Lợn (Heo - Sus scrofa domesticus brisson)

5 sản phẩm

Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Animalia (Động vật)

Chordata (Động vật có dây sống)

Mammalia (Lớp Thú)

Bộ(ordo)

Artiodactyla (Mõng chẵn)

Họ(familia)

Suidae (Lợn)

Chi(genus)

Sus (Lợn)

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Sus scrofa domesticus brisson

Lợn (Heo - Sus scrofa domesticus brisson)

Lợn (Heo) là loài động vật có hình dáng nặng nề, đầu to, mõm dài, tai vểnh, cổ rộng. Lợn có nhiều bộ phận với từng công dụng để làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về Lợn (Heo)

1 Giới thiệu về Lợn (Heo)

Tên khoa học: Sus scrofa domesticus brisson

Tên khác: Lợn nhà, heo.

Họ: Lợn Suidae.

1.1 Mô tả

Gan heo là loại thực phẩm bổ dưỡng
Gan heo là loại thực phẩm bổ dưỡng

Lợn là loài động vật có hình dáng nặng nề, đầu to, mõm dài, tai vểnh, cổ rộng. Phần lưng võng xuống dưới, bụng xệ, đuôi ngắn.

Chân lợn có móng, xếp thành từng hàng.

Lông thưa, cứng, có màu trắng đen hoặc màu xám.

Có nhiều giống lợn khác nhau về ngoại hình, chất lượng.

1.2 Phân bố, sinh thái

Lợn nhà có nguồn gốc từ lợn rừng, có ở nhiều nơi trên thế giới, được thuần hóa từ thời kỳ đồ đá mới.

Tại nước ta, lợn là một trong số những loài gia súc dễ bắt gặp trong nhiều gia đình ở vùng nông thôn.

Thức ăn của lợn tương đối đa dạng thường gồm các loại rau, chuối, cám, bã,...

Lợn thường được nuôi trong chuồng, một số gia đình thường thả rông đặc biệt là các khu vực thuộc vùng núi cao.

1.3 Bộ phận dùng

Bộ phận dùng của lợn
Bộ phận dùng của lợn

Trư nhục (Thịt lợn), Trư đởm (Mật lợn), Trư đế (Móng giò), Trư can (Gan lợn), Trư cao (Mỡ lợn), Trư vị (Dạ dày lợn), Trư thận (Bầu dục lợn), Trư nha (Răng lợn), Trư phế (Phổi lợn), Trư bàng quang (Bong bóng lợn), Trư đại trường (Ruột già lợn), Trư tủy (Tủy lợn), Đuôi lợn.

2 Thành phần hóa học

Thịt lợn chứa protein, lipid, canxi, photpho, Magie, Sắt, các vitamin nhóm B, Vitamin PP, Acid Folic, cholesterol.

Chân giò lợn chứa protein, lipid, canxi, magie, vitamin nhóm B, vitamin PP.

Gan lợn chứa protein, lipid, Vitamin A, Vitamin B1, Vitamin B2, vitamin PP.

Bầu dục lợn chứa protein, lipid.

Móng giò lợn chứa 7 loại acid amin, các nguyên tố vô cơ gồm magie, natri, canxi, sắt, Kẽm,...

3 Tính vị, công năng

Thịt lợn có vị mặn, ngọt, tính bình có tác dụng tiêu thũng, bổ thận.

Chân giò lợn có vị mặn, tính bình có tác dụng làm tăng tiết sữa.

Gan lợn có vị đắng, mặn, tính hơi ấm có tác dụng sáng mắt, bình can.

Bầu dục lợn (Cật lợn) có vị mặn, giúp bổ khí, giảm đau, lợi bàng quang.

Phổi lợn có vị nhạt, tính hàn, có tác dụng giảm ho, hóa đờm.

Bong bóng lợn có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng tăng tiết sữa, lợi tiểu.

Ruột già lợn có vị ngọt, có tác dụng tiêu viêm.

Tủy lợn có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng ích tủy, bổ âm.

4 Công dụng

Các món ăn chế biến từ chân giò lợn
Các món ăn chế biến từ chân giò lợn

Lợn có giá trị dinh dưỡng cao, được dùng làm thực phẩm cũng như trong các bài thuốc Y học cổ truyền.

Thịt lợn nạc xay nhuyễn, nặn thành từng viên sau đó đem nấu với canh rau ngót giúp bồi bổ sức khỏe, phụ nữ sau sinh hoặc dùng thịt lợn sống, thái mỏng đắp vào vết thương hở để cầm máu.

4.1 Chân giò lợn

Chân giò lợn đặc biệt phù hợp cho phụ nữ sau sinh thiếu sữa. Cách chế biến như sau:

  • 1 cái chân giò lợn hoặc 2-3 cái móng giò lợn.
  • 10-20g lõi thông thảo.
  • 30-50g gạo nếp.
  • Các vị đem nấu thành cháo, ăn trong ngày.
  • Một số người còn thêm 100g lá sung, 50g lá mít non, 50g Đu Đủ non, 5g hạt mùi.

Hoặc:

Các vị đem thái nhỏ, sắc cùng 400ml cho đến khi còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Phụ nữ có thai không dùng được.

4.2 Móng giò lợn

Móng giò lợn đốt cháy, đem tán nhỏ, trộn cùng sữa người có tác dụng chữa sốt cao ở trẻ.

4.3 Gan lợn

Gan lợn dùng để chữa viêm gan, cách dùng như sau:

  • 100g gan lợn.
  • 20g cây Chó Đẻ.
  • Băm nhỏ, nấu nhiều lần, lấy nước đặc uống trong ngày.
  • Có người còn thêm vài lát dứa.

Hoặc:

  • 100g Gan lợn.
  • 100g Đậu đỏ.
  • 50g Hoàng tinh.
  • Nấu cháo ăn lúc nóng.

4.4 Bầu dục lợn

Bầu dục lợn dùng để chữa thận hư, nhức mỏi tay chân, đau lưng, cách dùng như sau:

  • 2 cái bầu dục lợn khía đôi. Thêm 20g bột Đỗ Trọng và ít muối vào bên trong bầu dục lợn.
  • Ninh nhừ, ăn cả nước lẫn cái.
  • Người ra cho rằng, bầu dục lợn cũng có tác dụng kích dục tương tự như tác dụng của Dâm Dương Hoắc.

4.5 Răng lợn

Răng lợn dùng trong các trường hợp trẻ em nghiến răng, lên cơn co giật, trợn mắt. Cách dùng như sau:

  • 12g răng lợn đốt cháy.
  • 40g Kinh Giới.
  • 12g Câu Đằng.
  • 12g Toàn yết.
  • 8g Thuyền thoái.
  • 8g Phèn phi.
  • Toàn Yết bỏ đầu, rút ruột sau đó tẩm cùng với rượu, sao đến khi giòn và đem đi rán thành bột.
  • Các vị khác sấy khô, tán bột.
  • Trộn bột, rây mịn, luyện với hồ tạo thành viên bằng hạt đỗ xanh.

Liều dùng như sau:

Đối với những trẻ dưới 5 tháng: Mỗi lần uống 1 viên.

5 tháng - 1 tuổi: Mỗi lần uống 2 viên.

Trẻ em trên 1 tuổi: Mỗi lần uống 3 viên.

Trẻ em trên 5 tuổi: Mỗi lần uống 5 viên.

Chiêu thuốc với nước trúc lịch, ngày dùng 2-3 lần.

4.6 Các bộ phận khác

Bong bóng lợn nấu nhừ cùng lá Đinh Lăng và gạo nếp để ăn giúp kích thích tăng tiết sữa.

2-3 lạng phổi lợn xào cùng lá xương sông có tác dụng chữa viêm phế quản.

2-3 lạng ruột già lợn ninh cùng  hạt Sen có tác dụng chữa viêm ruột mạn tính hoặc nấu ruột lợn với cả cây Củ gió đất có tác dụng chữa trĩ.

80g tủy lợn sấy khô, 80g Cát Căn, 120g Hoài Sơn. Tất cả đem tán thành bột, rây mịn. Mỗi ngày uống 20-40g có tác dụng điều hòa đường huyết, chữa đái tháo đường.

Mỡ lợn rán lên chữa bỏng. Mỡ lợn trộn cùng hạt lai đã đốt thành than có tác dụng chữa chốc. Đây cũng là một loại tá dược phổ biến đối với các thuốc dùng ngoài.

Hạt Sen nhồi cùng dạ dày lợn, đem nấu chín hoặc nấu nhừ, giã nát sau đó đem trộn cùng hồ để tạo viên, mỗi ngày uống 50 viên vào lúc đói để trị đái dắt.

Da lợn được các bác sĩ dùng để che phủ tạm các vết thương trên da.

4.7 Tác dụng của đuôi lợn (đuôi heo)

Cung cấp collagen: Đuôi lợn được cấu tạo chủ yếu từ da và sụn, gân, với hàm lượng Collagen dồi dào giúp ngăn ngừa lão hóa ở nữ giới, cải thiện tình trạng khô da, da nhăn nheo, giúp da đàn hồi tốt hơn. Ngoài ra, hàm lượng chất béo trong đuôi lợn thấp hơn nhiều so với trong thịt lợn, do đó nếu bổ sung với một lượng phù hợp thì không gây tăng cân.

Cải thiện độ đàn hồi của da, cải thiện độ săn chắc của vòng 1 ở chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, hàm lượng collagen cao giúp cho vòng 1 nảy nở, căng tròn hơn.

Thúc đẩy sự phát triển xương ở trẻ: Đuôi lợn chứa Canxi phosphat, collagen, osteomucin,... giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tế bào trong xương, giúp trẻ phát triển xương ở mức tốt nhất.

Ngăn ngừa loãng xương ở người lớn tuổi: Tuổi càng cao, nguy cơ loãng xương càng tăng lên do đó việc bổ sung đuôi lợn vào thực đơn hàng tuần cho người lớn tuổi giúp ngăn ngừa đáng kể nguy cơ này, đồng thời đuôi lợn còn rất tốt đối với các trường hợp đau lưng do làm việc nặng nhọc.

Bảo vệ thắt lưng: Đuôi lợn có tác dụng ngăn ngừa loãng xương, bổ sung khoáng chất cho cơ thể, giúp bảo vệ thắt lưng, ngăn ngừa thiếu máu.

Đuôi lợn còn có tác dụng bổ thận, ích tinh, cách làm như sau: 100g đuôi lợn, 1 miếng Trần Bì, 10 hạt hạch đào bỏ vỏ, 10 hạt lạc, muối ăn. Các vị sơ chế và hầm nhừ để ăn nóng.

5 Một số bài thuốc dân gian từ lợn

5.1 Mật lợn

Mật lợn, Mật Ong sử dụng lượng bằng nhau, trộn đều, sau đó đun sôi để tạo thành cao đặc. Mỗi lần dùng 1 thìa canh, ngày dùng 2 lần có tác dụng chữa viêm túi mật.

Hoặc:

  • 4 cái mật lợn.
  • 500g đậu xanh.
  • Tạo viên, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 6-9g có tác dụng chữa xơ gan.

5.2 Dạ dày lợn

Chuẩn bị 1 cái dạ dày lợn, sơ chế sạch sẽ.

15g hồ tiêu trắng, nghiền nhỏ, cho vào bên trong.

Ninh nhừ, ăn nóng.

Cứ cách 3 ngày ăn một lần có tác dụng chữa đau dạ dày dạng hàn.

Có thể thái nhỏ dạ dày lợn, nấu cùng củ mã thầy có tác dụng chữa vàng da.

5.3 Bầu dục lợn

Chuẩn bị 1 quả bầu dục lợn thái nhỏ.

Bột Cốt Toái Bổ.

Xào chín và ăn nóng có tác dụng chữa tiêu chảy cấp tính.

Có thể xào cùng 100g lá hẹ để nấu canh ăn có tác dụng chữa thận hư gây đau lưng, ù tai, nghễnh ngãng.

5.4 Gan lợn

Chuẩn bị 10g gan lợn thái miếng mỏng.

15g lá đậu.

Nấu canh ăn cả cái lẫn nước có tác dụng chữa viêm giác mạc, đau mắt.

Hoặc:

  • 30g gan lợn nấu với 100g vỏ dưa hấu có tác dụng chữa xơ gan.

6 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam (xuất bản năm 2004). Lợn, trang 1164-1166). Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Lợn (Heo - Sus scrofa domesticus brisson)

Kanzou Ukon
Kanzou Ukon
Liên hệ
Nước uống Dr.Liver
Nước uống Dr.Liver
Liên hệ
 KanProX
KanProX
Liên hệ
S Select Turmeric Liver Extract Drink
S Select Turmeric Liver Extract Drink
Liên hệ
Hepalyse W Pastille Type gói 2 viên
Hepalyse W Pastille Type gói 2 viên
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633