại vùng Thiên Hoa Sơn của Sơn Đông (Trung Quốc) có một rừng lê, quả lê ở đây được cho là có nhiều công dụng quý đối với sức khỏe, điều đặc biệt là đàn khỉ ở Thiên Hoa Sơn cũng sử dụng trái lê là nguồn thức ăn chính. Chính vì lý do này mà người ta cho rằng, thịt khỉ ở đây có hương vị thơm ngon, người ta còn đồn đại rằng, ăn thịt khỉ ở đây còn có tác dụng trị được bách bệnh đặc biệt là bệnh tâm thần, các bệnh hiểm nghèo. Bầy khỉ ở đây rất thông minh, Từ Hy thái hậu nghe vậy liền ra lệnh phải bắt được 200 con khỉ chưa thay lông, nhưng do bầy khỉ quá thông minh nên bà đã giảm số lượng xuống còn 80 con.
Khỉ sau khi bắt về sẽ được tắm gội sạch sẽ, cho ăn những món ăn quý như tổ yến, Nhân Sâm, Nhung Hươu, khỉ cũng sẽ bị nuôi nhốt trong một cái lồng để chúng không cựa quậy được. Khi bữa tiệc bắt đầu thì những con khi sẽ được bày lên mâm, mỗi bàn 5 người sẽ dùng chung 1 con, người phục vụ sẽ tiến hành đập vào chỏm đầu của con khỉ, khoét một lỗ nhỏ vừa đủ để thìa bạc có thể đưa vào bên trong để lấy óc khỉ. Hầu não sau khi lấy ra sẽ được tưới bằng một ít nước sâm nóng để cho óc khỉ tái đi, dễ ăn hơn. Món ăn này bị lên án về độ tàn ác, vô nhân đạo của người chế biến cũng như người ăn.
Trên thực tế hiện nay, việc ăn sống não khỉ vẫn còn tương đối phổ biến ở Trung Quốc, món ăn này không chỉ đắt đỏ mà cách ăn cũng rất tàn ác. Bàn ăn được thiết kế theo dạng hình vuông, ở giữa có một cái lỗ để cho đầu khỉ lọt qua. Sau đó, nhân viên sẽ đục một lỗ trên hộp sọ của con khỉ vẫn còn sống, đổ dầu nóng nên, dùng thìa bạc moi não khỉ và ăn trực tiếp.
Có rất nhiều video ăn óc khỉ sống tại Việt Nam, súp não khỉ tại Trung Quốc nhận được nhiều lượt tương tác của cư dân mạng, đa phần các bình luận đều rất bất mãn về cách chế biến của món ăn này.

2 Óc khỉ (Hầu não) có tác dụng gì?
Ở cấp độ sinh học, não khỉ và não người có nhiều điểm tương đồng, bộ não của động vật và bộ não của con người cũng có nhiều điểm giống nhau về cấu trúc và thành phần vật chất, tuy nhiên, não bộ của con người vẫn thông minh hơn so với một số loài doodjnt vật khác.
Một số người cho rằng, não khỉ rất giàu axit béo không bão hòa, protein, nguyên tố vi lượng và các loại axit amin khác nhau có thể giúp cơ thể con người cải thiện trí thông minh và trí nhớ, đồng thời ngăn ngừa tổn thương não và lão hóa. Ngoài ra, não khỉ còn có thể giúp xương chắc khỏe vì chứa một lượng lớn Canxi, phốt pho và các khoáng chất khác rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của xương con người. Đối với người lớn tuổi, người có sức đề kháng kém, người gầy yếu, ăn óc khỉ có thể giúp cải thiện sức khỏe.
Khỉ được coi là một loại động vật làm thuốc, được sử dụng từ lâu trong Y học cổ truyền, ví dụ như:
- Thịt khỉ thường được nấu cùng với xương để làm cao toàn tính có tác dụng bổ máu, bổ toàn thân, dùng cho người mệt mỏi, thiếu máu, gầy yếu, xanh xao, thiếu ngủ, kém ăn, đổ mồ hôi trộm, dùng cho phụ nữ và người lớn tuổi rất tốt.
- Huyết lình là mảng huyết đọng lại trên mỏm đá nơi những con khỉ ngồi sau khi đẻ, đây được coi là một vị thuốc quý có tác dụng bổ huyết, dùng cho phụ nữ sau khi sinh, trẻ em gầy còm, ốm yếu.
- Sỏi mật dùng để chữa co giật, sốt cao, phù thũng, ho hen.
- Mật khỉ phơi khô có tác dụng trị cảm sốt nóng ở trẻ.
Các tài liệu ghi chép về tác dụng của não khỉ trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại đối với sức khỏe con người đều rất hạn chế. Não khỉ rất giàu cholesterol và chất béo, sẽ có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người nếu tiêu thụ quá mức cho phép, bên cạnh đó, việc ăn não khỉ sống là rất nguy hiểm đối với sức khỏe, có thể khiến người ăn mắc các bệnh lý lây truyền dẫn đến tử vong.

3 Tác hại của việc ăn não khỉ
Cách chế biến Hầu não gây ám ảnh cho rất nhiều người về độ tàn ác, vô nhân đạo. Hầu não hiện nay vẫn được coi là một món ăn đắt đỏ tại Trung Quốc và bị dư luận lên án rất nhiều. Khỉ là loài động vật hoang dã, việc nuôi nhốt giết thịt có thể là hành vi vi phạm pháp luật.
Chúng ta có rất nhiều thực phẩm lành mạnh khác có thể thay thế cho não khỉ để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Không chỉ vậy, não khỉ chứa hàm lượng cholesterol cao, ăn quá nhiều Hầu não có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý tim mạch như rối loạn chuyển hóa lipid, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân xơ vữa động mạch,... Nguy hiểm hơn, việc ăn não động vật có thể dẫn đến xuất hiện các bệnh lý lây truyền như bệnh Creutzfeldt–Jakob. Các nhà khoa học cho rằng ăn não động vật làm tăng nguy cơ mắc các bệnh prion. Theo Viện Y tế Quốc gia, đây được coi là các protein có hình dạng bất thường trong não, dẫn đến các căn bệnh hủy hoại não, gần như đều dẫn đến tử vong. Một trong những căn bệnh như vậy là bệnh Creutzfeldt-Jakob, có thể gây ra các triệu chứng tâm thần và tử vong.
Theo góc độ tâm linh, nhiều người cho rằng, ăn não khỉ bị quả báo trong tương lai, nhẹ thì mất tiền mất của, nặng có thể dẫn đến mất mạng. Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm của từng người, không có chứng minh khoa học.

4 Những ai không nên ăn óc khỉ?
Óc khỉ là một món ăn bị dư luận lên án rất nhiều về cách chế biến, giống như một số loại óc động vật khác, óc khỉ có thể chứa những dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều tác động bất lợi đối với sức khỏe như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc nặng hơn là các bệnh lý lây truyền dẫn đến tử vong. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như lên án hành vi giết hại động vật hoang dã, chúng tôi không khuyến cáo bạn đọc sử dụng Hầu não như một món ăn mà có thể tìm phương pháp khác để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
5 Tài liệu tham khảo
Tác giả C Espana và cộng sự (Ngày đăng năm 1975). Transmission of Creutzfeldt-Jakob disease to the patas monkey (Erythrocebus patas) with cytopathological changes in in vitro cultivated brain cells, PubMed. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2025.
Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Khỉ, trang 1161-1162. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2025.