Diệp Lục (Chlorophyll)

10 sản phẩm

Diệp Lục (Chlorophyll)

Ngày đăng:
Cập nhật:

Diệp lục hiện được sử dụng rất nhiều để chăm sóc sức khỏe với nhiều công dụng như thải độc cho cơ thể, phòng chống bệnh tim mạch.... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Diệp lục.

1 Chất diệp lục hay diệp lục tố là gì?

1.1 Định nghĩa

Diệp lục hay Diệp lục tố (Chlorophyll) là sắc tố màu xanh lá cây được tìm thấy ở vi khuẩn lam, trong lục lạp của tảo và thực vật, có vai trò hấp thu ánh sáng mặt trời để thực hiện quá trình quang hợp của cây xanh.

Diệp lục có tác dụng hấp thu ánh sáng mặt trời, thực hiện quang hợp
Diệp lục có tác dụng hấp thu ánh sáng mặt trời, thực hiện quang hợp

1.2 Lịch sử phát hiện 

Bác sĩ phẫu thuật người Đức Julius Robert Mayer đã chứng minh được rằng: Thực vật chuyển đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học. Phản ứng hóa học của quá trình quang hợp như sau: phản ứng giữa khí Carbon dioxide và nước dưới sự xúc tác của ánh sáng mặt trời, tạo thành Glucoe và khí Oxy. Đường Glucose có thể được cây xanh sử dụng trực tiếp cho sự trao đổi chất hoặc được Polyme hóa để tạo nên tinh bột để dự trữ khi cần thiết. Khí O2 được thải vào bầu khí quyển, cung cấp dưỡng khí cho sự hô hấp của các động vật.

Năm 1817, Joseph Bienaime Carentou và Pierre Joseph Pelletier đã phân lập được Diệp lục tố (Chlorophyll). Diệp lục tố là các phân tử được tìm thấy trong các lục lạp của cây xanh, làm cho lá cây có màu xanh, có vai trò tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Lục lạp (diệp lạp) là những lạp thể màu xanh lục, chứa các sắc tổ cần thiết cho sự quang hợp. Lục lạp chỉ có ở cơ quan ngoài ánh sáng của thực vật. Các lạp thể bao gồm: tiền lạp, lục lạp (phần trên mặt đất), sắc lạp và vô sắc lạp.

Năm 1912, Willstatter và cộng sự đã xác định được diệp lục tố là một hỗn hợp của hai hợp chất: diệp lục tố a và diệp lục tố b. 

2 Cấu trúc

Diệp lục tố có cấu trúc bao gồm một vòng Porphyrin kết hợp với một Phytol (chuỗi Carbon dài). Ở trung tâm của vòng Porphyrin với 4 nguyên tử Nitơ liên kết chặt chẽ với một nguyên tử kim loại là Magie phối hợp trong một sắp xếp phẳng vuông.

Cấu trúc của Diệp lục
Cấu trúc của Diệp lục

3 Phân loại

Người ta chia ra làm 2 loại diệp lục tố chính: Diệp lục tố a và Diệp lục tố b, tỷ lệ diệp lục tố a / diệp lục tố b là 3/1

Diệp lục tố aDiệp lục tố b
Công thức hóa học: C55H72O5N4Mg. Công thức hóa học: C55H70O6N4Mg. 
Hấp thụ ánh sáng có λ = 430nm và λ = 664nm. Hấp thụ ánh sáng có λ = 460nm và λ = 647nm. 
Gốc R là CH3Gốc R là CHO
 Có màu xanh đenCó màu xanh đậm

Dẫn xuất của Diệp lục tố (Chlorophyll) là Chlorophyllin khi nguyên tử kim loại trung tâm Magiê được thay bằng nguyên tử Cu.

4 Nghiên cứu về diệp lục

Trong vòng 100 năm (Từ năm 1912 đến 2012) trên thế giới đã có 1.033 công trình nghiên cứu về Chlorophyll được thống kê.

4.1 Nghiên cứu về diệp lục đạt giải Nobel

  • Chlorophyll giúp tăng cường Hồng cầu - Giải Nobel của GS Rich Willstatter (năm 1915). 
  • Chlorophyll giúp thải lọc độc tố khỏi cơ thể - Giải Nobel của GS Hans Fischer (năm 1930). 
  • Làm sạch cơ thể và có thể làm các tế bào duy trì lâu hơn - Giải Nobel của TS Alexig Carrel (năm 1912).

4.2 Nghiên cứu phòng ngừa ung thư của Diệp lục

  • Hafatsu và Hykoya và cộng sự (1999): Chlorophyll tương tác với các amin dị vòng phòng ngừa sự đột biến tế bào gây ung thư. 
  • Smith WA. và cộng sự: Chlorophyll ức chế > 65% sự đột biến AND do các chất gây ung thư vú
  • Egner PA. và cộng sự: Chlorophyll liên kết với Aflatoxin với liều 100mg/d x 2 lần, trong 4 tháng đã làm giảm 55% ung thư gan. 
  • Tổng hợp các công trình nghiên cứu cho thấy Chlorophyll có tác dụng bảo vệ trước 50 tác nhân gây K là các hóa chất, độc tố nấm mốc. 
Nhiều nghiên cứu về diệp lục đã được thực hiện
Nhiều nghiên cứu về diệp lục đã được thực hiện

5 Diệp lục tố có tác dụng gì? Uống diệp lục có tốt không?

5.1 Thải độc tố khỏi cơ thể

  • Diệp lục tố làm tăng lưu lượng máu, tăng hàm lượng Oxygen, giúp cơ thể làm sạch độc tố và tạp chất. 
  • Chlorophyll kích thích tăng tạo Hemoglobin. Hemoglobin kết hợp với O2 và CO2 vận chuyển đến các mô để nuôi dưỡng tế bào và thải các chất cặn bã (khí thừa và chất độc). 
  • Chlorophyll chống lại tác hại của bức xạ, phòng ngừa ung thư. 
  • Chlorophyll liên kết với các kim loại nặng và giúp loại ra khỏi cơ thể. 
  • Chlorophyll kích thích nhuận tràng, tăng nhu động, trợ giúp làm sạch đại tràng. 

5.2 Tăng cường hồng cầu, cải thiện sức khỏe tim mạch, phòng chống các bệnh tim mạch

  • Chlorophyll có cấu trúc tương tự Hemoglobin, có tác dụng làm tăng tế bào Hồng cầu, tăng lượng máu cho cơ thể, chống thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu não, chống được sự mệt mỏi, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt
  • Chlorophyll có tác dụng chống oxy hóa, phân giải các gốc tự do nên có tác dụng chống viêm, thoái hóa mạch máu và cơ tim, làm tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Chlorophyll làm giảm Cholesterol trong máu, do đó làm giảm nguy cơ vữa xơ động mạch, giảm các bệnh tim mạch. 

5.3 Chống nhiễm trùng

Tác dụng phòng ngừa bướu: Do tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do nên Diệp lục có thể chống viêm, chống tổn thương tế bào, tránh sự phát triển đột biến. 

5.4 Tăng cường chức năng gan và tiêu hóa

Ngoài ra, diệp lục giúp tăng khả năng miễn dịch, giảm viêm loại bỏ dịch mũi, cải thiện hen, ngăn ngừa suy hô hấp, làm đẹp da...

Một số tác dụng, công dụng của diệp lục
Một số tác dụng, công dụng của diệp lục

6 Uống nước diệp lục đúng cách: Nên uống diệp lục vào lúc nào?

6.1 Uống diệp lục có giảm cân không?

Bạn nên uống diệp lục trước khi đi ngủ khoảng 15-20 phút giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn, hỗ trợ đào thải mỡ thừa, rất tốt cho người có ý định giảm cân.

Ngoài ra, bạn cũng có thể uống diệp lục trước bữa ăn trưa khoảng 30 phút giúp hỗ trợ tiêu hóa, đào thải mỡ thừa, giúp giảm cân.

6.2 Đối tượng nên sử dụng diệp lục

  • Người khỏe mạnh mình thường có thể dùng diệp lục giúp giữ vững và tăng cường sức khỏe, phòng ngừa các bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư... Liều dùng 100 mg/ngày.
  • Người thường xuyên ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản sẽ giúp bổ sung chất thiếu hụt do thức ăn nhanh, loại bỏ các chất có nguy cơ gây hại. Liều dùng 200-300 mg/ngày.
  • Người bị các bệnh mạn tính không lây: táo bón, béo phì, thiếu máu... Liều dùng 200 - 300mg.

6.3 Những ai không nên uống diệp lục?

  • Người mắc bệnh Wilson: Bệnh di truyền về chuyển hóa.
  • Bệnh Vaquez: Tăng sinh tủy xương ác tính.
  • Bệnh nhân rối loạn chuyển hóa Porphyrin.

7 Các sản phẩm diệp lục hiện nay

Trên thị trường hiện giờ có rất nhiều sản phẩm Nước diệp lục cô đặc, hay bột diệp lục, vô cùng tiện lợi, bạn chỉ cần đem pha với lượng nước thích hợp hay trực tiếp sử dụng.

Có thể kể đến những sản phẩm sau: Nước diệp lục cô đặc Grants of Australia Chlorophyll Concentrate, Bột diệp lục Unicity,...

8 Tài liệu tham khảo

  • Thực phẩm chức năng Functional Food (Xuất bản năm 2017). CHLOROPHYLL – DIỆP LỤC TỐ trang 509 - 517, Thực phẩm chức năng Functional Food. Truy cập ngày 19 tháng 06 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Diệp Lục (Chlorophyll)

 Slimix Detox (hộp 10 gói)
Slimix Detox (hộp 10 gói)
Liên hệ
Promed Gel
Promed Gel
Liên hệ
Nước tắm gội thảo dược Dr.Papie
Nước tắm gội thảo dược Dr.Papie
Liên hệ
Elemis 500ml
Elemis 500ml
250.000₫
Tắm gội thảo dược Luxbaby
Tắm gội thảo dược Luxbaby
145.000₫
Bột Diệp Lục Family
Bột Diệp Lục Family
Liên hệ
Nhuận tràng 3M
Nhuận tràng 3M
120.000₫
Green Collagen Powder
Green Collagen Powder
380.000₫
Inuphyl
Inuphyl
Liên hệ
Nivea Lovely Lips (hồng đậm)
Nivea Lovely Lips (hồng đậm)
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633