Địa Du (Ngọc Trác - Sangwisorba officinalis L)
7 sản phẩm
Dược sĩ Thu Hà Dược sĩ lâm sàng
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Địa du còn được biết đến với tên gọi là Ngọc Trác, là loại dược liệu được sử dụng rộng rãi, có công dụng cầm máu, chữa các bệnh suy nhược cơ thể, cải thiện tiêu hóa, hạn chế ra mồ hôi trộm, di tinh. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc thông tin chi tiết về Địa du.
1 Tổng quan về dược liệu
1.1 Tên gọi, danh pháp
Tên gọi: Địa du.
Tên khác: Ngọc trác, Ngọc cổ, Địa du thán, Tạc Táo, sanguisorbe officinale, grande pimprenelle (Pháp), Pimpernel (Anh).
Tên khoa học: Sangwisorba officinalis L.
Họ: Rosaceae (Hoa hồng).
Cây có tên là địa du vì địa là đất, du là cây du. Địa du lúc mới mọc lên, lá cây giống với lá cây du, lan khắp trên mặt đất, nên mới được gọi tên như vậy.
1.2 Mô tả thực vật
Địa du là loài cây sống lâu năm. Chiều cao trung bình từ 0,3m đến 1,5m, có những cây có thể cao tới 2m.
Thân cây rỗng, mọc thẳng đứng và nhẵn, ít lá.
Lá địa du có chiều dài từ 30cm - 40cm, lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có từ 5 - 15 lá chét. Lá chét có hình trứng, mép lá có răng cưa to và tù.
Hoa của loài này nhỏ, màu đỏ sẫm, hoa lưỡng tính, mọc thành cụm hình trứng. Thời điểm ra hoa sẽ kéo dài trong suốt cả mùa hè (tháng 7 - 9).
Quả màu nâu nhẵn, có bốn cạnh và chứa một hạt bên trong. Rễ Địa du thường mọc bò ngầm, rễ có màu nâu.
1.3 Phân bố, thu hái, chế biến
Cây Địa du có ở nước ta, chủ yếu được nhập về trồng nhưng số lượng chưa nhiều.
1.4 Bộ phận sử dụng
Toàn cây và rễ cây đều có thể dùng làm thuốc (thường người ta thu hoạch trước khi cây có hoa).
2 Thành phần hoá học
Thành phần chủ yếu tìm thấy ở Địa du là tannin, saponoside và flavon. Người ta dựa vào màu đỏ của hoa từ đó nghĩ đến có thể có tác dụng cầm máu, chảy máu đường tiêu hoá, đường tiểu, thận, ngoài ra còn dùng khi bị ỉa chảy và ra khí hư. Người ta nhận thấy có thể chất tannin là thành phần chính của Địa du.
3 Công dụng
3.1 Theo y học cổ truyền
Tính vị: Theo y học cổ truyền, địa du là vị thuốc có vị đắng, tính hơi hàn (lạnh)
Quy kinh: quy kinh Can, Vị, Đại tràng.
Công năng: giải độc liễm nhọt, lương huyết và chỉ huyết, .
Chủ trị: Địa du không có độc, được dùng làm thuốc cầm máu, chữa các chứng đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, dong huyết, dùng ngoài chữa bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc, ngoài ra còn dùng để chữa ữ tắc sữa, khí hư, đau bụng khi hành kinh.
Cách dùng: Ngày uống thuốc sắc từ 5g -10g. Dùng ngoài không có hạn chế lượng dùng.
3.2 Tác dụng dược lý
Dịch chiết Địa du được chứng minh có tác dụng cầm máu, cải thiện tiêu hóa, rửa vệ sinh vết loét, điều trị khí hư.
4 Bài thuốc có chứa địa y
4.1 Cầm máu
Địa du 7g phối hợp với A giao 3g, Đại táo 50g và Cam Thảo 2g. Đun nước 600ml sắc đến khi chỉ còn 200ml. Sau đó chia làm 3 lần uống trong một ngày (đơn thuốc của Diệp Quyết Tuyền).
4.2 Lao phổi ho ra máu
Địa du sao 12g phối hợp với Bạch mao căn 80g, Sanh cam thảo và Bách thảo sương cùng lấy 8g, lấy nước sắc chia làm nhiều phần để uống nhiều lần trong ngày (Trung y tạp chí 1966, 4:31).
4.3 Bỏng do nước sôi
Dùng rễ Địa du rửa sạch phơi khô, sau đó sao thành than tồn tính tán thành bột mịn, rồi với trộn dầu mè thành cao mềm 50%, trực tiếp bôi vào vết bỏng, dùng nhiều lần trong ngày.
5 Tài liệu tham khảo
1. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Xuất bản năm 2006). Địa du trang 297, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2023.
2. Alexandra-Cristina Tocai Moţoc và cộng sự (Ngày đăng: ngày 16 tháng 12 năm 2022). Evaluation of Polyphenolic Composition and Antimicrobial Properties of Sanguisorba officinalis L. and Sanguisorba minor Scop, Pubmed. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2023.
3. Alexandra Cristina Tocai Moţoc và cộng sự (Ngày đăng: ngày 27 tháng 5 năm 2023). Sanguisorba minor Scop.: An Overview of Its Phytochemistry and Biological Effects, Pubmed. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2023.