Giáng Hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz.)
1 sản phẩm
Dược sĩ Tăng Uyên Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Với công dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, Giáng hương được rất nhiều người sử dụng mỗi ngày. Vì vậy, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc thông tin về đặc điểm, công dụng và các bài thuốc của Giáng hương.
1 Giới thiệu về cây Giáng hương
Giáng hương còn có tên gọi khác là Giáng hương quả to, mọc trong rừng rậm rụng lá hay rừng thưa, ở độ cao tới 700m. Cây Giáng hương có mấy loại? Ngoài cây Giáng hương mà chúng ta đang nhắc tới ở đây là Giáng hương quả to, còn có một loại có lá và quả nhỏ hơn, gọi là Giáng hương Ấn (Pterocarpus indicus Wild.).
Tên khoa học của Giáng hương là Pterocarpus macrocarpus Kurz., thuộc họ Đậu (Fabaceae). Dưới đây là hình ảnh cây Giáng hương.
1.1 Đặc điểm thực vật
Cây gỗ to, cao 25-30m. Cành lá sum suê, mọc tỏa rộng nằm ngang, nhẵn, hơi có khía. Lá kép lông chim lẻ, gồm 13 lá chét hình bầu dục, gốc tròn, đầu hơi nhọn, dài 4,5-10cm, rộng 2,5-5cm, mờ, có lông, màu tro ở mặt trên. Lá chét tận cùng lớn nhất, gân hình mạng dày. Hoa mọc thành chùm ở nách lá và đầu cành, dài 9cm, có khi hơn, có lông. Lá bắc nhỏ, hẹp, sớm rụng. Đài hoa hẹp ở gốc, có lông, răng ngắn đều. Tràng có cánh cờ thuôn, cánh bên có tai, cánh thìa hẹp. Nhị 2 bó đính ở gốc tràng, bầu có lông. Quả rộng 6-7cm, có răng nằm ở dưới các hạt, tách với cuống quả bởi một đường thẳng 2cm. Gờ lồi gần như ở giữa, nối với cuống bởi một cạnh hơi gập vào. Mùa hoa quả tháng 5-9.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Nhựa và rễ.
Nhựa trích từ cây, có màu đỏ, đông cứng sau vài giờ, thường được gọi là kino.
1.3 Đặc điểm phân bố
Tại Việt Nam, cây có ở Nghệ An, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang. Cũng được trồng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có ở Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan.
2 Thành phần hóa học
Nhóm hợp chất | Thành phần |
Pterocarpans | (-)-Homopterocarpin, (-)-Pterocarpin, (-)-Hydroxy-homopterocarpin |
Flavonoid | Liquiritigenin, Macrocarposide |
Chalcon | Isoliquiritigenin |
Sesquiterpenoid | (+)-Pterocarpol, Cryptomeridiol |
Stilbene | Pterostilbene |
Sterol | β-sitosterol |
Nhựa Giáng hương chứa một tanin riêng biệt là acid kinotanic và một chất màu đỏ nếu chưng cất khô cho pyrocatechin và acid protocatechic.
== >> Mời bạn đọc tham khảo vị thuốc cùng công dụng: Một dược - Vị thuốc chống viêm, giảm đau nhức xương khớp
3 Tác dụng - Công dụng của Giáng hương
3.1 Tác dụng dược lý
Bằng phân tích GC–MS, 17 loại thành phần hóa học được xác định trong chiết xuất Giáng hương. Một số trong số chúng đã được chứng minh là có các thành phần có lợi cho sức khỏe con người. Những thành phần có lợi này có tác dụng trị ho và long đờm, giải độc và tăng cường chức năng miễn dịch của con người. Homopterocarpin có tác dụng tuyệt vời trong việc ức chế và tiêu diệt hoạt động của tế bào ung thư. Cryptomeridiol là một sản phẩm tự nhiên có đặc tính chống co thắt và bệnh Alzheimer và giá trị y học của nó rất đáng kể.
Các chiết xuất etyl axetat, etanol, n-hexan và homopterocarpin từ Giáng hương thể hiện hoạt tính chống co thắt ở mức 1,78; 2,21; 7,11 và 0,52 μg/ml tương ứng với P.falciparum 3D7 với độc tính thấp. Hợp chất cho thấy ái lực gắn kết kháng SARS-CoV-2 trong silico với stigmasterol và helicase SARS-CoV-2 là -8,2 kcal/mol. Dịch chiết etyl axetat thể hiện hoạt tính chống oxy hóa tốt nhất đối với DPPH (0,76 μg/ml) và ABTS (0,61 μg/ml). Các dịch chiết cũng chứng minh hoạt động kháng khuẩn chống lại B.subtilis, chiết xuất Ethanol và ethyl axetat chống lại E.coli và C.albicans, và dịch chiết ethanol chống lại S.aureus với vùng ức chế có đường kính lớn hơn 1cm. Các kết quả đã làm nổi bật hoạt động chống co thắt của các chất chiết xuất và homopterocarpin từ lõi gỗ Giáng hương và khả năng liên kết mạnh mẽ của nó in silico với các protein chống SARS-CoV-2 có độc tính thấp. Nghiên cứu này cũng xác nhận rằng chiết xuất thể hiện các hoạt động chống oxy hóa và kháng khuẩn. Cần có thêm các nghiên cứu để đánh giá tính an toàn và thử nghiệm lâm sàng của Giáng hương để phát triển như một ứng cử viên thuốc mới.
== >> Mời bạn xem thêm dược liệu: Cây Xoan - Vị thuốc trị giun hữu hiệu và độc tính cần biết
3.2 Công dụng theo y học cổ truyền
Nhựa có vị rất chát, không mùi, màu đỏ, có tác dụng làm săn da.
Ở Campuchia, rễ Giáng hương cùng với những vị thuốc khác có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Dich đỏ chảy ra từ vỏ cây khi sấy khô tạo chất nhựa, được sử dụng để trám răng.
Ở Malaysia, nhựa chữa đau dạ dày, tim hồi hộp, thấp khớp, bạch đới, thường phối hợp với những vị thuốc khác có mùi thơm để tăng hiệu lực.
4 Cách dùng cây Giáng hương
Nhựa Giáng hương được dùng uống trong trường hợp tiêu chảy mạn tính xuất huyết, bạch đới, lậu và dùng trám răng.
Ở Ấn Độ, nước sắc gỗ Giáng hương trị phù và sỏi bàng quang. Nhựa đắp ngoài trị mụn nhọt, lở loét, tưa lưỡi, tiêu chảy. Lá hãm với nước để gội đầu, giã nát làm thuốc gây hắt hơi trị đau đầu.
5 Tài liệu tham khảo
1. Tác giả Dwi Kusuma Wahyuni và cộng sự (Ngày đăng 10 tháng 2 năm 2023). In silico anti-SARS-CoV-2, antiplasmodial, antioxidant, and antimicrobial activities of crude extracts and homopterocarpin from heartwood of Pterocarpus macrocarpus Kurz, PubMed. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
2. Tác giả Juntao Chen và cộng sự (Ngày đăng 11 tháng 1 năm 2018). GC–MS explores health care components in the extract of Pterocarpus Macarocarpus Kurz, NCBI. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
3. Tác giả Võ Văn Chi (Xuất bản năm 2021). Giáng hương trang 1028-1029, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.