Hạt Chia (Salvia hispanica)
6 sản phẩm
Dược sĩ Thu Hà Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Trungtamthuoc.com - Canxi là một trong những nguyên tố có vai trò quan trọng trong cơ thể đặc biệt là trẻ em tuổi trưởng thành. Canxi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển xương, đồng thời giúp duy trì hoạt động của các cơ bắp. Không những thể, nó còn kích thích máu lưu thông và phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh và giúp điều tiết các hormone trong cơ thể. Một trong những nguồn cung cấp canxi vô cùng dồi dào là hạt Chia - loại hạt được người Mỹ rất ưa chuộng để bổ sung canxi và protein.
1 Hạt chia có nguồn gốc từ đâu?
Hạt Chia là hạt của loài thực vật Salvia hispanica họ Bạc Hà ở Trung Mỹ, hay loài Salvia columbariae ở Tây nam Hoa Kỳ và Mexico. Hạt chia ưa nước, hấp thụ đến khoảng 12 lần trọng lượng hạt bình thường khi ngâm và nở ra thành một dạng gel thích hợp chế biến các loại kem.
2 Dinh dưỡng có trong hạt Chia
Hạt chia khô trong thành phần có khoảng 6% nước, 42% carbohydrate, 16% protein, còn lại chất béo chiếm 31%. Thành phần chất đạm trong hạt chia là đạm không chứa cholesterol. Đối chiếu hàm lượng một số chất của hạt chia với thực phẩm khác thấy, chất xơ bằng 3,5 lần yến mạch, omega-3-6-9 hơn 8 lần cá hồi. Không những thế trong hạt chia còn chứa các chất chống oxy hóa tương đương quả Bluberries, khoáng tố phospho, canxi, Sắt...
Trong 200g hạt chia có chứa 1260mg canxi và cung cấp đủ lượng canxi thiết yếu hàng ngày cho cơ thể.
Hạt Chia cung cấp lượng dinh dưỡng rất lớn với rất ít calo. Hàm lượng dưỡng chất cụ thể của 100g hạt Chia gồm có: 486Kcal năng lượng, 42,1g carbohydrate, 34,4g chất xơ, 30,7g chất đạm cùng một số vitamin cần thiết. Trong đó hạt chia có chứa Vitamin A, một số vitamin nhóm B gồm B1, B2, B3, B9, đồng thời nó còn chứa Vitamin C và E.
3 Cách sử dụng hạt chia đơn giản
Hạt Chia tương đối dễ tìm thấy ở các siêu thị và cửa hàng thực phẩm. Chúng có màu đen và có hương vị nhẹ, thơm.
Hạt chia được sử dụng rất đơn giản, chúng ta có thể ăn trực tiếp nó rồi uống nước mà không cần chế biến gì nhiều. Tuy nhiên, cần lưu ý, do hạt chia hút nước nhiều, nên sau khi ăn chúng ta cần uống nhiều nước để tránh thiếu hụt. Hoặc có thể ăn trực tiếp hạt chia bằng cách ngâm nó với nước nóng sạch qua đêm, đánh đều nó nở ra và sử dụng dần trong 2 tuần.
Có thể rắc hạt chia lên ngũ cốc, sữa chua, bột yến mạch hoặc sinh tố. Chúng cũng có thể được ăn chín, thêm vào các món nướng như bánh mì và bánh nướng xốp.
Trong cách nướng thuần chay, chúng có thể thay thế trứng. Để sử dụng chúng thay thế trứng trong làm bánh, hãy thử trộn 1 thìa hạt Chia với 3 thìa nước, sau đó để yên trong vài phút. Một loại gel sẽ tạo thành thay thế cho trứng khi nướng bánh.
4 Hạt chia có công dụng như thế nào?
4.1 Cải thiện hệ tiêu hóa
Hạt chia giúp cải thiện hệ tiêu hóa: Hạt chia có hàm lượng chất xơ cao, trong đó 80% chất xơ không hòa tan và 20% chất xơ hòa tan, giúp cung cấp đủ lượng chất xơ tránh táo bón.
4.2 Giảm cân
Thực phẩm giàu chất xơ giúp mọi người cảm thấy no lâu hơn và chúng thường chứa ít calo hơn. Tăng lượng chất xơ và chế độ ăn nhiều chất xơ đã được chứng minh là giúp giảm cân.
Hạt chia chứa gần rất nhiều chất xơ, lượng axit béo omega-3-3 và axit alpha-linoleic cao của chúng có ích cho việc giảm cân. Hạt cũng có thể được tiêu thụ dưới dạng gel khi trộn với nước. Điều này làm cho nó tiêu hóa chậm hơn trong cơ thể, có khả năng ngăn chặn cảm giác đói trong thời gian dài hơn.
4.3 Tốt cho tim mạch
Hạt chia có tác dụng tốt với hệ tim mạch: Do trong hạt chia có hàm lượng Omega 3 cao, là chất béo cơ thể không tự tổng hợp được, rất tốt cho tim mạch. Omega 3 giúp làm giảm lượng cholesterol, duy trì chức năng của tim mạch và giảm nguy cơ của các bệnh về tim. Không những thế, sử dụng hạt chia còn giúp lưu thông máu, phòng chống xơ cứng động mạch cũng như đột quỵ.
4.4 Ngăn ngừa lão hóa
Tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa của hạt chia: Do chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp hạn chế việc hình thành các tế bào gốc tự do lên đến 70% để từ đó làm chậm quá trình lão hóa.
4.5 Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu cho thấy hạt chia có khả năng điều hòa lượng insulin, có khả năng làm giảm nồng độ Insulin trong máu. Như vậy hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tiểu đường nhờ có nhiều axit alpha-linolenic và chất xơ.
Sử dụng hạt chia người dùng sẽ giảm bớt cảm giác thèm đồ ngọt, ổn định lượng đường trong máu. Khi pha vào nước, hạt chia nở ra đến 2 lần tạo thành dạng gel mềm. Nhờ lớp gel này mà đường hấp thu vào máu chậm và đều hơn nên chỉ số đường huyết thấp giúp tránh được bệnh tiểu đường.
4.6 Giúp bổ sung protein cho cơ bắp và giảm béo
Hạt chia có nhiều protein nên rất tốt cho những người đang muốn giảm cân và tăng cơ bắp. Không chỉ vậy, do có chứa nhiều chất chống oxy hoá nên hỗ trợ chống lão hóa, đặc biệt tốt trong quá trình tập luyện thể lực.
4.7 Làm giảm viêm mãn tính
Viêm là phản ứng bình thường của cơ thể đối với nhiễm trùng hoặc chấn thương. Mặc dù viêm giúp cơ thể chữa lành và chống lại vi khuẩn, vi rút và các tác nhân lây nhiễm khác, nhưng đôi khi nó có thể gây hại. Đặc biệt là tình trạng viêm mãn tính, có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
Viêm mãn tính thường không có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào, nhưng có thể được đánh giá bằng cách đo các dấu hiệu viêm trong máu của bạn. Các thói quen lối sống không lành mạnh khác nhau làm tăng nguy cơ bị viêm mãn tính, bao gồm hút thuốc, lười tập thể dục hoặc ăn kiêng kém.
Một nghiên cứu kéo dài 3 tháng ở 20 người mắc bệnh tiểu đường cho thấy rằng ăn 37 gam hạt Chia mỗi ngày làm giảm 40% chỉ số viêm hs-CRP. Ngược lại, những người ăn cám lúa mì không nhận được lợi ích đáng kể (25Nguồn tin cậy).
Các nghiên cứu khác về hạt Chia đã không phát hiện ra bất kỳ tác động đáng kể nào đối với các dấu hiệu viêm.
5 Tài liệu tham khảo
1. By Healthline Staff, 11 Proven Health Benefits of Chia Seeds, Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2021.
2. Megan Ware, RDN, LD. Ngày đăng: 12 tháng 11 năm 2018, What are the benefits of chia seeds? , Medical News Today. Truy cập ngày 10 tháng 09 năm 2021.