Gối Hạc (Phỉ Tử - Leea rubra Blume)
1 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Gối Hạc hay còn được gọi là Phỉ Tử, được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi của nước ta, rễ cây Gối Hạc kết hợp với các vị dược liệu khác có tác dụng chữa đau nhức xương khớp. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về cây Gối Hạc
1 Giới thiệu
Tên gọi khác: Kim Lê, Phỉ Tử, Bí Đại, Mạy Chia.
Tên khoa học: Leea rubra Blume.
Họ thực vật: họ Gối hạc Leeaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Hình ảnh cây gối hạc
Cây cao khoảng 1 đến 1,5m, kích thước nhỏ.
Gối Hạc thường mọc thành bụi.
Rễ củ có màu hồng, trắng và vàng.
Lá cây gối hạc mọc so le, kép 2 lần lông chim.
Thân có rãnh dọc, phình to ở các mấu trên thân.
Lá chét dài khoảng 5 đến 11cm, phiến lá rộng từ 2,5 đến 6cm. Gốc lá tròn, đầu lá nhọn. Mặt trên lá có màu xanh sẫm trong khi mặt dưới lá có lông cứng.
Mép lá khía răng cưa.
Lá kèm có hình trái xoan.
Cuống lá có bẹ.
Cụm hoa mọc ở đầu cành.
Đài có 5 răng, hình tam giác.
Tràng có 5 cánh.
Tràng phụ có 5 thùy.
Nhị 5.
Quả nhỏ, chứa 4 đến 6 hạt. Quả khi chín có màu đen.
Mùa hoa quả rơi vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Rễ.
Thu hái vào mùa thu, sau khi thu hái về sẽ đem phơi khô và sử dụng.
1.3 Đặc điểm phân bố
Gối Hạc được phân bố ở các tỉnh vùng núi, trung du và có khi cả ở các vùng đồng bằng.
Gối Hạc thường phân bố ở độ cao dưới 1000m.
Bản chất là một cây ưa sáng, chịu bóng ít do đó thường kojc nhiều ở ven rừng thưa, nương rẫy,...
Đây là loại cây có thể mọc được trên nhiều loại đất khác nhau, có khả năng chịu hạn tốt, rễ phát triển và phình thành củ.
Hoa quả ra hàng năm.
Gối Hạc tái sinh chủ yếu bằng hạt, có khả năng tái sinh sau khi bị chặt.
Gối Hạc ở Việt Nam hiện nay có xu hướng ngày càng cạn kiệt do bị khai thác quá mức. Khi trồng bằng hạt, sau khoảng 2-3 năm mới được thu hoạch.
2 Tác dụng - Công dụng của cây gối hạc
2.1 Cây gối hạc có tác dụng gì?
Rễ của cây Gối Hạc có khả năng ức chế co thắt cơ trơn ruột.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy rằng, Gối Hạc khi sử dụng cùng với các loại dược liệu khác có khả năng gây động dục ở chuột thí nghiệm.
2.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
2.2.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Rễ có vị đắng ngọt, tính mát.
Tác dụng: Giảm nhức mỏi, giảm đau.
2.2.2 Công dụng
Rễ của cây Gối Hạc thường được sử dụng để chữa các bệnh lý liên quan đến xương khớp, tê thấp, cơ thể suy yếu sau khi sinh, đau bụng, rong kinh.
Liều lượng được khuyến cáo là 10 đến 16g ở dạng thuốc sắc, ngâm rượu hoặc dạng thuốc bột.
Người dân Malaysia thường sử dụng quả, ăn sống để chữa các bệnh lý như ghẻ cóc, kiết lỵ.
3 Một số cách trị bệnh từ cây Gối Hạc
3.1 Chữa đau nhức xương khớp, tê thấp
12g rễ Gối Hạc.
12g rễ Cốt Khí Củ.
8g rễ Cỏ Xước.
8g Hy Thiêm.
4g hạt cau già.
4g Uy Linh Tiên.
Trừ hạt cau, các vị khác thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ.
Sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Nên sử dụng từ 7-10 ngày.
3.2 Chữa đau xương
12g rễ Gối Hạc.
12g rễ Mỏ Quạ.
12g Dây Gắm.
10 rễ Bưởi Bung.
Sắc lấy nước uống.
4 Cách ngâm rượu cây gối hạc
Chuẩn bị nguyên liệu: 1kg rễ cây gối hạc, 3-4 lít rượu ngon, bình thủy tinh.
Cách thực hiện:
- Bình thủy tinh rửa sạch, để khô.
- Rễ cây gối hạc đem rửa sạch để ráo.
- Cho rễ cây vào bình, đổ rượu, ngâm.
- Mỗi lần uống 1-2 ly.
5 Mua cây gối hạc ở đâu?
Bạn có thể mua cây gối hạc trực tiếp tại các nhà vườn hoặc mua qua các sàn thương mại điện tử. Cần lựa chọn uy tín, khi mua cây nên chọn những cây khỏe khoắn, ít bị sâu bệnh để về trồng.
6 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam (tập 1). Gối Hạc, trang 874-875. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2024.