Đuôi Lươn (Bòn Bòn - Philydrum lanuginosum)

0 sản phẩm

Ước tính: 0 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:

Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây
Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Monocots (Thực vật một lá mầm)

Commelinids (nhánh Thài lài)

Bộ(ordo)

Commelinales (Thài lài)

Họ(familia)

Philydraceae (Đuôi lươn)

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Philydrum lanuginosum Banks et Sol.ex Gaertn.

Đuôi Lươn (Bòn Bòn - Philydrum lanuginosum)

Đuôi lươn thuộc dạng cây thảo, chiều cao từ 0,3 đến 1 mét. Nhân dân Việt Nam và Trung Quốc thường sử dụng cỏ đuôi lươn để chữa bệnh hậu sản cho phụ nữ sau khi sinh. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Đuôi lươn

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Philydrum lanuginosum Banks et Sol.ex Gaertn.

Tên gọi khác: Điền thông, Đũa bếp, Bòn Bòn.

Họ thực vật: Đuôi lươn Philydraceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Hình ảnh cây đuôi lươn

Đuôi lươn thuộc dạng cây thảo
Đuôi lươn thuộc dạng cây thảo

Đuôi lươn thuộc dạng cây thảo, chiều cao từ 0,3 đến 1 mét. Cây có khả năng sống lâu năm.

Thân cây có dạng hình trụ, trên bề mặt có phủ một lớp lông trắng, dày.

Lá mọc so le có dạng hình lưỡi kiếm, lá xếp thành 2 dãy, chiều dài lá khoảng 10 đến 50cm, chiều rộng từ 0,5 đến 1cm. Gốc lá có bẹ. Mặt trên lá có những vạch chạy dọc theo lá, mặt dưới có lông.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá, lá bắc nhỏ. Hoa của cây Đuôi lươn có màu vàng, hoa không có cuống, bầu thượng gồm 1-3 ô.

Quả nang, có lông mịn, hạt nhỏ, số lượng nhiều.

Mùa hoa quả rơi vào tháng 5 đến tháng 7.

Toàn thân cây Đuôi lươn
Toàn thân cây Đuôi lươn

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây Đuôi lươn, không sử dụng rễ.

Thời điểm thu hái: Mùa hạ.

Chế biến: Có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Họ Philydraceae tại nước ta chỉ có 1 loài là cây Đuôi lươn. Ngoài ra, cây cũng phân bố ở các khu vực khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia.

Đuôi lươn thuộc loài cỏ có kích thước cao, ưa sáng mọc ở các khu vực gần bờ suối, các ruộng ở sát chân nút.

Đuôi lươn có khả năng sinh trưởng và phát triển được trên đất phèn của vùng đồng bằng Nam Bộ thuộc nước ta. Cây ra hoa quả hàng năm.

Hạt của cây được gieo giống tự nhiên xung quanh các gốc cây mẹ. Do đó, có thể bắt gặp các cây Đuôi lươn mọc thành từng đám.

Đuôi lươn có khả năng sinh trưởng và phát triển được trên đất phèn
Đuôi lươn có khả năng sinh trưởng và phát triển được trên đất phèn

2 Công dụng của cây Đuôi lươn

2.1 Tính vị, tác dụng

Trong Y học cổ truyền, Đuôi lươn có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp.

2.2 Công dụng

Trong Y học cổ truyền, Đuôi lươn có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp.
Trong Y học cổ truyền, Đuôi lươn có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp.

Nhân dân Việt Nam và nhân dân thuộc vùng Quảng Châu (Trung Quốc) sử dụng cây Đuôi lươn để làm thuốc.

Tại nước ta, Đuôi lươn được sử dụng để chữa bệnh hậu sản, liều dùng hàng ngày được khuyến cáo là 10-15g Đuôi lươn đem sắc lấy nước uống.

Nhân dân Trung Quốc sử dụng cây Đuôi lươn, giã nát sau đó bôi vào các vùng da bị hắc lào, vảy nến hoặc sử dụng nước ép của cây để chữa lở loét ở chân do nấm.

3 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Huy Bích (Xuất bản năm 2006). Đuôi lươn, trang 830-831, Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Đuôi Lươn (Bòn Bòn - Philydrum lanuginosum)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633