Gièng Gièng (Giềng Giềng - Butea monosperma)
1 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Gièng Gièng hay còn được gọi là Gièng Gièng, có tên khoa học là Butea monosperma, được sử dụng để làm thuốc trị giun, chữa viêm loét, mụn nhọt,...Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về cây Gièng Gièng
1 Giới thiệu
Tên khác: Giềng giềng.
Tên khoa học: Butea monosperma.
Họ thực vật: họ Đậu Fabaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Cây gỗ cao 10-20m, đường kính ngang ngực 30cm, vỏ màu xám đen.
Thân màu xám đen.
Lá có cuống dày dài khoảng 10cm, lá chét dày, có nhiều lông, hình dạng khác nhau, đầu lá hình trứng hoặc gần tròn, dài 14-17cm, rộng 12-15cm.
Mỗi lá có khoảng 6-7 đôi gân bên.
Lá kèm nhỏ hình con, dài khoảng 1,5mm.
Chùm hoặc chùy mọc ở nách lá hoặc mọc trên các đốt của cành không lá, tràng hoa và vỏ quả có lông hoặc lông tơ màu nâu hoặc xám bạc dày đặc.
Đài hoa dài 1-1,2 cm, mặt ngoài có lông dày màu nâu hoặc nâu sẫm, phía trong có lông màu nâu sẫm hoặc nâu sẫm.
Tràng hoa màu đỏ cam, sau chuyển dần sang màu vàng, dài gấp đài hoa khoảng 3 lần.
Nhị hoa ẩn, bao phấn thuôn dài, bầu nhụy rậm rạp, có lông tơ.
Quả non có hình thuôn dài, dài 12-15cm, rộng 3,5-4cm, phủ lông tơ màu xám bạc.
Thời kỳ ra hoa từ tháng 3 đến tháng 4, thời kỳ đậu quả từ tháng 10.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Vỏ cây, hạt, Nhựa của cây.
1.3 Đặc điểm phân bố
Gièng Gièng được tìm thấy chủ yếu ở vùng nhiệt đới, bao gồm các nước như Lào, Ấn Độ, Campuchia, Indonesia, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam.
Tại nước ta, Gièng Gièng chủ yếu được phân bố ở các tỉnh Tây Nguyên như Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc.
Gièng Gièng thích hợp khi trồng ở vùng có khí hậu nhiệt đới điển hình, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Gièng Gièng là loài cây ưa sáng, ra hoa và quả nhiều do đó, cây thường được trồng làm cây cảnh hoặc làm bóng mát.
Gỗ của cây có màu đỏ tía, cứng nhưng ít được sử dụng trong xây dựng do thớ gỗ không thẳng.
2 Thành phần hóa học
Gôm chứa tanin và chất nhầy, sau khi chưng cất thu được hợp chất hóa học gọi là pyrocatechin.
Trong hạt Gièng Gièng, có chứa chất dầu màu vàng với hàm lượng 18%, hợp chất N có tính acid, 2 hợp chất glycosid (monospernosid và isomonospermosid).
Vỏ hạt của cây có chứa các acid allophanic và 2 hydroxy omega methyl allophanic.
Vỏ quả Gièng Gièng có chứa một chất imid là palasimid.
3 Tác dụng - Công dụng của cây Giềng giềng
3.1 Tác dụng dược lý
Dịch chiết của hạt Gièng Gièng có tác dụng độc với giun đất khi tiến hành nghiên cứu trên in vitro.
Cao hạt Gièng Gièng có tác dụng lợi tiểu trên chuột cống trắng.
Cao lá Gièng Gièng có tác dụng ức chế co bóp trên hồi tràng chuột lang cô lập.
Khi nghiên cứu độc tính của cây, các nhà khoa học đã xác định được liều dung nạp tối đa của cao khô lá là 1000mg/kg khi sử dụng theo đường tiêm phúc mạc. Liều chết trung bình của cao khô hạt khi tiêm phúc mạc ở chuột nhắt trắng là 20mg/kg. Điều này cho thấy lá Gièng Gièng tương đối độc.
3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Hạt và nhựa của cây có vị đắng, hơi ngọt, tính mát.
Tác dụng: Trị ngứa, kháng khuẩn. Lá và hoa có tác dụng lợi tiểu, kích dục, lọc máu.
3.2.2 Công dụng
Hạt được sử dụng để tẩy giun. Liều dùng được khuyến cáo là 05, đến 1,5g.
Dịch ép hạt tươi có tác dụng nhuận tràng.
Gôm nhựa của cây Gièng Gièng có tác dụng trị tiêu chảy, kiết lỵ với liều dùng được khuyến cáo là 0,5 đến 1,5g.
Khi sử dụng liều cao (2-3g), gôm nhựa của cây có tác dụng trị lao phổi, xuất huyết dạ dày.
4 Một số cách trị bệnh từ cây Gièng Gièng
4.1 Trị giun
Ngâm nước hạt Gièng Gièng, sau khi tróc vỏ, lấy nhân của hạt đem đi phơi khô và nghiền thành bột.
Khi sử dụng, trộn 0,6 đến 1,2g bột với Mật Ong, mỗi ngày uống 3 lần. Sử dụng liên tục trong vòng 3 ngày. Ngày thứ 4, dùng 10-20ml dầu thầu dầu để tẩy.
Cần lưu ý rằng, vị của hạt Gièng Gièng rất khó uống. Trong quá trình sử dụng có thể xuất hiện một số phản ứng như chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn.
4.2 Chữa vết thương, vết loét, viêm hạch, mụn nhọt
Trộn lẫn nhựa Gièng Gièng và nhựa dầu mè với nhau, bôi lên vùng tổn thương.
Ngoài ra, có thể sử dụng 8 phần lá sa nhân tươi giã nát, 2 phần muối và 1 phần nhựa Gièng Gièng để đắp.
4.3 Chữa tiêu chảy
0,2-2,0g gôm nhựa Gièng Gièng.
0,1g bột Quế.
0,02g nhựa thuốc phiện.
Trộn đều và uống.
5 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Gièng Gièng, trang 868-869. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2024.