Dây Gắm (Gnetum montanum M.)
19 sản phẩm
Dược sĩ Nguyễn Trang Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ước tính: 2 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Dây gắm được biết đến khá phổ biến với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp và rối loạn kinh nguyệt. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Dây gắm.
1 Giới thiệu về cây Dây gắm
Dây gắm còn có tên gọi khác là Gắm núi, mọc ở trong rừng rậm ẩm, ở độ cao 300-1800m, trên sường núi đá granide.
Tên khoa học của Gắm là Gnetum montanum M., thuộc họ Dây gắm (Gnetaceae). Dưới đây là hình ảnh cây Dây gắm.
1.1 Đặc điểm thực vật
Dây leo cao tới hơn 10m; nhánh hình cầu hoặc hình cầu nén trên mặt cắt ngang, nhẵn, đôi khi nhăn dọc. Cuống lá 0,8-1,5cm; phiến lá thường thuôn, đôi khi hình mác thuôn dài hoặc hình elip, 10-25 x 4-11cm gân bên 8-13 mỗi bên, gốc tròn hoặc hình nêm rộng, đỉnh tù hoặc nhọn.
Cụm hoa đực lỏng lẻo, phân nhánh một hoặc hai lần, 2,5-6 cm; cuống 6-12 mm; gai đực 2-3cm x 2,5-3mm, cổ bao bọc 13-18, mỗi cổ có 25-45 hoa cộng với 10-15 hoa cái bất dục, có lông ở gốc tạo thành đệm ngắn, dày đặc. Cụm hoa cái mọc bên, đơn độc hoặc hình chùy, trục chính mảnh, có 3 hoặc 4 cặp nhánh; cuống 2-3cm; gai cái 2-3cm x 4mm; khi trưởng thành cao 10cm, mỗi đốt có 5-8 hoa cái, có lông ở gốc thưa, ngắn. Hạt màu nâu vàng hoặc nâu đỏ, hình trụ-trứng hoặc hình trụ, 1,2-1,5cm x 6,5-9mm, gốc tròn, đôi khi co lại thành thước to 3-5mm, lớp lông ngoài nhẵn hoặc nhăn dọc khi khô, đôi khi phủ vảy bạc.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Rễ, thân, hạt.
Thân và rễ thu hái quanh năm, quả thu hái khi chín, bóc bỏ lấy hạt.
1.3 Đặc điểm phân bố
Tại Việt Nam, cây có ở Sapa, Hà Tây, Tuyên Giang và Hà Giang. Ngoài ra còn có từ Ấn Độ, miền nam Trung Quốc (kể cả Hải Nam) và Đài Loan vào Đông Dương và bán đảo Malaysia.
2 Thành phần hóa học
Dây gắm có sự hiện diện của tinh dầu, chất béo, triterpenoid, anthraquinon, antraglycosid, alkaloid, flavonoid, tannin, saponin, chất khử và acid hữu cơ.
Hàm lượng alkaloid, Flavonoid và Saponin toàn phần trung bình trong nguyên liệu Dây gắm lần lượt là 3,29 0,14%, 1,94 0,05% và 2,13 0,04%.
Phân tích phần trên mặt đất dẫn đến việc xác định hơn 60 chất chuyển hóa thứ cấp, chủ yếu thuộc về stilbenoid, lignan, flavonoid, phenol đơn giản và alkaloid. Các hợp chất đã được phân lập, trong đó có ba axit thơm ( axit p -hydroxybenzoic, axit 3-(4-hydroxyphenyl)-propionic, axit vanillic), ba flavonoid (hesperidine, vitexin, nobiletine) và bảy stilbenoid (2b-hydroxyampelopsin F, isorhapotogenin, resveratrol, ε-viniferine, gnetol, gnemontanin G và gnetanin A).
== >> Mời bạn đọc tham khảo vị thuốc cùng công dụng: Dây đau xương - Vị thuốc trị đau nhức xương khớp và hỗ trợ tiêu hoá
3 Tác dụng - Công dụng của Dây gắm
3.1 Tác dụng dược lý
3.1.1 Kháng khuẩn
Nghiên cứu cho thấy ở nồng độ 50 và 100mg/ml, cao chiết n-butanol và cao nước có hoạt tính ức chế với hai chủng vi khuẩn P.aeruginosa và E.coli tạo vòng vô khuẩn rõ rệt. Cao n-hexan ức chế chủng vi khuẩn S.aureus, P.aeruginosa và E.coli ở nồng độ 100mg/ml. Cao toàn phần ức chế chủng vi khuẩn S.aureus ở nồng độ 12,5 và 25mg/ml; P.aeruginosa và E.coli ở nồng độ 50 và 100mg/ml. Cao ethyl acetat có hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất khi ức chế được cả 4 loại vi khuẩn, ở nồng độ 12,5 và 25mg/ml đối với S.typhimurium và P.aeruginosa; và ở nồng độ 25 và 50mg/ml đối với S.aureus và E.coli.
3.1.2 Hoạt động chống oxy hóa
Cao phân đoạn nước có hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất (IC50 = 16,68µg/ml). Đối chứng dương Acid Ascorbic có giá trị IC50 = 4,37 µg/ml. Nhìn chung, các cao chiết từ Dây gắm có tác dụng kháng oxy hóa tốt theo cơ chế dập tắt gốc tự do DPPH.
3.1.3 Hoạt tính ức chế α-amylase in vitro
Hoạt tính ức chế enzyme α-amylase của các cao chiết từ Dây gắm tốt hơn so với acarbose, đặc biệt là cao ethyl acetat (IC50 = 8,15µg/ml) có hoạt tính mạnh nhất, cao gấp 27 lần so với Acarbose (IC50 = 220,46µg/ml).
3.1.4 Hoạt tính ức chế α-glucosidase in vitro
Hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase của các cao chiết từ Dây gắm tốt hơn so với acarbose, đặc biệt là cao toàn phần (IC50 = 122,45µg/ml) và cao nước (IC50 = 123,26µg/ml) có hoạt tính cao nhất, gấp 6 lần so với đối chứng (IC50 = 744,78µg/ml).
3.1.5 Giảm acid uric máu
Nghiên cứu cho thấy chiết xuất hạt Gắm làm giảm đáng kể axit uric huyết thanh sau 4 và 8 tuần so với nhóm chứng giả dược. Điều này có được là do nó chứa trans-resveratrol và gnetin C, có khả năng ức chế đáng kể sự gắn kết với thụ thể AT1 và cho thấy các hoạt động chủ vận nhẹ đối với PPARα và PPARγ.
== >> Mời bạn xem thêm dược liệu: Cốt toái bổ - Vị thuốc bổ thận, chữa đau nhức xương khớp hiệu quả
3.2 Tác dụng phụ của cây Dây gắm
Ban đầu khi mới sử dụng, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức hơn vì khi đó, chiết xuất Dây gắm đang thực hiện công dụng loại bỏ urat gây đau khớp, Gout…
3.3 Công dụng theo y học cổ truyền
Dây gắm có tính bình, vị đắng, có tác dụng trừ thấp, sát trùng, tiêu viêm, giải độc, hoạt huyết, thư cân, khu phong.
Trong đông y, Dây gắm được dùng trong trị ngộ độc, sốt rét, đau nhức xương khớp, bệnh gout. Cành dùng để chỉ thống, liền gân xương, trị bong gân, gãy xương, đòn ngã tổn thương, rễ dùng tị đầu gối sưng đau. Ngoài ra còn trị rối loạn kinh nguyệt.
4 Các bài thuốc từ cây Dây gắm
4.1 Trị đau nhức xương khớp do bệnh phong thấp
Nguyên liệu: Ngũ gia bì, Hy Thiêm, rễ Gắm, Thạch lựu, Cốt toái bổ, Ngưu Tất mỗi vị 400g, Quán chúng, lá Ké mỗi vị 250g, Tỳ giải 500g, Cẩu Tích 800g.
Cách làm: Sấy khô, tán thành bột, luyện thành viên. Uống với nước gừng/rượu hoặc có thể đem ngâm rượu.
4.2 Trị lở sơn
Nguyên liệu: Rễ Gắm 20g.
Cách làm: Sắc với 300ml nước tới khi còn 150ml, ngày uống 2 lần.
4.3 Dây gắm ngâm rượu trị chứng đau nhức gân xương
Nguyên liệu: Ngũ gia bì, rễ Rung rúc, vỏ cây Hoa dẻ, rễ Gắm mỗi vị 80g, rễ Xích đồng nam, Tầm gửi dâu, rễ Cỏ xước, rễ Tầm Xuân, rễ Bạch đồng nữ, rễ Ô Dược, rễ Bưởi bung, rễ Bướm bạc mỗi vị 40g, Cỏ roi ngựa, rễ Chỉ thiên mỗi vị 20g.
Cách làm: Thái nhỏ, phơi hoặc sấy khô, ngâm với 1L rượu trắng trong 15 ngày, uống 1 chén nhỏ mỗi ngày trước khi ngủ.
4.4 Cao Dây gắm trị phong thấp
Nguyên liệu: Rễ Tầm xuân, Dây đau xương, vỏ Chân chim, rễ Cỏ xước, rễ Gắm, rễ Cà Gai Leo mỗi vị 20g.
Cách làm: Sắc với 500ml tới khi còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng trong 15 ngày.
Hoặc: Vỏ chân chim 100g, Bạch hoa xà, rễ Chiên chiến mỗi vị 10g, Cốt toái bổ, rễ Bưởi bung, Tiền hồ, Ô dược, cây Cỏ xước, Bạch đồng nữ mỗi vị 40g, rễ Gắm 120g, rễ Rung rúc 80g.
Cách làm: Sắc kỹ thành cao đặc, rồi ngâm với 2L rượu trắng 40 độ trong 3 ngày, lọc lấy dịch để uống mỗi lần 30mg, ngày uống 2 lần.
4.5 Trị bệnh gout
Nguyên liệu: Dây gắm khô 10g.
Cách làm: Hãm với 150ml nước sôi, uống như trà.
4.6 Trị sốt rét
Nguyên liệu: Binh lang (hạt cau), Dây cóc, Ô mai mỗi vị 4g, Thường sơn, lá Mãng cầu ta tươi, Thảo quả, Dây gắm, dây Hà Thủ Ô mỗi vị 10g, Chó đẻ 8g.
Cách làm: Sắc với 600ml nước tới khi còn lại 200ml, chia thành 2 lần uống trong ngày. Nên uống trước khi lên cơn sốt rết khoảng 2 giờ, nếu không cải thiện nên gia thêm Sài Hồ 10g.
4.7 Trị rối loạn kinh nguyệt
Nguyên liệu: Nghệ đen 6g, Bạch đồng nữ, lá Đuôi lươn mỗi vị 10g, rễ Gắm 8g, Nhân Trần, Ích mẫu mỗi vị 12g.
Cách làm: Sắc lấy nước uống trong ngày.
4.8 Trị rắn cắn
Nguyên liệu: 1 ít lá Gắm tươi.
Cách làm: Tránh vận động làm độc lan nhanh, nhai lá Gắm nuốt lấy nước rồi đắp bã lên vết cắn, sau đó tới cơ sở y tế gần nhất.
5 Tài liệu tham khảo
Tác giả Bình Nguyên và cộng sự (Đăng vào năm 2018). Phytochemical screening and biological activities of Gnetum montanum Markgr. extracts, STI.VISTA. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2023.