Giâu Gia (Dâu Da - Baccaurea ramiflora L.)

0 sản phẩm

Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Malpighiales (Sơ ri)

Họ(familia)

Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Chi(genus)

Baccaurea

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Baccaurea ramiflora Lour.

Giâu Gia (Dâu Da - Baccaurea ramiflora L.)

Cây Giâu Gia (còn được gọi là Dâu Da) là loại cây gỗ, cao khoảng 10 đến 15 mét, ưa sáng. Quả có vị ngọt, hơi chua, được sử dụng làm thuốc kích thích tiêu hóa. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiaết về cây Giâu Gia

1 Giới thiệu

Quả Giâu Gia
Quả Giâu Gia

Tên gọi khác: Dâu Da.

Tên khoa học: Baccaurea ramiflora Lour.

Họ thực vật: Họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae).

1.1 Đặc điểm thực vật

Giâu Gia thuộc dạng cây to, cao khoảng 10 đến 12 mét.

Thân và cành đều nhẵn.

Lá cây mọc so le, nhưng thường tập trung mọc ở cuối cành, phiến lá hình thoi hoặc hình bầu dục, mỗi là dài 10 đến 20cm, phiến rộng 3 đến 9cm. Gốc của lá thuôn, đầu lá nhọn, hai mặt của lá nhẵn, lá kèm rụng sớm, cuống lá dài 3 đến 5cm.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc trên những vết sẹo cũ của những chiếc lá đã rụng.

Hoa đực có 4-5 lá đài, hình thuôn hơi tù.

Hoa cái có 4-5 lá đài kích thước không bằng nhau.

Quả mọng, vỏ dày, bề mặt nhẵn, có màu hồng khi chín.

Mùa hoa quả rơi vào tháng 4 đến tháng 7.

1.2 Thu hái và chế biến

Cây Giâu Gia
Cây Giâu Gia

Bộ phận dùng: Vỏ cây, quả, lá.

1.3 Đặc điểm phân bố

Giâu Gia là loại gỗ ưa sáng, nhưng vẫn có khả năng chịu bóng.

Cây thường được tìm thấy ở các khu rừng kín, Giâu Gia có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt.

Cây tái sinh từ hạt, có thể được trồng bằng cành hoặc bằng hạt.

Nhân dân ta thường trồng Giâu Gia cùng với các loại cây ăn quả khác trong vườn.

Khi trồng Giâu Gia, nên chọn những vùng có đất dày, nhiều mùn, có khả năng giữ nước tốt để đảm bảo cây sinh trưởng tốt.

2 Công dụng của cây Giâu Gia

Nhân dân ta thường sử dụng quả Giâu Gia để làm thuốc kích thích tiêu hóa nhờ vị chua, ngọt khi chín của quả Giâu Gia.

Lá sau khi giã nát, có thể trộn cùng với giấm để bôi lên các vùng tổn thương ngoài da giúp chữa mụn nhọt, dị ứng, lở loét.

Nhân dân Trung Quốc thường sử dụng Giâu Gia để chữa viêm da, loét kẽ chân.

3 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam (tập 1). Giâu Gia, trang 867-868. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Giâu Gia (Dâu Da - Baccaurea ramiflora L.)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633