Giá Tỵ (Tếch, Teak - Tectona grandis L. f.)
0 sản phẩm
Dược sĩ Thùy Dung Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) | Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) | Lamiales (Hoa môi) |
Họ(familia) | Verbenaceae (Cỏ roi ngựa) |
Giá tỵ thuộc dạng cây to, cành cây khi còn non có hình vuông và phủ một lớp lông hình sao có màu gỉ Sắt. Lá cây có kích thước lớn, mọc đối, phiến lá có dạng hình trứng rộng. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Gỗ Teak (Tếch) là gỗ gì?
Tên khoa học: Tectona grandis L. f.
Tên gọi khác: Tếch.
Họ thực vật: Verbenaceae (Cỏ roi ngựa).
1.1 Đặc điểm thực vật
Giá tỵ thuộc dạng cây to, cành cây khi còn non có hình vuông và phủ một lớp lông hình sao có màu gỉ sắt.
Lá cây có kích thước lớn, mọc đối, phiến lá có dạng hình trứng rộng, mặt trên của lá nhẵn, trừ các gân, mặt dưới của lá phủ một lớp lông hình sao có màu vàng nhạt.
Hoa màu trắng, mọc thành xim, phủ một lớp lông hình sao.
Quả thuộc dạng quả hạch, có dạng hình cầu, có đài hoa tồn tại.
Dưới đây là hình ảnh cây Giá tỵ (gỗ Tếch):
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Gỗ, lá, vỏ, hoa và hạt.
Thời điểm thu hái: Quanh năm.
1.3 Đặc điểm phân bố
Giá tỵ phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Lào, Philippin và Việt Nam. Tại nước ta, cây được trồng rải rác tạo thành các khu rừng thuần loại.
Giá tỵ là loài mọc hoang, đôi khi cũng được trồng. Cây có bản chất là loài ưa sáng, ưa khí hậu nóng ẩm, sinh trưởng và phát triển tốt ở những khu vực có đất thịt. Giá tỵ rụng lá vào mùa đông.
Cây ra hoa vào tháng 6 đến tháng 8, quả chín vào tháng 11 đến tháng 12.
2 Kỹ thuật trồng cây Tếch (Giá tỵ)
2.1 Cách trồng
Cây Tếch sinh trưởng và phát triển tốt ở trên những khu vực đất thịt nhẹ, pha cát, có pha mùn. Nếu trồng rừng thì nên trồng trên đất đá ong, đất cát, không nên trồng khi đất đã ngập nước vào mùa mưa.
Khi chọn cây mẹ để lấy giống thì chọn những cây khoảng từ 25 đến 45 năm tuổi, cây khỏe, cao, thẳng, tán đều, ít bị u bướu. Hạt giống lấy vào khoảng tháng 2 đến tháng 3 sau khi quả chín. Quả sau khi thu hái về thì tiến hành sát để bỏ vỏ, phơi khô, không lấy những hạt nhỏ và sâu, đường kính các hạt tốt nhất là khoảng từ 0,8 đến 1cm.
Đất trồng cây giống phải cày bừa, lên luống, làm sạch cỏ.
Hạt đem xử lý bằng cách ngâm nước nóng từ 80 đến 100 độ C trong 14 đến 15 giờ sau đó vớt ra rửa rồi đem đi phơi nắng, cứ ngâm và phơi lặp lại trong 4 ngày rồi mới đem gieo.
Các hạt gieo cách nhau từ 4 đến 5cm, gieo xong lấp đất kín hạt.
Tiến hành tưới nước hàng ngày trong 1,5 tháng đầu, sau đó cứ cách 2 đến 3 ngày mới lại tưới 1 lần.
Sau khi cây phát triển thì tiến hành đem đi trồng, thời tiết trồng thích hợp nhất là vào mùa Xuân Hè sau khi có trận mưa rào hoặc trồng vào mùa Hè Thu. Năm đầu sau khi trồng thì cần chăm sóc cẩn thận, dọn cỏ, xới xáo đất thường xuyên. Sang năm thứ 2 thì chăm sóc 2 lần như năm thứ nhất, sang năm thứ 3 cũng chăm sóc 2 lần.
2.2 Cây Giá tỵ trồng bao lâu?
Gỗ Tếch trồng bao nhiêu năm thì khai thác? Chu kỳ khai thác của cây gỗ Tếch tương đối dài, thường mất từ 10 đến 12 năm.
3 Thành phần hóa học
Gỗ có chứa Nhựa (chiếm 2,93%), nhựa này cho thấy tác dụng kích thích da, ngoài ra gỗ của cây Giá tỵ còn chứa tinh dầu và dầu béo, trong gỗ còn có một chất tương tự quinine có tên là tectoquinine.
Lá cây chứa một chất màu đỏ.
Hạt của cây có chứa tinh dầu.
4 Tác dụng của cây Giá tỵ
4.1 Tác dụng dược lý
Về mặt dược lý, cây Giá tỵ đã được nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm, hạ sốt, độc tế bào, giảm đau, hạ đường huyết, chữa lành vết thương và chống sốt rét.
Các nghiên cứu hóa thực vật trước đây đã báo cáo rằng Giá tỵ không chỉ giàu Flavonoid và quinon mà còn chứa phenolic, steroid, phenylpropanoid, este béo và các hợp chất khác. Trong y học dân tộc, Giá tỵ thường được dùng để điều trị vết thương, đau, sốt, sốt rét, viêm, tiểu đường, bệnh gan, nhiễm giun sán, viêm phế quản, khối u, sỏi mật, vàng da, bệnh ngoài da và nhiễm trùng do vi khuẩn. Các nghiên cứu dược lý được tiến hành trên chiết xuất methanol của vỏ và hoa Giá tỵ đã xác lập các hoạt động hạ đường huyết của nó. Chiết xuất lá của cây Giá tỵ thể hiện tác dụng chữa lành vết thương đáng kể. Chiết xuất axit clohydric của lá Giá tỵ thể hiện hoạt động chống khối u trong mô hình sốt rét ở chuột Thụy Sĩ cái, do đó gỗ Giá tỵ có thể có hiệu quả trong điều trị khối u.
4.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
4.2.1 Tính vị, tác dụng
Gỗ cây Giá tỵ có tác dụng chống viêm. Vỏ cây thể hiện tác dụng làm săn da. Lá và hạt của cây có tính tẩy. Hoa và hạt của cây có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, khử thấp.
4.2.2 Công dụng
Gỗ cây Giá tỵ thường được dùng để chữa viêm da. Nhân dân còn sử dụng bột gỗ đem sắc với nước để làm nước súc miệng dùng để chữa viêm ở khoang miệng, viêm lợi. Nước sắc khi uống có tác dụng trừ giun, chữa chứng khó tiêu.
Hạt dùng để chế dầu để kích thích mọc tóc. Cao gỗ khi bôi lên vết thương của trâu bò có tác dụng chống thối.
Lá cây Giá tỵ có tác dụng gì? Lá cây Giá tỵ dùng để pha nước uống trong trường hợp bị thổ tả.
Gỗ Giá tỵ dùng để làm bình đựng nước mưa khi đi tắm biển, mấy nước đầu đắng nhưng những nước sau không còn mùi khó chịu nữa, khi dùng lại có tác dụng lợi tiêu hóa.
Nhân dân thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sử dụng hoa và hạt của cây để trị viêm nhiễm niệu đạo, viêm ruột ỉa chảy, thân gỗ dùng để trị ho và các bệnh ngoài da.
Nhân dân Ấn Độ sử dụng gỗ nghiền ra bột để làm thuốc trị đau nóng đầu, trị sưng tấy, dùng để uống trong những trường hợp khó tiêu, nóng dạ dày, ngoài ra, bột gỗ này cũng dùng để trị giun. Tro gõ của cây Giá tỵ dùng để trị ghẻ, ngoài da còn có tác dụng kích thích mọc tóc.
Gỗ làm báng súng là gỗ gì? Trong những năm kháng chiến, các chiến sĩ của ta còn dùng cây Giá tỵ để làm báng súng do đó nó còn có tên gọi là cây Báng súng.
5 Cây Giá tỵ (gỗ Tếch) trị bệnh gì?
5.1 Chữa đau răng
Gỗ Giá tỵ chẻ nhỏ đem ngâm cùng với rượu đặc để ngậm.
5.2 Chữa ghẻ lở, hắc lào
Dùng dầu hạt để bôi lên da.
6 So sánh gỗ Teak với gỗ Sồi
Gỗ Tếch và gỗ Sồi đều thuộc dòng gỗ tự nhiên có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên, 2 loại gỗ này cũng có một số đặc điểm khác biệt, bạn đọc có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:
Gỗ Teak | Gỗ Sồi | |
Màu sắc vân gỗ | Màu vàng sẫm hoặc có màu nâu sáng Vân mảnh tạo thành những hình tròn đều nhau | Màu nâu ngả vàng hoặc màu vàng trắng Vân rõ, uốn lượn, trải đều khắp mặt gỗ |
Tính chất | Gỗ Teak là một loại gỗ bền, không bị co hay giãn nở bởi nhiệt Có khả năng chống chịu mối mọt Gỗ nhẹ, chịu lực tốt | Kết cấu của gỗ Sồi mềm, mịn, có thể uốn cong bằng hơi nước Có khả năng chống chịu mối mọt Gỗ nhẹ, chịu lực tốt |
Giá thành | Dao động từ 15.000.000 đến 40.000.000 đồng/m3 | Dao động từ 15.000.000 đến 25.000.000 đồng/m3 |
7 Một số câu hỏi thường gặp
7.1 Thớt gỗ Teak có tốt không?
Thớt gỗ Teak có khả năng chịu lực tốt, không chứa chất độc hại do đó đặc biệt an toàn trong quá trình sử dụng.
7.2 Cây gỗ Tếch (Teak) giá bao nhiêu?
Giá 1m3 gỗ Tếch dao động khoảng từ 15.000.000 đến 30.000.000 đồng (đối với gỗ Tếch Lào), giá thành này có thể chênh lệch, ví dụ như gỗ Tếch Myanmar có giá cao hơn (khoảng 25.000.000 đến 40.000.000 đồng cho 1m3).
8 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Tếch, trang 795. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2024.
Tác giả Mei Han và cộng sự (Ngày đăng tháng 3 năm 2023). Antioxidant, Anti-Inflammatory and Anti-Diabetic Activities of Tectona grandis Methanolic Extracts, Fractions, and Isolated Compounds, NCBI. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2024.